Sunday, October 13, 2013

Bài học, Thứ Hai 14-10-2013

Phật Pháp Vấn Đáp qua Kinh Milindapanha

Giảng Sư: TT Tuệ Siêu

Milinda Vn Đo

Câu hỏi của Vua Milinda

Tỳ khưu Nguyệt Thiên dịch

CHỮ NGHĨA BẤT ĐỊNH NGHĨA


1. “Thưa ngài Nāgasena, điều này cũng đã được đức Như Lai nói đến: 

‘Này Bà-la-môn, nguyên nhân của điều gì mà ngươi, là người có sự tinh tấn đã được ra sức, thường xuyên không xao lãng, lại hỏi han cây cối về sự ngủ nghỉ thoải mái trong khi biết rằng cây này là loài không có tâm tư, không nghe, không biết?’ 

Và thêm nữa, Ngài đã nói rằng: 

‘Cây phandana đã tức thời đáp lại rằng: - Tôi cũng có lời trình. Này Bhāradvāja, hãy lắng nghe tôi.’ 

Thưa ngài Nāgasena, nếu cây cối là không có tâm tư, như thế thì lời nói rằng: ‘Cây phandana đã chuyện trò với Bhāradvāja’ là sai trái. Nếu cây phandana đã chuyện trò với Bhāradvāja, như thế thì lời nói rằng: ‘Cây cối là không có tâm tư’ cũng là sai trái. Câu hỏi này cũng có cả hai khía cạnh, được dành cho ngài. Nó nên được giải quyết bởi ngài.” 

2. “Tâu đại vương, điều này cũng đã được đức Như Lai nói đến: ‘Cây cối là không có tâm tư.’ Và cây phandana đã chuyện trò với Bhāradvāja. Tuy nhiên, lời nói ấy đã được nói theo cách diễn đạt của thế gian. Tâu đại vương, đối với cây cối không có tâm tư không có việc gọi là chuyện trò. Tâu đại vương, tuy nhiên ở cây ấy có thiên nhân ngự. Cái từ gọi ‘cây’ ấy là ám chỉ vị thiên nhân. Và nói ‘cây cối trò chuyện,’ đấy là quy định của thế gian. Tâu đại vương, giống như chiếc xe kéo được chất đầy lúa thì người ta gọi là ‘xe lúa,’ tuy rằng chiếc xe kéo ấy làm bằng gỗ. Do tính chất đã được chất đống của lúa ở chiếc xe kéo ấy mà người ta gọi là ‘xe lúa.’ Tâu đại vương, tương tợ y như thế cây cối không trò chuyện. Cây cối không có tâm tư. Tuy nhiên, ở cây ấy có thiên nhân ngự. Cái từ gọi ‘cây’ ấy là ám chỉ vị thiên nhân. Và ‘cây cối trò chuyện,’ đấy là quy định của thế gian. 

3. Tâu đại vương, hoặc là giống như trong khi khuấy sữa đông thì gọi là: ‘Tôi khuấy bơ.’ Vật mà người ấy khuấy không phải là bơ. Người ấy đang khuấy chính là sữa đông nhưng lại nói là: ‘Tôi khuấy bơ.’ Tâu đại vương, tương tợ y như thế cây cối không trò chuyện. Cây cối không có tâm tư. Tuy nhiên, ở cây ấy có thiên nhân ngự. Cái từ gọi ‘cây’ ấy là ám chỉ vị thiên nhân. Và ‘cây cối trò chuyện,’ đấy là quy định của thế gian. Tâu đại vương, giống như người đang tạo ra vật chưa hình thành thì nói là: ‘Tôi tạo ra vật đã hình thành.’ Nói về vật chưa thành tựu là: ‘Vật đã thành tựu;’ như vậy điều ấy là cách diễn đạt của thế gian. Tâu đại vương, tương tợ y như thế cây cối không trò chuyện. Cây cối không có tâm tư. Tuy nhiên, ở cây ấy có thiên nhân ngự. Cái từ gọi ‘cây’ ấy là ám chỉ vị thiên nhân. Và ‘cây cối trò chuyện,’ đấy là quy định của thế gian. Tâu đại vương, đức Như Lai thuyết giảng Giáo Pháp cho chúng sanh cũng theo y như cách diễn đạt của thế gian mà người ta thường nói.” 

“Thưa ngài Nāgasena, tốt lắm! Trẫm chấp nhận điều này đúng theo như vậy.” 



II. Thảo Luận: TT Giác Đẳng  điều hợp.

 1. Đã là Phật thì không còn thành đạo nữa vậy có thể nói là Phật thành đạo chăng? - TT Pháp Tân
 2 :Những danh từ Diêm Vương (Yama), Ma vương (mara) ... có phải là chúng sanh thực sự hay chỉ là cách nói nhân cách hoá? - ĐĐ Pháp Tín

3. Có những từ vựng rất quen dùng với người đời nhưng rất sai theo Phật Pháp như đầu thai (thay vi tục sinh) hay số phận an bài (thay vì do nghiệp quá khứ) thì có nên chấp nhận một cách tương đối chăng? - TT Pháp Đăng

4. Xin trưng dẫn một số thí dụ về những từ vựng của Bà la môn giáo được Đức Phật dùng với ý nghĩa khác - TT Tuệ Siêu

 5. Nên quan niệm thế nào khi dùng từ vựng Phật học Hán Việt để chuyển tải ý nghĩa Tam Tạng Pali? - TT Tuệ Siêu






No comments:

Post a Comment