Phật Pháp Vấn Đáp qua Kinh Milindapanha
Giảng Sư: TT Pháp Đăng
Giảng Sư: TT Pháp Đăng
Milinda Vấn Đạo
Câu hỏi của Vua Milinda
Tỳ khưu Nguyệt Thiên dịch
TRẢ ĐÚNG GIÁ THÌ CÁI GÌ CŨNG ĐƯỢC
1. “Thưa ngài Nāgasena, điều này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến:
‘Nếu có thể đạt được lúc thuận tiện hoặc chỗ kín đáo hoặc có được kẻ mời mọc là người vừa ý, tất cả các nữ nhân cũng có thể làm điều xấu xa, với cả người què quặt khi không đạt được kẻ nào khác.’
Và thêm nữa được thuật lại rằng: ‘Người đàn bà tên Amarā, vợ của Mahosadha, đã ở lại trong thôn khi chồng đi xa. Ngồi xuống trong phòng kín, cô quạnh, nàng đã xem chồng như là vị vua và đã không làm điều xấu xa trong khi được mời mọc với một ngàn đồng.’
Thưa ngài Nāgasena, nếu điều đã được nói bởi đức Thế Tôn là:
‘Nếu có thể đạt được lúc thuận tiện hoặc chỗ kín đáo hoặc có được kẻ mời mọc là người vừa ý, tất cả các nữ nhân cũng có thể làm điều xấu xa, với cả người què quặt khi không đạt được kẻ nào khác,’ như thế thì lời nói rằng: ‘Người đàn bà tên Amarā, vợ của Mahosadha, đã ở lại trong thôn khi chồng đi xa. Ngồi xuống trong phòng kín, cô quạnh, nàng đã xem chồng như là vị vua và đã không làm điều xấu xa trong khi được mời mọc với một ngàn đồng’ là sai trái.
Nếu người đàn bà tên Amarā, vợ của Mahosadha, đã ở lại trong thôn khi chồng đi xa. Ngồi xuống trong phòng kín, cô quạnh, nàng đã xem chồng như là vị vua và đã không làm điều xấu xa trong khi được mời mọc với một ngàn đồng, như thế thì lời nói rằng: ‘Nếu có thể đạt được lúc thuận tiện hoặc chỗ kín đáo hoặc có được kẻ mời mọc là người vừa ý, tất cả các nữ nhân cũng có thể làm điều xấu xa, với cả người què quặt khi không đạt được kẻ nào khác’ cũng là sai trái.
Câu hỏi này cũng có cả hai khía cạnh, được dành cho ngài. Nó nên được giải quyết bởi ngài.”
2. “Tâu đại vương, điều này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến:
‘Nếu có thể đạt được lúc thuận tiện hoặc chỗ kín đáo hoặc có được kẻ mời mọc là người vừa ý, tất cả các nữ nhân cũng có thể làm điều xấu xa, với cả người què quặt khi không đạt được kẻ nào khác.’
Và được thuật lại rằng: ‘Người đàn bà tên Amarā, vợ của Mahosadha, đã ở lại trong thôn khi chồng đi xa. Ngồi xuống trong phòng kín, cô quạnh, nàng đã xem chồng như là vị vua và đã không làm điều xấu xa trong khi được mời mọc với một ngàn đồng.’
Tâu đại vương, người đàn bà ấy trong khi nhận được một ngàn đồng có thể làm hành động xấu xa với người nam vừa ý, (hay) nàng ấy có thể không làm nếu có thể đạt được lúc thuận tiện hoặc chỗ kín đáo hoặc có được kẻ mời mọc là người vừa ý?
Tâu đại vương, người đàn bà Amarā ấy, trong khi xem xét, đã không nhìn thấy lúc thuận tiện hoặc chỗ kín đáo hoặc có được kẻ mời mọc là người vừa ý. Nàng đã không nhìn thấy do sợ hãi về sự chê trách ở đời này, đã không nhìn thấy lúc thuận tiện do sợ hãi về địa ngục ở đời sau, đã không nhìn thấy lúc thuận tiện (vì nghĩ rằng): ‘Việc xấu xa có quả thành tựu đắng cay,’ đã không nhìn thấy lúc thuận tiện vì không có ý muốn buông bỏ người yêu, đã không nhìn thấy lúc thuận tiện do sự kính trọng đối với chồng, đã không nhìn thấy lúc thuận tiện trong khi tôn kính Giáo Pháp, đã không nhìn thấy lúc thuận tiện trong khi đang chê trách việc không thánh thiện, đã không nhìn thấy lúc thuận tiện vì không có ý muốn đổ bể việc làm. Nàng đã không nhìn thấy vì nhiều lý do có hình thức như thế.
Còn về chỗ kín đáo, sau khi suy xét ở thế gian, nàng ấy trong khi không nhìn thấy nên đã không làm điều xấu xa. Nếu nàng ấy có thể đạt được chỗ kín đáo đối với loài người, thì có thể không đạt được chỗ kín đáo đối với phi nhân. Nếu có thể đạt được chỗ kín đáo đối với phi nhân, thì có thể không đạt được chỗ kín đáo đối với những vị xuất gia biết được tâm của người khác. Nếu có thể đạt được chỗ kín đáo đối với những vị xuất gia biết được tâm của người khác, thì có thể không đạt được chỗ kín đáo đối với chư Thiên biết được tâm của người khác. Nếu có thể đạt được chỗ kín đáo đối với chư Thiên biết được tâm của người khác, thì có thể không đạt được chỗ kín đáo đối với các điều xấu xa bởi chính mình. Nếu có thể đạt được chỗ kín đáo đối với các điều xấu xa bởi chính mình, thì có thể không đạt được chỗ kín đáo đối với điều phi pháp. Sau khi không đạt được chỗ kín đáo vì nhiều lý do có hình thức như thế, nàng đã không làm điều xấu xa.
Còn về kẻ mời mọc, sau khi xem xét ở thế gian, trong khi không đạt được người vừa ý, nàng ấy đã không làm điều xấu xa.
3. Tâu đại vương, bậc sáng trí Mahosadha được hội đủ với hai mươi tám yếu tố. Được hội đủ với hai mươi tám yếu tố nào? Tâu đại vương, Mahosadha là bậc anh hùng, có tàm, có quý, có tùy tùng, đạt được bạn bè, nhẫn nại, có giới hạnh, nói lời chân thật, đạt được sự thanh tịnh, không giận dữ, không ngã mạn thái quá, không ganh tỵ, có sự tinh tấn, năng nổ (làm phước thiện), hào phóng, rộng rãi, nói năng khéo léo, cư xử khiêm tốn, tế nhị, không gian trá, không xảo quyệt, đạt được sự thông minh vượt bậc, khôn khéo, đạt được kiến thức, có sự tầm cầu lợi ích cho những người nương tựa, được mọi người mong mỏi, có tài sản, có danh vọng. Tâu đại vương, bậc sáng trí Mahosadha được hội đủ với hai mươi tám yếu tố này. Nàng ấy sau khi không đạt được kẻ mời mọc nào khác vừa ý, nàng ấy đã không làm điều xấu xa.”
“Thưa ngài Nāgasena, tốt lắm! Trẫm chấp nhận điều này đúng theo như vậy.”
II. Thảo Luận: Chư Tăng điều hợp.
1. Trong kinh có nhắc đến người phụ nữ không bao giờ biết đủ, thí dụ như về trang sức, về con cái, liên quan đến đời sống thế tục. Thì theo như kinh điển Đức Phật muốn nhắc nhở ở đây là điểm nào? - TT Tuệ Siêu
2. Có người nói rằng sanh làm người nữ la do nghiệp xấu tà dâm, điều đó có đúng với kinh điển chăng? - TT Pháp Tân
3. Có người nói rằng sanh làm người nữ la do nghiệp xấu tà dâm, điều đó có đúng với kinh điển chăng? - TT Pháp Đăng góp ý thêm
2. Có người nói rằng sanh làm người nữ la do nghiệp xấu tà dâm, điều đó có đúng với kinh điển chăng? - TT Pháp Tân
3. Có người nói rằng sanh làm người nữ la do nghiệp xấu tà dâm, điều đó có đúng với kinh điển chăng? - TT Pháp Đăng góp ý thêm
No comments:
Post a Comment