Thursday, October 3, 2013

Bài học, Thứ Năm 3-10-2013

Phật Pháp Vấn Đáp qua Kinh Milindapanha

Giảng Sư: TT Giác Đẳng

Milinda Vn Đo

Câu hỏi của Vua Milinda

Tỳ khưu Nguyệt Thiên dịch

SỰ IM LẶNG CỦA BẬC ĐẠI GIÁC

1. “Thưa ngài Nāgasena, điều này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến: ‘Này Ānanda, không có bàn tay nắm lại của vị thầy ở các giáo lý của đức Như Lai.’ Và thêm nữa khi được trưởng lão Māluṅkyaputta hỏi câu hỏi, Ngài đã không trả lời. Thưa ngài Nāgasena, câu hỏi này có hai đầu mối và sẽ được nương vào một đầu mối: hoặc là do sự không biết hoặc là do việc che giấu. Thưa ngài Nāgasena, nếu điều đã được nói bởi đức Thế Tôn là: ‘Này Ānanda, không có bàn tay nắm lại của vị thầy ở các giáo lý của đức Như Lai,’ như thế thì do không biết mà đã không trả lời cho trưởng lão Māluṅkyaputta. Nếu trong khi biết mà đã không trả lời, như thế thì có bàn tay nắm lại của vị thầy ở các giáo lý của đức Như Lai. Câu hỏi này cũng có cả hai khía cạnh, được dành cho ngài. Nó nên được giải quyết bởi ngài.”

2. “Tâu đại vương, điều này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến: ‘Này Ānanda, không có bàn tay nắm lại của vị thầy ở các giáo lý của đức Như Lai,’ và câu hỏi được hỏi bởi trưởng lão Māluṅkyaputta đã không được trả lời. Nhưng điều ấy không phải do sự không biết, không phải do việc che giấu. Tâu đại vương, đây là bốn cách trả lời câu hỏi. Bốn cách nào? ‘Câu hỏi nên được trả lời dứt khoát, câu hỏi nên được trả lời sau khi phân tích, câu hỏi nên được trả lời bằng sự hỏi lại, câu hỏi nên được đình chỉ.’

Tâu đại vương, câu hỏi nên được trả lời dứt khoát là câu hỏi nào? ‘Có phải sắc là vô thường?’ là câu hỏi nên được trả lời dứt khoát. ‘Có phải thọ là vô thường,’ ‘Có phải tưởng là vô thường,’ ‘Có phải các hành là vô thường,’ ‘Có phải thức là vô thường’ là câu hỏi nên được trả lời dứt khoát. Đây là câu hỏi nên được trả lời dứt khoát.

Câu hỏi nên được trả lời sau khi phân tích là câu hỏi nào? ‘Chẳng lẽ sắc là vô thường’ là câu hỏi nên được trả lời sau khi phân tích. ‘Chẳng lẽ thọ là vô thường,’ ‘Chẳng lẽ tưởng là vô thường,’ ‘Chẳng lẽ các hành là vô thường,’ ‘Chẳng lẽ thức là vô thường’ là câu hỏi nên được trả lời sau khi phân tích. Đây là câu hỏi nên được trả lời sau khi phân tích.

Câu hỏi nên được trả lời bằng sự hỏi lại là câu hỏi nào? ‘Phải chăng nhận thức mọi thứ bằng con mắt?’ Đây là câu hỏi nên được trả lời bằng sự hỏi lại.

Câu hỏi nên được đình chỉ là câu hỏi nào? ‘Thế giới là thường còn’ là câu hỏi nên được đình chỉ. ‘Thế giới là không thường còn,’ ‘Thế giới là có giới hạn,’ ‘Thế giới là không có giới hạn,’ ‘Thế giới là có giới hạn và không có giới hạn,’ ‘Thế giới không phải là có giới hạn và cũng không phải là không có giới hạn,’ ‘Mạng sống là vật ấy thân thể là vật ấy,’ ‘Mạng sống là vật khác thân thể là vật khác,’ ‘Có phải đức Như Lai hiện hữu ở nơi khác sau khi chết,’ ‘Có phải đức Như Lai không hiện hữu ở nơi khác sau khi chết,’ ‘Có phải đức Như Lai hiện hữu và không hiện hữu ở nơi khác sau khi chết,’ ‘Có phải đức Như Lai không hiện hữu và không phải là không hiện hữu ở nơi khác sau khi chết’ là câu hỏi nên được đình chỉ. Đây là câu hỏi nên được đình chỉ.

Tâu đại vương, đức Thế Tôn đã không trả lời câu hỏi nên được đình chỉ ấy của trưởng lão Māluṅkyaputta. Vậy thì vì lý do gì mà câu hỏi ấy là nên được đình chỉ? Không có nguyên nhân hay là lý do cho việc làm sáng tỏ nó, do đó câu hỏi ấy là nên được đình chỉ. Đối với chư Phật Thế Tôn, không có việc thốt lên lời nói không có lý do, không có nguyên nhân.”

“Thưa ngài Nāgasena, tốt lắm! Trẫm chấp nhận điều này đúng theo như vậy.”


II. Thảo Luận: TT Giác Đẳng  điều hợp.


1. Trong trường hợp nào người ta hỏi một câu hỏi mình không trả lời mà hỏi lại người đó? TT Pháp Đăng

2. Tại sao có những câu hỏi mà Đức Phật không trả lời? - ĐĐ Pháp Tín


No comments:

Post a Comment