Phật Pháp Vấn Đáp qua Kinh Milindapanha
Giảng Sư: TT Pháp Đăng
Giảng Sư: TT Pháp Đăng
Milinda Vấn Đạo
Câu hỏi của Vua Milinda
Tỳ khưu Nguyệt Thiên dịch
TRÁNH MẶT KHÔNG HẲN VÌ SỢ HÃI
1. “Thưa ngài Nāgasena, điều này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến: ‘Các vị A-la-hán có sự sợ hãi và run rẩy đã được xa lìa.’ Và thêm nữa ở thành Rājagaha năm trăm bậc Lậu Tận, sau khi nhìn thấy con voi Dhanapālaka đang lao đến gần đức Thế Tôn, đã rời bỏ đấng Chiến Thắng cao quý và đã tản mác khắp các phương ngoại trừ một vị là trưởng lão Ānanda. Thưa ngài Nāgasena, phải chăng các vị A-la-hán ấy đã tản mác vì sợ hãi? Hay là đã tản mác với ước muốn được chứng kiến thần thông không thể đo lường, vĩ đại, không thể sánh bằng của đức Như Lai?
Thưa ngài Nāgasena, nếu điều đã được nói bởi đức Thế Tôn là: ‘Các vị A-la-hán có sự sợ hãi và run rẩy đã được xa lìa,’ như thế thì lời nói rằng: ‘Ở thành Rājagaha năm trăm bậc Lậu Tận, sau khi nhìn thấy con voi Dhanapālaka đang lao đến gần đức Thế Tôn, đã rời bỏ đấng Chiến Thắng cao quý và đã tản mác khắp các phương ngoại trừ một vị là trưởng lão Ānanda’ là sai trái. Nếu ở thành Rājagaha năm trăm bậc Lậu Tận, sau khi nhìn thấy con voi Dhanapālaka đang lao đến gần đức Thế Tôn, đã rời bỏ đấng Chiến Thắng cao quý và đã tản mác khắp các phương ngoại trừ một vị là trưởng lão Ānanda, như thế thì lời nói rằng: ‘Các vị A-la-hán có sự sợ hãi và run rẩy đã được xa lìa’ cũng là sai trái. Câu hỏi này cũng có cả hai khía cạnh, được dành cho ngài. Nó nên được giải quyết bởi ngài.”
2. “Tâu đại vương, điều này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến: ‘Các vị A-la-hán có sự sợ hãi và run rẩy đã được xa lìa.’ Và ở thành Rājagaha năm trăm bậc Lậu Tận, sau khi nhìn thấy con voi Dhanapālaka đang lao đến gần đức Thế Tôn, đã rời bỏ đấng Chiến Thắng cao quý và đã tản mác khắp các phương ngoại trừ một vị là trưởng lão Ānanda. Tuy nhiên, điều ấy không do sự sợ hãi, cũng không phải do sự mong muốn để khiến cho đức Thế Tôn bị ngã gục.
Tâu đại vương, do nhân nào các vị A-la-hán có thể bị sợ hãi hoặc có thể bị run rẩy, nhân ấy đã được trừ tuyệt ở các vị A-la-hán; vì thế các vị A-la-hán có sự sợ hãi và run rẩy đã được xa lìa. Tâu đại vương, vậy thì đại địa cầu có bị sợ hãi trong khi (bị) đào xới, trong khi (bị) đổ vỡ, trong khi nâng đỡ biển cả, núi non, và đỉnh núi?”
“Thưa ngài, không có.”
“Tâu đại vương, vì lý do gì?”
“Thưa ngài, nhân nào khiến cho đại địa cầu có thể bị sợ hãi hay bị run rẩy thì nhân ấy không có ở đại địa cầu.”
“Tâu đại vương, tương tợ y như thế nhân nào khiến cho các vị A-la-hán có thể bị sợ hãi hay bị run rẩy thì nhân ấy không có ở các vị A-la-hán. Tâu đại vương, vậy thì đỉnh núi có bị sợ hãi trong khi (bị) nứt nẻ, trong khi (bị) đổ vỡ, trong khi sụp xuống, hoặc trong khi (bị) đốt nóng bởi ngọn lửa?”
“Thưa ngài, không có.”
“Tâu đại vương, vì lý do gì?”
3. “Thưa ngài, nhân nào khiến cho đỉnh núi có thể bị sợ hãi hay bị run rẩy thì nhân ấy không có ở đỉnh núi.”
“Tâu đại vương, tương tợ y như thế nhân nào khiến cho các vị A-la-hán có thể bị sợ hãi hay bị run rẩy thì nhân ấy không có ở các vị A-la-hán. Tâu đại vương, nếu như tất cả những ai đó được gộp vào thành phần chúng sanh ở trăm ngàn thế giới, với bàn tay cầm gươm, đuổi theo và dọa dẫm một vị A-la-hán, thì cũng không có bất cứ điều gì đổi khác ở tâm của vị A-la-hán. Vì lý do gì? Bởi vì sự không thực tế và tính chất không hợp lý. Tâu đại vương, hơn nữa các vị A-la-hán ấy đã có ý nghĩ suy tầm như vầy: ‘Hôm nay, khi bậc cao quý và ưu tú của loài người, đấng Chiến Thắng anh hùng cao quý, đã tiến vào thành phố cao quý ở trên con đường thì con voi Dhanapālakaka sẽ lao đến. Điều không nghi ngờ là vị thị giả sẽ không rời bỏ vị Chúa của chư Thiên. Nếu tất cả chúng ta sẽ không rời bỏ đức Thế Tôn thì đức tính của Ānanda sẽ không được thể hiện, và chủ yếu là con long tượng sẽ không tự tiến đến gần đức Như Lai. Vậy chúng ta hãy tránh ra xa. Điều này là như vậy, sẽ có sự giải thoát khỏi sự trói buộc của phiền não cho đám đông người, và đức tính của Ānanda sẽ được thể hiện.’ Như vậy, sau khi nhìn thấy sự lợi ích, các vị A-la-hán ấy đã tản mác khắp các phương.”
“Thưa ngài Nāgasena, câu hỏi đã khéo được phân giải. Điều ấy là như vậy, không có sự sợ hãi hoặc sự run rẩy đối với các vị A-la-hán. Các vị A-la-hán ấy, sau khi nhìn thấy sự lợi ích, đã tản mác khắp các phương”
II. Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hợp.
1. Tôn giả Ananda bước tới phía truớc bảo vệ Đức Phật phải chăng vì nghĩ rằng Đức Phật không đủ khả năng tự bảo vệ? - ĐĐ Pháp Tín
2. Tại sao có những trường hợp ngoại đạo hủy báng do tà kiến thì Đức Thế Tôn không dùng tâm từ cảm hoá như với voi cuồng nộ? - TT Pháp Đăng
3. Tại sao chư vị A La Hán thánh đệ tử của Đức Phật muốn tôn giả Ananda thể hiện tư cách thị gỉả của mình? - TT Pháp Đăng
4. Phải chăng các bậc đoạn tận lậu hoặc không còn sợ hãi vì không còn ngã chấp? - TT Giác Đẳng
5. Sự thương quý thầy tổ đến mức dám đem thân mình ra bảo vệ phải chăng cũng là sự dính mắc? - TT Pháp Đăng
6. Tại sao một vị Chánh Đẳng Chánh Giác không thể mạng chung vì tai nạn? - TT Pháp Đăng
2. Tại sao có những trường hợp ngoại đạo hủy báng do tà kiến thì Đức Thế Tôn không dùng tâm từ cảm hoá như với voi cuồng nộ? - TT Pháp Đăng
3. Tại sao chư vị A La Hán thánh đệ tử của Đức Phật muốn tôn giả Ananda thể hiện tư cách thị gỉả của mình? - TT Pháp Đăng
4. Phải chăng các bậc đoạn tận lậu hoặc không còn sợ hãi vì không còn ngã chấp? - TT Giác Đẳng
5. Sự thương quý thầy tổ đến mức dám đem thân mình ra bảo vệ phải chăng cũng là sự dính mắc? - TT Pháp Đăng
6. Tại sao một vị Chánh Đẳng Chánh Giác không thể mạng chung vì tai nạn? - TT Pháp Đăng
No comments:
Post a Comment