Kinh Tiểu Tụng - Khuddakapàtha
Giảng Sư: TT Tuệ Siêu & TT Giác Đẳng
V. Kinh Ðiềm Lành (Mangala Sutta)
Như vầy tôi nghe:
Một thời Thế Tôn trú tại Sàvatthi, ở Jetavana, khu vườn ông Anàthapindika. Rồi một Thiên tử, khi đêm đã gần mãn, với dung sắc thù thắng chói sáng toàn vùng Jetavana, đi đến Thế Tôn, sau khi đến đảnh lễ Thế Tôn rồi đứng một bên. Ðứng một bên, vị Thiên tử ấy bạch Thế Tôn với bài kệ:
Thiên tử:
1. Nhiều Thiên tử và người,
Suy nghĩ đến điềm lành,
Mong ước và đợi chờ,
Một nếp sống an toàn,
Xin Ngài hãy nói lên,
Về điềm lành tối thượng.
(Ðức Phật giảng:)
2. Không thân cận kẻ ngu,
Nhưng gần gũi bậc Trí,
Ðảnh lễ người đáng lễ,
Là điềm lành tối thượng.
3. Ở trú xứ thích hợp,
Công đức trước đã làm,
Chân chánh hướng tự tâm,
Là điềm lành tối thượng.
4. Học nhiều, nghề nghiệp giỏi,
Khéo huấn luyện học tập,
Nói những lời khéo nói,
Là điềm lành tối thượng.
5. Hiếu dưỡng mẹ và cha,
Nuôi nấng vợ và con.
Làm nghề không rắc rối,
Là điềm lành tối thượng.
6. Bố thí, hành, đúng pháp,
Săn sóc các bà con,
Làm nghiệp không lỗi lầm,
Là điềm lành tối thượng.
7. Chấm dứt, từ bỏ ác,
Chế ngự đam mê rượu,
Trong Pháp, không phóng dật,
Là điềm lành tối thượng.
8. Kính lễ và hạ mình,
Biết đủ và biết ơn,
Ðúng thời, nghe Chánh Pháp,
Là điềm lành tối thượng.
9. Nhẫn nhục, lời hòa nhã,
Yết kiến các Sa-môn,
Ðúng thời, đàm luận Pháp,
Là điềm lành tối thượng.
10. Khắc khổ và Phạm hạnh,
Thấy được lý Thánh đế.
Giác ngộ quả: "Niết Bàn"
Là điềm lành tối thượng.
11. Khi xúc chạm việc đời
Tâm không động, không sầu,
Không uế nhiễm, an ổn,
Là điềm lành tối thượng.
12. Làm sự việc như vầy,
Không chỗ nào thất bại,
Khắp nơi được an toàn,
Là điềm lành tối thượng.
5. Maṅgalasuttaṃ
1. Evaṃ me sutaṃ – ekaṃ samayaṃ bhagavā sāvatthiyaṃ viharati jetavane anāthapiṇḍikassa ārāme. Atha kho aññatarā devatā abhikkantāya rattiyā abhikkantavaṇṇā kevalakappaṃ jetavanaṃ obhāsetvā yena bhagavā tenupasaṅkami; upasaṅkamitvā bhagavantaṃ abhivādetvā ekamantaṃ aṭṭhāsi. Ekamantaṃ ṭhitā kho sā devatā bhagavantaṃ gāthāya ajjhabhāsi –
2.‘‘Bahū devā manussā ca, maṅgalāni acintayuṃ;Ākaṅkhamānā sotthānaṃ, brūhi maṅgalamuttamaṃ’’.
3.‘‘Asevanā ca bālānaṃ, paṇḍitānañca sevanā;Pūjā ca pūjaneyyānaṃ [pūjanīyānaṃ (sī. syā. kaṃ. pī.)], etaṃ maṅgalamuttamaṃ.
4.‘‘Patirūpadesavāso ca, pubbe ca katapuññatā;Attasammāpaṇidhi [atthasammāpaṇīdhī (katthaci)] ca, etaṃ maṅgalamuttamaṃ.
5.‘‘Bāhusaccañca sippañca, vinayo ca susikkhito;Subhāsitā ca yā vācā, etaṃ maṅgalamuttamaṃ.
6.‘‘Mātāpitu upaṭṭhānaṃ, puttadārassa saṅgaho;Anākulā ca kammantā, etaṃ maṅgalamuttamaṃ.
7.‘‘Dānañca dhammacariyā ca, ñātakānañca saṅgaho;Anavajjāni kammāni, etaṃ maṅgalamuttamaṃ.
8.‘‘Āratī viratī pāpā, majjapānā ca saṃyamo;Appamādo ca dhammesu, etaṃ maṅgalamuttamaṃ.
9.‘‘Gāravo ca nivāto ca, santuṭṭhi ca kataññutā;Kālena dhammassavanaṃ [dhammassāvaṇaṃ (ka. sī.), dhammasavanaṃ (ka. sī.)], etaṃ maṅgalamuttamaṃ.
10.‘‘Khantī ca sovacassatā, samaṇānañca dassanaṃ;Kālena dhammasākacchā, etaṃ maṅgalamuttamaṃ.
11.‘‘Tapo ca brahmacariyañca, ariyasaccāna dassanaṃ;Nibbānasacchikiriyā ca, etaṃ maṅgalamuttamaṃ.
12.‘‘Phuṭṭhassa lokadhammehi, cittaṃ yassa na kampati;Asokaṃ virajaṃ khemaṃ, etaṃ maṅgalamuttamaṃ.
13.‘‘Etādisāni katvāna, sabbatthamaparājitā;Sabbattha sotthiṃ gacchanti, taṃ tesaṃ maṅgalamuttama’’nti.
Maṅgalasuttaṃ niṭṭhitaṃ.
II. Thảo Luận: TTGiác Đẳng điều hợp.
III. Đố Vui
Câu hỏi 1. Tại sao trong văn hoá Ấn dùng chữ đa văn hay nghe nhiều (bahusacca) để chỉ cho kiến thức sâu rộng?
A. Biết lắng nghe là yếu tố quan trọng của học hỏi
B. Lắng nghe nghĩa là biết hấp thụ
C. Lắng nghe là sự ghi nhận khách quan
D. Cả ba câu trên đều đúng
TT Giác Đẳng : đáp án Câu số 1 Là D
Câu hỏi 2. Những tôn giả nào sau đây được ghi nhận là bậc đa văn trong giáo pháp của Đức Phật?
A. Ngài Revata
B. Ngài Ananda
C. Ngài Anuruddha
D. Ngài Radha
ĐĐ Pháp Tín : đáp án Câu số 2 Là B
Câu hỏi 3. Những sinh hoạt nào sau đây cho thấy sự tha thiết của người Phật tử trong việc học hỏi Phật Pháp?
A. Xem chuyện tụng niệm là sự hành trì chánh yếu
B. Xem sự gắn bó với vị bổn sư mình quy y là điểm quan trọng trong đời sống tinh thần
C. Thường tạo điều kiện để thuyết pháp, thính pháp, luận đạo trong tất cả sinh hoạt như trai tăng, đại lễ, hội kiến ...
D. Siêng năng làm công quả
ĐĐ Pháp Tín : đáp án Câu số 3 Là C
Câu hỏi 4. Thời Đức Thế Tôn trụ thế có lần Ngài quở trách một tỳ kheo tinh thông kinh điển mà không hành trình với câu "Người thông thạo kinh điển nhưng không hành trì giống như kẻ chăn bò cho người khác không hưởng được sa môn quả". Lời dạy đó của Đức Phật hàm ý:
A. Học hỏi nhiều quá sẽ "tẩu hoả nhập ma"
B. Nếu học để thoả mãn tri thức hay phiếm luận thì vô ích
C. Mục đích chân chánh của việc học Phật là áp dụng vào đời sống
D. Câu B và C đúng
TT Giác Đẳng : đáp án Câu số 4 Là D
Câu hỏi 5. Trong kinh Tiểu Nghiệp Phân Biệt Đức Phật dạy rằng "những ai thường lui tới các bậc sa môn, thiện trí tham vấn thế nào là thiện, thế nào là bất thiện .. là nghiệp lành đời sau sanh ra là người thông minh, trí tuệ" Phật ngôn nầy cho thấy điều nào sau đây:
A. Học thì phải hỏi
B. Biết tìm cơ hội lắng nghe những điều hay lẽ phải là phương cách giáo dục tốt
C. Người ưa thích học hỏi là nhân sanh trí tuệ
D. Cả ba câu trên đều đúng
TT Giác Đẳng : đáp án Câu số 5 Là D
Câu 6. Những kiến thức nào sau đây có lợi cho người học Phật ngày nay?
a. Sự hiểu biết Phạn ngữ Pali
B. Kiến thức căn bản Phật Pháp như giáo lý duyên khởi, tứ diệu đế ..
C. Biết nhiều các bậc danh tăng, đại cư sĩ có thể lui tới tìm hiểu Phật Pháp
D. Cả ba câu trên đều đúng
ĐĐ Pháp Tín : đáp án Câu số 6 Là D .
Câu hỏi 7. Có người than phiền là: "những người cần học Phật Pháp thì không bao giờ học, còn những người không cần học thì đã học quá nhiều". Câu nói đó có những điểm nào không chính xác?
A. Tất cả phàm nhân chúng ta ai cũng cần học hỏi thêm giáo pháp do đó không thể nói là "có những người không cần học Phật Pháp"
B. Đúng là nhiều người cần học Phật Pháp lại không chịu học
C. Thay vì trách cứ cuộc đời chúng ta nên tích cực truyền đạt Phật Pháp
D. Người cư sĩ cũng có rất nhiều thuận duyên hoằng pháp
TT Giác Đẳng : đáp án Câu số 7 Là A
No comments:
Post a Comment