Kinh Tiểu Tụng - Khuddakapàtha
Giảng Sư: ĐĐ Pháp Tín
IV. Nam Tử Hỏi Ðạo (Kumàrapanha)
Thế nào là một? - Mọi loài hữu tình đều tồn tại nhờ thức ăn. (ĐĐ Pháp Tín giảng)
Thế nào là hai? - Danh và sắc.(TT Pháp Tân giảng)
Thế nào là ba? - Ba loại cảm thọ. - (TT Giác Đẳng)
Thế nào là bốn? - Bốn Thánh đế. - (TT Tuệ Siêu)
Thế nào là năm? - Năm thủ uẩn. - (TT Tuệ Quyền)
Thế nào là sáu? - Sáu nội xứ. - (TT Pháp Đăng)
Thế nào là bảy? - Bảy giác chi. (TT Tuệ Siêu)
Thế nào là tám? - Thánh đạo tám ngành. (ĐĐ Pháp Tín)
Thế nào là chín? - Chín nơi cư trú của các loài hữu tình.
Thế nào là mười? - Vị nào có đủ mười đức tánh được gọi là vị A-la-hán.
Chánh Văn Pali
1. ‘‘Ekaṃ nāma kiṃ’’? ‘‘Sabbe sattā āhāraṭṭhitikā’’
2. ‘‘Dve nāma kiṃ’’? ‘‘Nāmañca rūpañca’’.
3. ‘‘Tīṇi nāma kiṃ’’? ‘‘Tisso vedanā’’.
4. ‘‘Cattāri nāma kiṃ’’? ‘‘Cattāri ariyasaccāni’’.
5. ‘‘Pañca nāma kiṃ’’? ‘‘Pañcupādānakkhandhā’’.
6. ‘‘Cha nāma kiṃ’’? ‘‘Cha ajjhattikāni āyatanāni’’.
7. ‘‘Satta nāma kiṃ’’? ‘‘Satta bojjhaṅgā’’.
8. ‘‘Aṭṭha nāma kiṃ’’? ‘‘Ariyo aṭṭhaṅgiko maggo’’.
9. ‘‘Nava nāma kiṃ’’? ‘‘Nava sattāvāsā’’.
10. ‘‘Dasa nāma kiṃ’’? ‘‘Dasahaṅgehi samannāgato ‘arahā’ti vuccatī’’ti.
Chánh Văn Pali
1. ‘‘Ekaṃ nāma kiṃ’’? ‘‘Sabbe sattā āhāraṭṭhitikā’’
2. ‘‘Dve nāma kiṃ’’? ‘‘Nāmañca rūpañca’’.
3. ‘‘Tīṇi nāma kiṃ’’? ‘‘Tisso vedanā’’.
4. ‘‘Cattāri nāma kiṃ’’? ‘‘Cattāri ariyasaccāni’’.
5. ‘‘Pañca nāma kiṃ’’? ‘‘Pañcupādānakkhandhā’’.
6. ‘‘Cha nāma kiṃ’’? ‘‘Cha ajjhattikāni āyatanāni’’.
7. ‘‘Satta nāma kiṃ’’? ‘‘Satta bojjhaṅgā’’.
8. ‘‘Aṭṭha nāma kiṃ’’? ‘‘Ariyo aṭṭhaṅgiko maggo’’.
9. ‘‘Nava nāma kiṃ’’? ‘‘Nava sattāvāsā’’.
10. ‘‘Dasa nāma kiṃ’’? ‘‘Dasahaṅgehi samannāgato ‘arahā’ti vuccatī’’ti.
II. Thảo Luận: TTGiác Đẳng điều hợp.
III. Đố Vui
Câu hỏi 1. Thế nào là chánh kiến?
A. Thấy được bản chất của đời sống và những gì nên làm
B. Thấy đươc nhu cầu cấp thiết để quyết tâm hành động
C. Thấy được nguyên nhân và hệ quả nên có sự lựa chọn rõ ràng
D. Cả ba câu trên đều đúng
TT Pháp Tân : đáp án Câu số 1 Là D
Câu hỏi 2. Chánh tư duy được định nghĩa là tâm không thiên về dục tư duy, sân tư duy, hại tư duy. Định nghĩa nầy tương ưng với câu nào sau đây:
A. Tư duy của chúng sanh thường đi liền với thái độ đối với chúng sanh khác
B. Sống độc cư an tịnh cũng là cách hàm dưỡng chánh tư duy
C. Tu tập từ, bi, hỷ, xả cũng là cách huân tu chánh tư duy
D. Cả ba câu trên đều đúng
TT Tuệ Quyền : đáp án Câu số 2 Là D .
Câu 3. Tại sao chánh ngữ là chi phần quan trọng với sự tu tập?
A. Không ai mà lời nói tà ngữ lại có sự tiến bộ trong con đường tu tập nội tâm
B. Ý nghĩ điều khiển lời nói và lời nói cũng làm sanh khởi ý tưởng
C. Nói với chánh pháp và im lặng như thánh hạnh là kiểu mẫu của người tu tập
D. Ba câu trên đều đúng
_TT Pháp Tân : đáp án Câu số 3 Là D
Câu 4. Chữ "nghiệp" trong chánh nghiệp ở đây chỉ cho điều gì?
A. Tất cả hạnh nghiệp kể cả lời nói và sinh kế
B. Hành động đối với chúng sanh khác
C. Chánh nghiệp là sự tạo tác phước hạnh
D. ba câu trên đều đúng
TT Giác Đẳng cho đáp án câu số 4 là B
Câu hỏi 5. Chánh mạng được định nghĩa "nuôi mạng chơn chánh". Câu nào sau đây được xem là chính xác với chánh mạng?
A. Chánh mạng của người xuất gia khác tiêu chuẩn với chánh mạng của người tại gia
B. Phương tiện mưu sinh chắc chắn ảnh hưởng tới đời sống nội tâm
C. hai câu trên đều đúng
D. hai câu trên đều sai
TT Pháp Tân : đáp án Câu số 5 Là C .
Câu hỏi 6. Chánh tinh tấn trong bát chánh đạo được định nghĩa là:
A. Nỗ lực
B. Đặt nỗ lực đúng mục đích
C. Đặt nỗ lực với mục đích đúng
D. Ba câu trên đều đúng
TT Tuệ Quyền : đáp án Câu số 6 Là C.
Câu hỏi 7. Chánh niệm được hiểu là:
A. Khả năng trì niệm. Thí dụ niệm danh hiệu Phật liên tục một ngàn lần
B. Tỉnh táo nhận biết những sanh diệt hiện tại của thân tâm
C. Tâm niệm về những ý nghĩa cao đẹp
D. Ba câu trên đều đúng
TT Giác Đẳng cho đáp án câu số 7 là B
No comments:
Post a Comment