Phật Pháp Vấn Đáp qua Kinh Milindapanha
Giảng Sư: TT Tuệ Siêu
Giảng Sư: TT Tuệ Siêu
Milinda Vấn Đạo
Câu hỏi của Vua Milinda
Tỳ khưu Nguyệt Thiên dịch
HAI SỰ TRẠNG CỦA KHÔNG Ý THỨC VỀ HÀNH ĐỘNG
1. “Thưa ngài Nāgasena, ngài nói rằng: ‘Người nào giết hại mạng sống trong khi không biết, người ấy tạo ra tội trầm trọng hơn.’ Và thêm nữa, ở phần quy định về Luật đức Thế Tôn đã nói như vầy: ‘Người không biết thì không vi phạm tội.’ Thưa ngài Nāgasena, nếu người giết hại mạng sống trong khi không biết thì tạo ra tội trầm trọng hơn, như thế thì lời nói rằng: ‘Người không biết thì không vi phạm tội’ là sai trái. Nếu người không biết thì không vi phạm tội, như thế thì lời nói rằng: ‘Người giết hại mạng sống trong khi không biết thì tạo ra tội trầm trọng hơn’ cũng là sai trái. Câu hỏi này cũng có cả hai khía cạnh, khó vượt trội, khó vượt qua, được dành cho ngài. Nó nên được giải quyết bởi ngài.”
2. “Tâu đại vương, điều này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến: ‘Người nào giết hại mạng sống trong khi không biết, người ấy tạo ra tội trầm trọng hơn.’ Và thêm nữa, ở phần quy định về Luật đức Thế Tôn đã nói như vầy: ‘Người không biết thì không vi phạm tội.’ Tuy nhiên, trường hợp ấy có sự khác biệt về ý nghĩa. Sự khác biệt về ý nghĩa ở đây là thế nào? Tâu đại vương, có loại tội vi phạm có sự nhận thức, có loại tội vi phạm không có sự nhận thức. Tâu đại vương, điều đã được đức Thế Tôn nói rằng: ‘Người không biết thì không vi phạm tội’ có liên quan đến loại tội ấy, là loại tội vi phạm có sự nhận thức.”
“Thưa ngài Nāgasena, tốt lắm! Trẫm chấp nhận điều này đúng theo như vậy.”
II. Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hợp.
1. Một người mắng chửi, đánh đập làm tổn thương một người mà không biết người đó là cha mẹ mình thì có bị tội nghiệp nặng không? - TT Tuệ Siêu
2. Không biết nhân quả của hành động có phải là "sự không biết" đề cập trong bài học hôm nay chăng? Vi dụ một người thường kể chuyện tiếu lâm hay ca hát làm tâm người khác phóng dật nhưng TIN rằng mình đang thi ân bố đức cho đời - TTTuệ Siêu
3-Trên phương diện giới luật một tỳ kheo làm điều sai với luật nhưng không biết đó là điều cấm trong giới luật (thí dụ xa y Tăng Già Lê trước rạng đông) thi có vi phạm học giới chăng? - TT Tuệ Siêu
4:Một người am tường giới luật nhưng không nắm rõ tình hình như nghĩ rằng "mình đang xài vật dụng của pháp hữu BẰNG CÁCH THÂN THIẾT" nhưng thực tế không phải vậy thì có phạm tội chăng? - TT Tuệ Siêu
5: Một người cày ruộng không cố ý sát hại sinh vật nhưng BIẾT RÕ hễ cày ruộng thì phải có sự giết hại (biết rõ nhưng không có ý giết) thì nghiệp quả thế nảo? - TT Tuệ Siêu
6. Tất cả tơ lụa được sản xuất bằng cách nuôi tằm rồi giết (bằng cách luộc chín "cái kén") vậy người dùng tơ lụa có bị liên đới nghiệp quả chăng? TT Tuệ Siêu
7. Một người cố ý sát sanh nhưng sinh vật đó chưa chết thì nghiệp quả thế nào? TT Tuệ Siêu
8. Một người chưởi bới người khác do vấn đề tâm thần có tạo nghiệp chăng? (chưa phải điên loạn nhưng có tật ưa chửi bới) TTTuệ Quyền
9: Làm tổn thương người khác do sự nghi ngờ thì có tạo nghiệp năng chăng? (không phải cố ý chỉ vì đa nghi mà ra) - TT Pháp Đăng
?
No comments:
Post a Comment