Kinh Tiểu Tụng - Khuddakapàtha
Giảng Sư: TT Tuệ Siêu
V. Kinh Ðiềm Lành (Mangala Sutta)
Như vầy tôi nghe:
Một thời Thế Tôn trú tại Sàvatthi, ở Jetavana, khu vườn ông Anàthapindika. Rồi một Thiên tử, khi đêm đã gần mãn, với dung sắc thù thắng chói sáng toàn vùng Jetavana, đi đến Thế Tôn, sau khi đến đảnh lễ Thế Tôn rồi đứng một bên. Ðứng một bên, vị Thiên tử ấy bạch Thế Tôn với bài kệ:
Thiên tử:
1. Nhiều Thiên tử và người,
Suy nghĩ đến điềm lành,
Mong ước và đợi chờ,
Một nếp sống an toàn,
Xin Ngài hãy nói lên,
Về điềm lành tối thượng.
(Ðức Phật giảng:)
2. Không thân cận kẻ ngu,
Nhưng gần gũi bậc Trí,
Ðảnh lễ người đáng lễ,
Là điềm lành tối thượng.
3. Ở trú xứ thích hợp,
Công đức trước đã làm,
Chân chánh hướng tự tâm,
Là điềm lành tối thượng.
4. Học nhiều, nghề nghiệp giỏi,
Khéo huấn luyện học tập,
Nói những lời khéo nói,
Là điềm lành tối thượng.
5. Hiếu dưỡng mẹ và cha,
Nuôi nấng vợ và con.
Làm nghề không rắc rối,
Là điềm lành tối thượng.
6. Bố thí, hành, đúng pháp,
Săn sóc các bà con,
Làm nghiệp không lỗi lầm,
Là điềm lành tối thượng.
7. Chấm dứt, từ bỏ ác,
Chế ngự đam mê rượu,
Trong Pháp, không phóng dật,
Là điềm lành tối thượng.
8. Kính lễ và hạ mình,
Biết đủ và biết ơn,
Ðúng thời, nghe Chánh Pháp,
Là điềm lành tối thượng.
9. Nhẫn nhục, lời hòa nhã,
Yết kiến các Sa-môn,
Ðúng thời, đàm luận Pháp,
Là điềm lành tối thượng.
10. Khắc khổ và Phạm hạnh,
Thấy được lý Thánh đế.
Giác ngộ quả: "Niết Bàn"
Là điềm lành tối thượng.
11. Khi xúc chạm việc đời
Tâm không động, không sầu,
Không uế nhiễm, an ổn,
Là điềm lành tối thượng.
12. Làm sự việc như vầy,
Không chỗ nào thất bại,
Khắp nơi được an toàn,
Là điềm lành tối thượng.
5. Maṅgalasuttaṃ
1. Evaṃ me sutaṃ – ekaṃ samayaṃ bhagavā sāvatthiyaṃ viharati jetavane anāthapiṇḍikassa ārāme. Atha kho aññatarā devatā abhikkantāya rattiyā abhikkantavaṇṇā kevalakappaṃ jetavanaṃ obhāsetvā yena bhagavā tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā bhagavantaṃ abhivādetvā ekamantaṃ aṭṭhāsi. Ekamantaṃ ṭhitā kho sā devatā bhagavantaṃ gāthāya ajjhabhāsi –
2.‘‘Bahū devā manussā ca, maṅgalāni acintayuṃ;Ākaṅkhamānā sotthānaṃ, brūhi maṅgalamuttamaṃ’’.
3.‘‘Asevanā ca bālānaṃ, paṇḍitānañca sevanā;Pūjā ca pūjaneyyānaṃ [pūjanīyānaṃ (sī. syā. kaṃ. pī.)], etaṃ maṅgalamuttamaṃ.
4.‘‘Patirūpadesavāso ca, pubbe ca katapuññatā;Attasammāpaṇidhi [atthasammāpaṇīdhī (katthaci)] ca, etaṃ maṅgalamuttamaṃ.
5.‘‘Bāhusaccañca sippañca, vinayo ca susikkhito;Subhāsitā ca yā vācā, etaṃ maṅgalamuttamaṃ.
6.‘‘Mātāpitu upaṭṭhānaṃ, puttadārassa saṅgaho;Anākulā ca kammantā, etaṃ maṅgalamuttamaṃ.
7.‘‘Dānañca dhammacariyā ca, ñātakānañca saṅgaho;Anavajjāni kammāni, etaṃ maṅgalamuttamaṃ.
8.‘‘Āratī viratī pāpā, majjapānā ca saṃyamo;Appamādo ca dhammesu, etaṃ maṅgalamuttamaṃ.
9.‘‘Gāravo ca nivāto ca, santuṭṭhi ca kataññutā;Kālena dhammassavanaṃ [dhammassāvaṇaṃ (ka. sī.), dhammasavanaṃ (ka. sī.)], etaṃ maṅgalamuttamaṃ.
10.‘‘Khantī ca sovacassatā, samaṇānañca dassanaṃ;Kālena dhammasākacchā, etaṃ maṅgalamuttamaṃ.
11.‘‘Tapo ca brahmacariyañca, ariyasaccāna dassanaṃ;Nibbānasacchikiriyā ca, etaṃ maṅgalamuttamaṃ.
12.‘‘Phuṭṭhassa lokadhammehi, cittaṃ yassa na kampati;Asokaṃ virajaṃ khemaṃ, etaṃ maṅgalamuttamaṃ.
13.‘‘Etādisāni katvāna, sabbatthamaparājitā;Sabbattha sotthiṃ gacchanti, taṃ tesaṃ maṅgalamuttama’’nti.
Maṅgalasuttaṃ niṭṭhitaṃ.
II. Thảo Luận: TTGiác Đẳng điều hợp.
1. Do đoạn tận, cắt đứt năm xan tham, này các Tỷ-kheo, Phạm hạnh được thực hiện. Thế nào là năm? Do đoạn tận, cắt đứt xan tham trú xứ, Phạm hạnh được thực hiện. Do đoạn tận, cắt đứt xan tham gia đình...xan tham lợi dưỡng...xan tham tán thán...xan tham pháp, Phạm hạnh được thực hiện. Do đoạn tận, cắt đứt năm xan tham này, này các Tỷ-kheo, Phạm hạnh được thực hiện.
Tại sao một người đoạn tận được bỏn xẻn thì phạm hạnh được thực hiện? TT Tuệ Quyền
Tại sao một người đoạn tận được bỏn xẻn thì phạm hạnh được thực hiện? TT Tuệ Quyền
2. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là thí tài? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Thánh đệ tử với tâm từ bỏ cấu uế của xan tham, sống tại gia phóng xả, với bàn tay rộng mở, ưa thích xả bỏ, sẵn sàng để được yêu cầu, ưa thích san sẻ vật bố thí. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là thí tài.
Phải chăng trong bài kinh Đức Phật dạy người có hạnh bố thí thì người này có sự hoan hỉ có sự ưa thích bố thí? - TT Pháp Đăng
3. Lại nữa, này Mahànàma, Ông hãy tùy niệm Thí của mình: "Thật là được lợi cho ta! Thật là khéo được lợi cho ta! Vì rằng với quần chúng bị cấu uế xan tham chi phối, ta sống trong gia đình, với tâm không bị cấu uế của xan tham chi phối, bố thí rộng rãi, với bàn tay sạch sẽ, ưa thích từ bỏ, sẵn sàng, để được yêu cầu, ưa thích phân phát vật bố thí". Này Mahànàma, khi nào bậc Thánh đệ tử tùy niệm Thí... Trong khi ấy, tâm được chánh trực nhờ duyên Thí... nhập được pháp lưu, tu tập tùy niệm Thí.
Phải chăng khi muốn niệm thí thì mình nên bố thí với tâm hoan hỉ và tâm rộng mở chứ không phải không bố thí mà niệm được không? TT Pháp Đăng
Phải chăng trong bài kinh Đức Phật dạy người có hạnh bố thí thì người này có sự hoan hỉ có sự ưa thích bố thí? - TT Pháp Đăng
3. Lại nữa, này Mahànàma, Ông hãy tùy niệm Thí của mình: "Thật là được lợi cho ta! Thật là khéo được lợi cho ta! Vì rằng với quần chúng bị cấu uế xan tham chi phối, ta sống trong gia đình, với tâm không bị cấu uế của xan tham chi phối, bố thí rộng rãi, với bàn tay sạch sẽ, ưa thích từ bỏ, sẵn sàng, để được yêu cầu, ưa thích phân phát vật bố thí". Này Mahànàma, khi nào bậc Thánh đệ tử tùy niệm Thí... Trong khi ấy, tâm được chánh trực nhờ duyên Thí... nhập được pháp lưu, tu tập tùy niệm Thí.
Phải chăng khi muốn niệm thí thì mình nên bố thí với tâm hoan hỉ và tâm rộng mở chứ không phải không bố thí mà niệm được không? TT Pháp Đăng
4. Này Vaccha, ai ngăn chận người khác bố thí, người ấy tạo ra ba chướng ngại pháp và đánh cắp mất ba vật. Thế nào là ba? Người ấy làm chướng ngại người cho không được công đức, người ấy ngăn chặn người nhận không được bố thí, và tự ngã người ấy trước đã mất gốc, lại càng bị thương tổn hơn. Này Vaccha, ai ngăn chặn người cho không bố thí người khác, tạo ra ba chướng ngại như vậy, và đánh cắp mất ba vật. Này Vaccha, ta nói như sau: "Những ai đổ đồ phế thải trên mâm bàn, hay đồ rửa chén bát vào hố phân hay hố rác rưởi với ý nghĩ để các loài hữu tình trong ấy nhờ đấy được ăn để sống". Do nhân duyên ấy, này Vaccha, ta nói có đem lại công đức, còn nói gì đối với loài người.
Nghĩ như thế nào về câu Phật ngôn này? không đủ giờ để giảng
Nghĩ như thế nào về câu Phật ngôn này? không đủ giờ để giảng
III. Đố Vui
No comments:
Post a Comment