Sunday, April 14, 2019

Bài học. Thứ Hai ngày 15 tháng 4, 2019

Trường Bộ Kinh - Dìgha Nikàya
Giảng Sư: TT Giác Đẳng
GIÁO TRÌNH TRƯỜNG BỘ KINH  HƯỚNG DẪN BÀI HỌC NGÀY 15/4/2019 
33. Kinh Phúng tụng (Sangìti sutta)

 
PHÁP NĂM CHI phần 5.3

Iii) Năm dục công đức: Sắc do nhãn nhận thức. Sắc này khả ái, khả hỷ, khả lạc, khả ý, kích thích lòng dục, hấp dẫn. Tiếng do tai nhận thức … Hương do mũi nhận thức … Vị do lưỡi nhận thức … Xúc do thân cảm xúc là khả ái, khả hỷ, khả lạc, khả ý, kích thích lòng dục, hấp dẫn (pañca kāmaguṇā. cakkhuviññeyyā rūpā iṭṭhā kantā manāpā piyarūpā kāmūpasañhitā rajanīyā , sotaviññeyyā saddā... ghānaviññeyyā gandhā... jivhāviññeyyā rasā... kāyaviññeyyā phoṭṭhabbā iṭṭhā kantā manāpā piyarūpā kāmūpasañhitā rajanīyā.).

Chữ kàmaguna dịch chính xác là là dục trưởng dưỡng hay làm tăng trưởng sự ham muốn (mặc dù guṇa cũng có nghĩa là ân lành, ân đức, công đức nhưng ý nghĩa đó không được hiểu ở đây). Năm pháp là tăng trưởng sự ham muốn lả sắc đẹp, tiếng hay, mùi thơm, vị ngon, xúc lạc.
Đoạn kinh sau đây trích từ kinh Tevijja (Tam Minh), Trường Bộ đề cập đến năm dục trưởng dưỡng:
- Cũng vậy, này Vāsaṭṭha, có năm pháp khiến dục lạc tăng thịnh. Năm pháp này được xem là sợi dây xích, sợi dây trói trong giới luật của bậc Thánh. Thế nào là năm? Những sắc pháp do mắt cảm nhận khả ái, mỹ miều, thích thú, hấp dẫn, câu hữu với dục, ái lạc; những tiếng do tai cảm nhận … những hương do mũi cảm nhận … những vị do lưỡi cảm nhận. Những xúc do thân cảm nhận khả ái, mỹ miều, thích thú, hấp dẫn, câu hữu với dục lạc. Này Vāsaṭṭha, năm pháp khiến dục lạc tăng thịnh ấy, được xem là sợi dây xích, sợi dây trói trong giới luật của bậc Thánh. Này Vāsaṭṭha, năm pháp khiến dục lạc tăng thịnh ấy, các Bà-la-môn tinh thông ba tập Vedà chấp trước, mê đắm, bị trói buộc, không thấy nguy hiểm của chúng, không nhận thức sự không thoát ly của chúng, đã tận hưởng năm pháp ấy.


ÌI Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hành

Thảo luận 1. Kinh Bẩy Mồi, Trung Bộ, ghi lại lời Phật dạy: Ở đây, này các Tỷ-kheo, người thợ săn bẫy mồi và những quyến thuộc của người ấy suy nghĩ như sau: "Ðàn nai thứ tư này thật tinh khôn, xảo quyệt. Ðàn nai thứ tư này thật có thần lực và ma quái. Và chúng ăn các đồ mồi được gieo ra mà chúng ta không biết được đường đi lối về của chúng. Vậy chúng ta hãy bao vây xung quanh các đồ mồi được gieo này với những cây cột to lớn và những bẫy sập cùng khắp mọi nơi. Rồi chúng ta có thể thấy được chỗ ẩy  .  Rồi chúng ta có thể thấy được chỗ ẩn nấp của đàn nai thứ tư này, chỗ chúng có thể đi để lấy đồ ăn". Rồi họ bao vây xung quanh các đồ mồi được gieo này với những cây cột to lớn và những bẫy sập cùng khắp mọi nơi. Nhưng này các Tỷ-kheo, người thợ săn bẫy mồi và những quyến thuộc của người ấy đã không thấy được chỗ ẩn nấp của đàn nai thứ tư này, chỗ chúng có thể đi để lấy đồ ăn.
Ở đây, này các Tỷ-kheo, người thợ săn và những quyến thuộc của người ấy lại suy nghĩ như sau: "Nếu chúng ta đánh phá đàn nai thứ tư này, chúng bị đánh phá sẽ đánh phá các đàn nai khác; các đàn nai khác bị đánh phá sẽ đánh phá các đàn nai khác nữa. Như vậy toàn thể đàn nai sẽ từ bỏ các đồ mồi được gieo này. Vậy chúng ta chớ có can thiệp vào đàn nai thứ tư".
Này các Tỷ-kheo, người thợ săn bẫy mồi và những quyến thuộc của người ấy không can thiệp vào đàn nai thứ tư. Như vậy, này các Tỷ-kheo, đàn nai thứ tư đã thoát khỏi như ý lực của người thợ săn bẫy mồi. Đoạn kinh nầy dạy chúng ta nên có thái độ thế nào đối với dục lạc?


TT Tuệ Siêu giảng câu thảo luận 1 - Trung Bộ Kinh (Majjhima Nikaya) Bài 25. Kinh Bẫy mồi (Nivàpa sutta)


Thảo luận 2. Sống trong thời đại có quá nhiều dục lạc vây quanh, con người hôm nay có hạnh phúc hơn tổ tiên thời xưa chăng? - ĐĐ Nguyên Thông

Thảo luận 3. TT Giác Đẳng đúc kết phần thảo luận và trắc nghiệm



 III Trắc Nghiệm

Trắc nghiệm 1. Câu nào sau đây phù hợp với những gì được Phật Pháp giảng dạy:
 A. Sắc đẹp, tiếng hay, mùi thơm, vị ngon, xúc lạc là những gì tạo nên bởi satan tội lỗi để cám dỗ con người /
 B. Sắc đẹp, tiếng hay, mùi thơm, vị ngon, xúc lạc là phước dọ thiện nghiệp quá khứ tạo thành mà là phước thì nên hưởng không nên ruồng bỏ / 
C. Sắc đẹp, tiếng hay, mùi thơm, vị ngon, xúc lạc vui ít, khổ nhiều, nguy hiểm nhiều hơn / 
D. Sắc đẹp, tiếng hay, mùi thơm, vị ngon, xúc lạc chỉ là vật chất không ảnh hưởng nhiều đời sống tinh thần


ĐĐ Pháp Tín cho đáp án trắc nghiệm 1: C

Trắc nghiệm 2. Quá nặng về sự hưởng thụ năm dục trưởng dưỡng tạo nên hệ quả nào sau đây?
 A. Sự truy cầu, thủ đắc dục lạc tăng thịnh là nguyên nhân của chiến tranh, tranh chấp, tàn hại / 
B. Càng thích những điều khả ái, khả ý thì càng bất mãn với những gì không vừa lòng / 
C. Quá nặng vật chất khiến chúng ta dễ xao lãng và đánh mất những giá trị nội tại / 
D. Cả ba câu trên đều đúng

TT Pháp Đăng cho đáp án trắc nghiệm 2: C

Thảo luận 2. Sống trong thời đại có quá nhiều dục lạc vây quanh, con người hôm nay có hạnh phúc hơn tổ tiên thời xưa chăng? - ĐĐ Nguyên Thông
Trắc nghiệm 3. Điều nào sau đây cho thấy “giá trị của đời sống tinh thần”, một cuộc sống ít hưởng thụ ngũ dục?
 A. Bớt tham cầu thì ít căng thẳng /
 B. Tinh thần nhẹ nhàng khiến tâm trí mẫn tiệp / 
C. Càng sống vì hạnh phúc cho tha nhân thì bản thân càng ít khổ/
 D. Cả ba câu trên đều đúng


TT Tuệ Siêu cho đáp án trắc nghiệm 3: A


No comments:

Post a Comment