Phật Pháp Vấn Đáp qua Kinh Milindapanha
Giảng Sư: TT Pháp Tân
Giảng Sư: TT Pháp Tân
Milinda Vấn Đạo
Câu hỏi của Vua Milinda
Tỳ khưu Nguyệt Thiên dịch
ĐỨC PHẬT VÀ SỰ TÁN DƯƠNG
1. “Thưa ngài Nāgasena, điều này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến: ‘Này các tỳ khưu, nếu những người khác nói lời ca ngợi về Ta, nói lời ca ngợi về Giáo Pháp hoặc về Hội Chúng, trong trường hợp ấy các ngươi không nên thể hiện nỗi vui mừng, niềm hoan hỷ, hay tâm trạng phấn khởi của tâm.’
Và thêm nữa, trong khi lời ca ngợi đúng theo sự thật của Bà-la-môn Sela đang được nói lên, đức Như Lai đã vui mừng, hoan hỷ, phấn khởi tuyên dương nhiều hơn, trội hơn về đức hạnh của bản thân rằng:
‘Này Sela, Ta là đức vua, đấng Pháp vương vô thượng. Ta chuyển vận bánh xe theo Giáo Pháp, là bánh xe không thể bị chuyển vận nghịch lại.’
Thưa ngài Nāgasena, nếu đức Thế Tôn đã nói rằng: ‘Này các tỳ khưu, nếu những người khác nói lời ca ngợi về Ta, nói lời ca ngợi về Giáo Pháp hoặc về Hội Chúng, trong trường hợp ấy các ngươi không nên thể hiện nỗi vui mừng, niềm hoan hỷ, hay tâm trạng phấn khởi của tâm,’ như thế thì lời nói rằng: ‘Trong khi lời ca ngợi đúng theo sự thật của Bà-la-môn Sela đang được nói lên, đức Như Lai đã vui mừng, hoan hỷ, phấn khởi tuyên dương nhiều hơn, trội hơn về đức hạnh của bản thân’ là sai trái.
Nếu trong khi lời ca ngợi đúng theo sự thật của Bà-la-môn Sela đang được nói lên, đức Như Lai đã vui mừng, hoan hỷ, phấn khởi tuyên dương nhiều hơn, trội hơn về đức hạnh của bản thân, như thế thì lời nói rằng: ‘Này các tỳ khưu, nếu những người khác nói lời ca ngợi về Ta, nói lời ca ngợi về Giáo Pháp hoặc về Hội Chúng, trong trường hợp ấy các ngươi không nên thể hiện nỗi vui mừng, niềm hoan hỷ, hay tâm trạng phấn khởi của tâm’ cũng là sai trái. Câu hỏi này cũng có cả hai khía cạnh, được dành cho ngài. Nó nên được giải quyết bởi ngài.”
2. “Tâu đại vương, điều này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến: ‘Này các tỳ khưu, nếu những người khác nói lời ca ngợi về Ta, nói lời ca ngợi về Giáo Pháp hoặc về Hội Chúng, trong trường hợp ấy các ngươi không nên thể hiện nỗi vui mừng, niềm hoan hỷ, hay tâm trạng phấn khởi của tâm.’ Và trong khi lời ca ngợi đúng theo sự thật của Bà-la-môn Sela đang được nói lên, Ngài đã tuyên dương nhiều hơn, trội hơn về đức hạnh của bản thân rằng:
‘Này Sela, Ta là đức vua, đấng Pháp vương vô thượng. Ta chuyển vận bánh xe theo Giáo Pháp, là bánh xe không thể bị chuyển vận nghịch lại.’
Tâu đại vương, trong khi đang giải thích về hiện tướng của bản thể luôn cả cốt lõi, về bản thể, về sự hiển hiện, về sự hiện hữu, về thực thể, về trạng thái thật của Giáo Pháp, đức Thế Tôn đã nói lên câu thứ nhất rằng: ‘Này các tỳ khưu, nếu những người khác nói lời ca ngợi về Ta, nói lời ca ngợi về Giáo Pháp hoặc về Hội Chúng, trong trường hợp ấy các ngươi không nên thể hiện nỗi vui mừng, niềm hoan hỷ, hay tâm trạng phấn khởi của tâm.’
Trái lại, trong khi lời ca ngợi đúng theo sự thật của Bà-la-môn Sela đang được nói lên, đức Thế Tôn đã tuyên dương nhiều hơn, trội hơn về đức hạnh của bản thân rằng: ‘Này Sela, Ta là đức vua, đấng Pháp vương vô thượng,’ điều ấy không do nhân lợi lộc, không do nhân danh vọng, không do nhân phe nhóm, không vì lòng mong mỏi đệ tử. Khi ấy, vì lòng thương tưởng, vì lòng bi mẫn, vì ước muốn điều lợi ích (nghĩ rằng): ‘Như vầy sẽ có sự lãnh hội cho người này và ba trăm thanh niên Bà-la-môn,’ nên Ngài đã công bố nhiều hơn, vượt trội hơn về đức hạnh của bản thân rằng: ‘Này Sela, Ta là đức vua, đấng Pháp vương vô thượng.’”
“Thưa ngài Nāgasena, tốt lắm! Trẫm chấp nhận điều này đúng theo như vậy.”
Câu hỏi về việc nói lời ca ngợi là thứ mười
II. Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hợp.
1. Có nên phủ nhận một lời khen thành thật vì sự khiêm tốn? - ĐĐ Pháp Tín
2. TT Giác Đẳng chia sẻ thêm về bài học
3. Phải chăng bậc thánh thấp không thể hiểu rõ bậc thánh cao hơn nhưng ngược lại thì bậc thánh cao có thể hiểu rõ bậc thâp hơn? TT Pháp Đăng
4. Thế nào là sự hạn hữu của một vị Chánh Đẳng Chánh Giác? TT Tuệ Siêu
5. Niệm Phật và sự cảm nhận qua ân đức Phật qua suy tư khác biệt thế nào? - TT Tuệ Quyền
2. TT Giác Đẳng chia sẻ thêm về bài học
3. Phải chăng bậc thánh thấp không thể hiểu rõ bậc thánh cao hơn nhưng ngược lại thì bậc thánh cao có thể hiểu rõ bậc thâp hơn? TT Pháp Đăng
4. Thế nào là sự hạn hữu của một vị Chánh Đẳng Chánh Giác? TT Tuệ Siêu
5. Niệm Phật và sự cảm nhận qua ân đức Phật qua suy tư khác biệt thế nào? - TT Tuệ Quyền
No comments:
Post a Comment