Friday, April 3, 2015

Bài học. Thứ Bảy ngày 4-4-2015

Kinh Tiểu Tụng - Khuddakapàtha

Giảng Sư: TT Pháp Tân

IV. Nam Tử Hỏi Ðạo (Kumàrapanha)

Thế nào là một? - Mọi loài hữu tình đều tồn tại nhờ thức ăn. (ĐĐ Pháp Tín giảng)
Thế nào là hai? - Danh và sắc.(TT Pháp Tân giảng)
Thế nào là ba? - Ba loại cảm thọ. - (TT Giác Đẳng)
Thế nào là bốn? - Bốn Thánh đế. - (TT Tuệ Siêu)
Thế nào là năm? - Năm thủ uẩn. - (TT Tuệ Quyền)
Thế nào là sáu? - Sáu nội xứ. - (TT Pháp Đăng)
Thế nào là bảy? - Bảy giác chi. (TT Tuệ Siêu)
Thế nào là tám? - Thánh đạo tám ngành. (ĐĐ Pháp Tín)
Thế nào là chín? - Chín nơi cư trú của các loài hữu tình.- (TT Pháp Tân)
Thế nào là mười? - Vị nào có đủ mười đức tánh được gọi là vị A-la-hán.

Chánh Văn Pali

1. ‘‘Ekaṃ  nāma kiṃ’’? ‘‘Sabbe sattā āhāraṭṭhitikā’’
2. ‘‘Dve nāma kiṃ’’? ‘‘Nāmañca rūpañca’’.
3. ‘‘Tīṇi nāma kiṃ’’? ‘‘Tisso vedanā’’.
4. ‘‘Cattāri  nāma kiṃ’’? ‘‘Cattāri ariyasaccāni’’.
5. ‘‘Pañca nāma kiṃ’’? ‘‘Pañcupādānakkhandhā’’.
6. ‘‘Cha nāma kiṃ’’? ‘‘Cha ajjhattikāni āyatanāni’’.
7. ‘‘Satta nāma kiṃ’’? ‘‘Satta bojjhaṅgā’’.
 8. ‘‘Aṭṭha nāma kiṃ’’? ‘‘Ariyo aṭṭhaṅgiko maggo’’.
 9. ‘‘Nava nāma kiṃ’’? ‘‘Nava sattāvāsā’’.

10. ‘‘Dasa nāma kiṃ’’? ‘‘Dasahaṅgehi samannāgato ‘arahā’ti vuccatī’’ti.


II. Thảo Luận:   TTGiác Đẳng điều hợp.


 III. Đố Vui
Câu 1: Tại sao trong kinh thường dùng chữ "hữu tưởng" chỉ cho chúng sanh "có tâm thức"? 
A. Chữ tưởng - sanna được hiểu là nhận thức với sự trãi nghiệm
  B. thuật ngữ "tưởng" có phần giống như chữ "tri giác" theo thường thức 
 C. Thọ, tưởng, hành, thức là bốn danh uẩn luôn đi chung với nhau. 
 D. Cả ba câu trên đều đúng

TT Tuệ Siêu cho đáp án câu 1 là C
TT Giác Đẳng cho đáp án câu 1 là D

Câu hỏi 2. Sự tương đồng, như ngoại hình, có ảnh hưởng gì trong sinh hoạt của chúng sanh? 
A. Tạo nên sự liên đới trên phương diện xã hội như đồng môn, đồng đạo  
 B. Tạo nên chuẩn mực để cùng tuân thủ nhưng đồng phục
 C. Ảnh hưởng cái nhìn về tự thân nhưng đồng loại, đồng hương
  D. Cả ba câu trên đều đúng

TT Pháp Đăng cho đáp án câu số 2 là  D

Câu hỏi 3. Cùng chủng loại như đa dạng về ngoại hình, dị biệt về tâm tánh, như nhân loại, tạo ra điều nào sau đây:
 A. Tạo thành hình thái xã hội cực kỳ phức tạp
  B. Phát triển cực độ về mặt tư tưởng 
 C. Có nhiều điều kiện để tu tập giải thoát

  D. Cả ba câu trên đều đúng

TT Tuệ Quyền cho đáp án câu số 3 là D

Câu hỏi 4. Cõi Phạm Chúng Thiên, cõi sơ thiền thấp nhất, là cõi thân dị tưởng đồng có thể được hiểu theo thí dụ nào dưới đây:
 A. Những Phật tử mới phát tâm đi chùa vì mới phát tâm nên sự nhiệt thành giống nhau nhưng ở bước đầu nên sinh hoạt vẫn chưa đồng bộ 
 B. Những người mới qua định cư một quốc gia có thể tâm trạng giống nhau nhưng cuộc sống mỗi người mỗi khác 
 C. Bước vào thế giới mới khiến người ta có những tâm trạng rất giống nhau nhưng vẫn còn giữ lại những thứ của quá khứ rất khác nhau 
 D. Cả thí dụ trên đều đúng

ĐĐ Pháp Tín cho đáp án câu 4 là D

Câu hỏi 5. Những chúng sanh cõi nhị thiền Quang Âm Thiên thuộc về loại "thân đồng tưởng dị" bởi vì:
 A. Sanh ra với thiền chứng không còn tầm, tứ 
 B. Giống như sau thời gian huấn luyện đồng bộ người ta giống nhau về hình thức nhưng tạo ra khác biệt trong khuynh hướng phát triển 
 C. Trong sự phát triển dài hạn khó giữ nguyên trạng 
 D. Cả ba câu trên đều đúng

TT Pháp Tân cho đáp án câu 5 là D

Câu hỏi 6. Những chúng sanh ở cõi biến tịnh thiên có thân đồng tưởng đồng bởi vì:
 A. Bởi vì thiền chứng của những vị nầy chỉ còn xả và định 
 B. Một khi đạt đến mức độ cao nhất thì đồng nhất
  C. Sự dị biệt là những tồn tại thô sơ với cái tinh túy
  D. Cả ba câu trên đều đúng


TT Pháp Đăng cho đáp án câu 6 là D








No comments:

Post a Comment