Trường Bộ Kinh - Dìgha Nikàya
Giảng Sư: TT Giác Đẳng
GIÁO TRÌNH TRƯỜNG BỘ KINH HƯỚNG DẪN BÀI HỌC NGÀY 20/4/2019
33. Kinh Phúng tụng (Sangìti sutta)
PHÁP NĂM CHI phần 5.8
Viii) Năm thượng phần kiết sử: Sắc tham, vô sắc tham, mạn, trạo cử, vô minh (pañca uddhambhāgiyāni saññojanāni — rūparāgo, arūparāgo, māno, uddhaccaṁ, avijjā).
Thượng phần kiết sử - uddhambhāgiyāni saññojanāni - chỉ cho những sự cột trói bền chặt và vi tế chỉ có bậc thánh tứ quả mới đoạn tận. Nên hiểu theo hai cách: Năm sự trói buộc trong đời sống hằng ngày hoặc năm sự trói buộc còn dư sót của bậc thánh A aa hàm..Những kiết sử nầy nếu hiểu là phiền não tồn đọng của bậc A na hàm thì nên hiểu là rất tế nhị như “mạn – màna” không phải hình thức kiêu căng tự phụ của phàm phu mà chỉ là sự so sánh vi tế giữa cá thể nầy với cá thể khác.
Sắc ái – rūparāga- là sự luyến chấp với cảnh thiền sắc giới (không phải là cảnh sắc đối tượng của mắt).
Vô sắc ái – arūparāga -là luyến chấp với cảnh thiền vô sắc.
Mạn – māna – là sự cân phân giữa cá thể nầy với cá thể khác
Phóng dật – uddhacca - ở đây là sự giao động trong cách tế nhị (không phải là buông thả theo cách hiểu bình thường của chữ phóng dật),
Vô minh – avijjā – là nền tảng của tất cả phiền não. Dù còn chút ít phiền não dư sót cũng còn có sự tồn tại của vô minh.
ÌI Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hành
Thảo luận 2. Đối với các thiền chứng sắc giới và vô sắc giới thì còn có “ái” vậy thì đối với Niết bàn có thứ ái chấp như vậy chăng? - TT Tuệ Siêu
Thảo luận 3. Tại sao chư tăng khuyến khích Phật tử bố thí, trì giới để sanh thiên, tu thiền sanh về các cõi thiền nhưng mặt khác thì dạy dục ái, sắc ái, vô sắc ái là phiền não kiết sử? - TT Pháp Đăng
Thảo luận 4. Kiết sử hiểu là giây cột trói. Những ràng buộc của thế gian như danh vọng, bạc tiền, vợ con … sao không thấy kể ở đây? - ĐĐ Pháp Tín
Thảo luận 5. Mười kiết sử chỉ được đoạn tận bởi bốn thánh đạo như vậy phàm phu chúng ta có “hoàn toàn bất lực”? - ĐĐ Nguyên Thông
Thảo luận 6: TT Giác Đẳng đúc kết phần thảo luận
III Trắc Nghiệm
No comments:
Post a Comment