Thursday, October 17, 2013

Bài học, Thứ Sáu 18-10-2013

Phật Pháp Vấn Đáp qua Kinh Milindapanha

Giảng Sư: ĐĐ Pháp Tín

Milinda Vn Đo

Câu hỏi của Vua Milinda

Tỳ khưu Nguyệt Thiên dịch

PHÁP BẤT ĐỊNH PHÁP

1. “Thưa ngài Nāgasena, điều này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến: ‘Do sự cạn kiệt của các lậu hoặc mà trở thành vị Sa-môn.’ Và thêm nữa, Ngài đã nói rằng:

‘Vị có trạng thái đã sở hữu bốn pháp, đương nhiên thế gian đã gọi vị ấy là Sa-môn.’

Trong trường hợp ấy, bốn pháp này là: kham nhẫn, hạn chế về vật thực, dứt trừ hẳn sự thỏa thích, không sở hữu bất cứ vật gì. Tuy nhiên, người có lậu hoặc chưa được đoạn diệt, thậm chí còn ô nhiễm, vẫn có tất cả các pháp này. Thưa ngài Nāgasena, nếu do sự đoạn tận của các lậu hoặc mà trở thành vị Sa-môn, như thế thì lời nói rằng: ‘Vị có trạng thái đã sở hữu bốn pháp, đương nhiên thế gian đã gọi vị ấy là Sa-môn’ là sai trái. Nếu được thành tựu bốn pháp là trở thành vị Sa-môn, như thế thì lời nói rằng: ‘Do sự cạn kiệt của các lậu hoặc mà trở thành vị Sa-môn’ cũng là sai trái. Câu hỏi này cũng có cả hai khía cạnh, được dành cho ngài. Nó nên được giải quyết bởi ngài.”

2. “Tâu đại vương, điều này cũng đã được đức Thế Tôn nói đến: ‘Do sự cạn kiệt của các lậu hoặc mà trở thành vị Sa-môn.’ Và đức Thế Tôn đã nói rằng: ‘Vị có trạng thái đã sở hữu bốn pháp, đương nhiên thế gian đã gọi vị ấy là Sa-môn.’ Tâu đại vương, lời nói này đây đã được nói về phương diện đức hạnh của những con người ấy đấy: ‘Vị có trạng thái đã sở hữu bốn pháp, đương nhiên thế gian đã gọi vị ấy là Sa-môn.’ Còn đây là lời nói trọn vẹn: ‘Do sự cạn kiệt của các lậu hoặc mà trở thành vị Sa-môn.’ Hơn nữa tâu đại vương, liên quan và đề cập đến tất cả những vị đã thực hành nhằm làm an tịnh các phiền não thì vị Sa-môn có lậu hoặc đã cạn kiệt được gọi là hạng nhất.

Tâu đại vương, giống như trong số bất cứ các loài hoa nào sống ở nước hoặc sống ở đất liền, thì hoa nhài được gọi là hạng nhất. Hơn nữa, liên quan và đề cập đến tất cả các loài hoa nào đó còn lại, đủ các hạng, thì chỉ riêng hoa nhài là được con người mong cầu, ước muốn. Tâu đại vương, tương tợ y như thế liên quan và đề cập đến tất cả những vị đã thực hành nhằm làm an tịnh các phiền não thì vị Sa-môn có lậu hoặc đã cạn kiệt được gọi là hạng nhất.

Tâu đại vương, hoặc là giống như trong số tất cả các loại hạt thì gạo sāli được gọi là hạng nhất. Liên quan và đề cập đến bất cứ các loại hạt còn lại, đủ các hạng, là các loại vật thực nhằm nuôi dưỡng cơ thể, thì chỉ riêng gạo sāli được gọi là hạng nhất trong số các loại ấy. Tâu đại vương, tương tợ y như thế liên quan và đề cập đến tất cả những vị đã thực hành nhằm làm an tịnh các phiền não thì vị Sa-môn có lậu hoặc đã cạn kiệt được gọi là hạng nhất.”

“Thưa ngài Nāgasena, tốt lắm! Trẫm chấp nhận điều này đúng theo như vậy.”

Câu hỏi về vị Sa-môn cao quý hạng nhất là thứ chín.


II. Thảo Luận: TT Giác Đẳng  điều hợp.

1. Chữ sa môn trong "bốn bậc sa môn" nên được hiểu thế nào? - TT Pháp Đăng
 2. Sa di (samanera) được hiểu là "sa môn tử" vậy phải chăng trong Phật Pháp từ ngữ sa môn đồng nghĩa với chữ tỳ kheo? - TT Tuệ Siêu
3. Chữ sa môn trong câu " hội chúng sa môn, bà la môn" có nghĩa là gì? - TT Tuệ Siêu
 4: Năm ý nghĩa nầy được nhấn mạnh trong kinh điển về ý nghĩa chữ sa môn: a. Người thanh tịnh hoá thân tâm, b. Người sống vô hại với chúng sanh, c. Người sống không chấp thủ vật sở hữu, d. Người sống với hạnh du phương, e. Người sống hướng cầu giải thoát. Phải chăng cần có đủ cả năm yếu tính đó mới gọi là sa môn? - TT Tuệ Siêu
 5. Phải chăng các từ vựng Phật học không nhất thiết chỉ có một định nghĩa? - TT Tuệ Siêu
6: Phải chăng đời sống phạm hạnh đồng nghĩa với sa môn hạnh? - ĐĐ Pháp Tín









No comments:

Post a Comment