Phật Pháp Vấn Đáp qua Kinh Milindapanha
Giảng Sư: TT Giác Đẳng
Giảng Sư: TT Giác Đẳng
Milinda Vấn Đạo
Câu hỏi của Vua Milinda
Tỳ khưu Nguyệt Thiên dịch
KHÔNG PHẢI LỜI NÓI DỐI NÀO CŨNG GIỐNG NHAU
1. “Thưa ngài Nāgasena, điều này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến: ‘Khi cố tình nói dối thì phạm tội pārājika.’ Và thêm nữa, Ngài đã nói rằng: ‘Khi cố tình nói dối thì phạm tội nhẹ với việc sám hối trong sự hiện diện của một vị.’ Thưa ngài Nāgasena, vậy thì ở đây có điều gì khác nhau? Lý do gì mà do một lời nói dối thì bị đứt đoạn và do một lời nói dối lại có được sự sửa chữa? Thưa ngài Nāgasena, nếu đức Thế Tôn đã nói rằng: ‘Khi cố tình nói dối thì phạm tội pārājika,’ như thế thì lời nói rằng: ‘Khi cố tình nói dối thì phạm tội nhẹ với việc sám hối trong sự hiện diện của một vị’ là sai trái. Nếu đức Như Lai đã nói rằng: ‘Khi cố tình nói dối thì phạm tội nhẹ với việc sám hối trong sự hiện diện của một vị,’ như thế thì lời nói rằng: ‘Khi cố tình nói dối thì phạm tội pārājika’ cũng là sai trái. Câu hỏi này cũng có cả hai khía cạnh, được dành cho ngài. Nó nên được giải quyết bởi ngài.”
2. “Tâu đại vương, điều này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến: ‘Khi cố tình nói dối thì phạm tội pārājika.’ Và Ngài đã nói rằng: ‘Khi cố tình nói dối thì phạm tội nhẹ với việc sám hối trong sự hiện diện của một vị.’ Và điều ấy là nặng hay nhẹ tùy theo mức độ của sự việc. Tâu đại vương, đại vương nghĩ gì về điều này? Ở đây, có kẻ tung cú đấm bằng bàn tay vào người khác, đại vương xét xử hình phạt gì đối với kẻ ấy?”
“Thưa ngài, nếu người kia nói: ‘Tôi không tha thứ,’ thì chúng tôi sẽ bảo kẻ không được tha thứ ấy mang lại một đồng tiền.”
“Tâu đại vương, trái lại ở đây nếu chính kẻ ấy tung cú đấm bằng bàn tay vào đại vương, thì kẻ ấy chịu hình phạt gì?”
“Thưa ngài, đối với kẻ ấy trẫm có thể bảo chặt bàn tay, cũng có thể bảo chặt bàn chân, có thể bảo chặt theo lối xử trảm đến tận cái đầu, cũng có thể cho tịch thu toàn bộ nhà cửa của kẻ ấy, và thủ tiêu hai bên nội ngoại cho đến bảy đời.”
“Tâu đại vương, vậy thì ở đây có điều gì khác nhau? Lý do gì mà trong việc đấm bằng bàn tay vào một người thì chịu hình phạt nhẹ một đồng tiền, còn trong việc đấm bằng bàn tay vào đại vương thì chịu sự bị chặt bàn tay, sự bị chặt bàn chân, cho đến việc bị chặt theo lối xử trảm đến tận cái đầu, sự tịch thu toàn bộ nhà cửa, sự thủ tiêu hai bên nội ngoại cho đến bảy đời.”
“Thưa ngài, do sự cách biệt giữa loài người.”
“Tâu đại vương, tương tợ y như thế việc cố tình nói dối là nặng hay nhẹ tùy theo mức độ của sự việc.”
“Thưa ngài Nāgasena, tốt lắm! Trẫm chấp nhận điều này đúng theo như vậy.”
II. Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hợp.
1. Trong trường hợp một người tuyên bố mình thành tựu pháp của bậc cao nhân vì lầm tưởng như vậy thì theo giới luật tỳ kheo xử lý thế nào? - TT Pháp Tân
2. Có người xem sự sùng bái vài cá nhân tuy "quá lố" nhưng lại là "phương tiện huyền xão" đưa người đến với đạo thì cái nhìn đó có chấp nhận được chăng? - TT Pháp Đăng
3:Một vi tỳ kheo tự nhận khả năng coi bói, xem phong thuỷ, sử dụng được bùa chú thì có nằm trong điều "khoe pháp bậc cao nhơn" chăng? - ĐĐ Pháp Tín
4. Một vị tỳ kheo không nói là mình có thần thông nhưng "quảng cáo" sự linh thiêng của pho tượng Phật mình có nhằm trục lợi thì có nằm trong điều "nói dối nghiêm trọng"? - TT Tuệ Siêu
5. Khi mình biết một người khoe pháp cao nhơn vì trục lợi thì mình có nên lên tiếng chăng? - TT Tuệ Siêu
2. Có người xem sự sùng bái vài cá nhân tuy "quá lố" nhưng lại là "phương tiện huyền xão" đưa người đến với đạo thì cái nhìn đó có chấp nhận được chăng? - TT Pháp Đăng
3:Một vi tỳ kheo tự nhận khả năng coi bói, xem phong thuỷ, sử dụng được bùa chú thì có nằm trong điều "khoe pháp bậc cao nhơn" chăng? - ĐĐ Pháp Tín
4. Một vị tỳ kheo không nói là mình có thần thông nhưng "quảng cáo" sự linh thiêng của pho tượng Phật mình có nhằm trục lợi thì có nằm trong điều "nói dối nghiêm trọng"? - TT Tuệ Siêu
5. Khi mình biết một người khoe pháp cao nhơn vì trục lợi thì mình có nên lên tiếng chăng? - TT Tuệ Siêu
6. Một người khai thác niềm tin của người khác vì mưu cầu danh lợi thì quả nghiệp đời sau thế nào? - TT Pháp Đăng
7. Trong một giai đoạn hay quốc độ có quá nhiều niềm tin tà mị giữa những người Phật tử, Phải chăng là dấu hiện suy vi của chánh pháp? - TT Pháp Tân
8. Chúng ta có cần những điều "phi thường" để tăng tiến trong sự tu tập chăng? - TT Pháp Đăng
7. Trong một giai đoạn hay quốc độ có quá nhiều niềm tin tà mị giữa những người Phật tử, Phải chăng là dấu hiện suy vi của chánh pháp? - TT Pháp Tân
8. Chúng ta có cần những điều "phi thường" để tăng tiến trong sự tu tập chăng? - TT Pháp Đăng
No comments:
Post a Comment