Kinh Tiểu Tụng - Khuddakapàtha
Giảng Sư: TT Tuệ Quyền
V. Kinh Ðiềm Lành (Mangala Sutta)
Chi Pháp 1 - Không thân cận kẻ ngu,
Chi Pháp 1 - Không thân cận kẻ ngu,
Như vầy tôi nghe:
Một thời Thế Tôn trú tại Sàvatthi, ở Jetavana, khu vườn ông Anàthapindika. Rồi một Thiên tử, khi đêm đã gần mãn, với dung sắc thù thắng chói sáng toàn vùng Jetavana, đi đến Thế Tôn, sau khi đến đảnh lễ Thế Tôn rồi đứng một bên. Ðứng một bên, vị Thiên tử ấy bạch Thế Tôn với bài kệ:
Thiên tử:
1. Nhiều Thiên tử và người,
Suy nghĩ đến điềm lành,
Mong ước và đợi chờ,
Một nếp sống an toàn,
Xin Ngài hãy nói lên,
Về điềm lành tối thượng.
(Ðức Phật giảng:)
2. Không thân cận kẻ ngu,
Nhưng gần gũi bậc Trí,
Ðảnh lễ người đáng lễ,
Là điềm lành tối thượng.
3. Ở trú xứ thích hợp,
Công đức trước đã làm,
Chân chánh hướng tự tâm,
Là điềm lành tối thượng.
4. Học nhiều, nghề nghiệp giỏi,
Khéo huấn luyện học tập,
Nói những lời khéo nói,
Là điềm lành tối thượng.
5. Hiếu dưỡng mẹ và cha,
Nuôi nấng vợ và con.
Làm nghề không rắc rối,
Là điềm lành tối thượng.
6. Bố thí, hành, đúng pháp,
Săn sóc các bà con,
Làm nghiệp không lỗi lầm,
Là điềm lành tối thượng.
7. Chấm dứt, từ bỏ ác,
Chế ngự đam mê rượu,
Trong Pháp, không phóng dật,
Là điềm lành tối thượng.
8. Kính lễ và hạ mình,
Biết đủ và biết ơn,
Ðúng thời, nghe Chánh Pháp,
Là điềm lành tối thượng.
9. Nhẫn nhục, lời hòa nhã,
Yết kiến các Sa-môn,
Ðúng thời, đàm luận Pháp,
Là điềm lành tối thượng.
10. Khắc khổ và Phạm hạnh,
Thấy được lý Thánh đế.
Giác ngộ quả: "Niết Bàn"
Là điềm lành tối thượng.
11. Khi xúc chạm việc đời
Tâm không động, không sầu,
Không uế nhiễm, an ổn,
Là điềm lành tối thượng.
12. Làm sự việc như vầy,
Không chỗ nào thất bại,
Khắp nơi được an toàn,
Là điềm lành tối thượng.
II. Thảo Luận: TTGiác Đẳng điều hợp.
III. Đố Vui
Câu 1. Chữ "thân cận -sevanâ" tương đương với ý nghĩa nào sau đây:
A. Tiếp xúc
B. Chung đụng
C. Thân thiết
D. hợp tác
TT Tuệ Siêu : đáp án Câu số Là E .(C & D )
Câu hỏi 2. Từ ngữ "kẻ ngu - Bàla" trong bài kinh nầy chỉ cho hạng người nào?
A. Người không có học vấn cao
B. Người có sở hành ác quấy
C. Người thiếu thông minh
D. Người không có nghề nghiệp chuyên môn
_ĐĐ Pháp Tín : đáp án Câu số 2 Là B .
Câu hỏi 3. Thái độ nào dưới đây được xem là khôn ngoan theo Phật Pháp:
A. Quảng giao. Hắc bạch lưỡng đạo đều có thể qua lại
B. Tự biết bản thân dễ bị ảnh hưởng nên cẩn thận trong sự thân cận
C. Đi với Phật mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy
D. Sống theo quan niệm "ta dại, ta tìm nên vắng vẻ. Người khôn, người đến chốn lao xao" (Thơ của Nguyễn Bỉnh Khiêm
Câu 4. Trong cuộc sống hôm nay chúng ta có rất ít sự lựa chọn trong việc giao tiếp, nếu phải thường qua lại với những "người không phải là bậc thiện trí' thì nên làm gì?
A. Hạn chế tiếp xúc trong phạm vi cần thiết
B. Nên có thái độ ngăn cách
C. Phải đối lập trong mọi hoàn cảnh
D. Không vào hang cọp thì không bắt được cọp con .
TT Tuệ Siêu : đáp án Câu số 4 Là A
Câu hỏi 5. Đối với người tu tập thì sự lựa chọn một ngôi chùa thích hợp nên theo điều nào sau đây:
A. Ngôi chùa học được nhiều mặc dù các Phật học viện không cung ức môi trường tu tập chuẩn mực
B. Nơi thanh tịnh tu học như các thiền viện mặc dù đa số các thiền viện thiếu những giảng dạy sâu rộng các môn Phật học
C. Ở ngôi chùa nào có những bậc trưởng lão có nhiểu tình thương dù sự tu học hạn chế
D. Người tu phải có khả năng sống ở đâu cũng được
TT Tuệ Quyền & ĐĐ Pháp Tín chọn : câu D
TT Giác Đẳng giải thích câu số 5 vì TT không cầm mic được nên đã text chat:
Nguời lớn tuổi đi tu nên tìm đến các thiền viện để chuyên tâm tu học
người sơ cơ mới vào đạo cần ở gần các vị trưởng lão từ ái để hấp thụ trực tiếp
Người tu tập đường dài nên có thời gian sống ở các Phật học viện để có kiến thức căn bản dù phần lớn các Phật học viện chỉ tốt cho việc học nhiều hơn việc tu
một người tu học lâu năm nên tự tạo cho mình khả năng thích nghich sống ở đâu cũng được
No comments:
Post a Comment