Dasa dhammā bahukārā, dasa dhammā bhāvetabbā, dasa dhammā pariññeyyā, dasa dhammā pahātabbā, dasa dhammā hānabhāgiyā, dasa dhammā visesabhāgiyā, dasa dhammā duppaṭivijjhā, dasa dhammā uppādetabbā, dasa dhammā abhiññeyyā, dasa dhammā sacchikātabbā.
Có mười pháp có nhiều tác dụng, có mười pháp cần phải tu tập, có mười pháp cần phải biến tri, có mười pháp cần phải đoạn trừ, có mười pháp chịu phần tai hại, có mười pháp đưa đến thù thắng, có mười pháp rất khó thể nhập, có mười pháp cần được sanh khởi, có mười pháp cần được thắng tri, có mười pháp cần được tác chứng.
katame dasa dhammā duppaṭivijjhā? dasa ariyavāsā — idhāvuso, bhikkhu pañcaṅgavippahīno hoti, chaḷaṅgasamannāgato, ekārakkho, caturāpasseno, paṇunnapaccekasacco, samavayasaṭṭhesano, anāvilasaṅkappo, passaddhakāyasaṅkhāro, suvimuttacitto, suvimuttapañño.
kathañcāvuso, bhikkhu pañcaṅgavippahīno hoti? idhāvuso, bhikkhuno kāmacchando pahīno hoti, byāpādo pahīno hoti, thinamiddhaṃ pahīnaṃ hoti, uddhaccakukkuccaṃ pahīnaṃ hoti, vicikicchā pahīnā hoti. evaṃ kho, āvuso, bhikkhu pañcaṅgavippahīno hoti.
kathañcāvuso, bhikkhu chaḷaṅgasamannāgato hoti? idhāvuso, bhikkhu cakkhunā rūpaṃ disvā neva sumano hoti na dummano, upekkhako viharati sato sampajāno. sotena saddaṃ sutvā ... pe ... ghānena gandhaṃ ghāyitvā... jivhāya rasaṃ sāyitvā... kāyena phoṭṭhabbaṃ phusitvā... manasā dhammaṃ viññāya neva sumano hoti na dummano, upekkhako viharati sato sampajāno. evaṃ kho, āvuso, bhikkhu chaḷaṅgasamannāgato hoti.
kathañcāvuso, bhikkhu ekārakkho hoti? idhāvuso, bhikkhu satārakkhena cetasā samannāgato hoti. evaṃ kho, āvuso, bhikkhu ekārakkho hoti.
kathañcāvuso, bhikkhu caturāpasseno hoti? idhāvuso, bhikkhu saṅkhāyekaṃ paṭisevati, saṅkhāyekaṃ adhivāseti, saṅkhāyekaṃ parivajjeti, saṅkhāyekaṃ vinodeti. evaṃ kho, āvuso, bhikkhu caturāpasseno hoti.
kathañcāvuso, bhikkhu paṇunnapaccekasacco hoti? idhāvuso, bhikkhuno yāni tāni puthusamaṇabrāhmaṇānaṃ puthupaccekasaccāni, sabbāni tāni nunnāni honti paṇunnāni cattāni vantāni muttāni pahīnāni paṭinissaṭṭhāni. evaṃ kho, āvuso, bhikkhu paṇunnapaccekasacco hoti.
kathañcāvuso, bhikkhu samavayasaṭṭhesano hoti? idhāvuso, bhikkhuno kāmesanā pahīnā hoti, bhavesanā pahīnā hoti, brahmacariyesanā paṭippassaddhā. evaṃ kho, āvuso, bhikkhu samavayasaṭṭhesano hoti.
kathañcāvuso, bhikkhu anāvilasaṅkappā hoti? idhāvuso, bhikkhuno kāmasaṅkappo pahīno hoti, byāpādasaṅkappo pahīno hoti, vihiṃsāsaṅkappo pahīno hoti. evaṃ kho, āvuso, bhikkhu anāvilasaṅkappo hoti.
kathañcāvuso, bhikkhu passaddhakāyasaṅkhāro hoti? idhāvuso, bhikkhu sukhassa ca pahānā dukkhassa ca pahānā pubbeva somanassadomanassānaṃ atthaṅgamā adukkhamasukhaṃ upekkhāsatipārisuddhiṃ catutthaṃ jhānaṃ upasampajja viharati. evaṃ kho, āvuso, bhikkhu passaddhakāyasaṅkhāro hoti.
kathañcāvuso, bhikkhu suvimuttacitto hoti? idhāvuso, bhikkhuno rāgā cittaṃ vimuttaṃ hoti, dosā cittaṃ vimuttaṃ hoti, mohā cittaṃ vimuttaṃ hoti. evaṃ kho, āvuso, bhikkhu suvimuttacitto hoti.
kathañcāvuso, bhikkhu suvimuttapañño hoti? idhāvuso, bhikkhu ‘rāgo me pahīno ucchinnamūlo tālāvatthukato anabhāvaṃkato āyatiṃ anuppādadhammo’ti pajānāti. ‘doso me pahīno ... pe ... āyatiṃ anuppādadhammo’ti pajānāti. ‘moho me pahīno ... pe ... āyatiṃ anuppādadhammo’ti pajānāti. evaṃ kho, āvuso, bhikkhu suvimuttapañño hoti. ime dasa dhammā duppaṭivijjhā.
vii) Thế nào là mười pháp rất khó thể nhập? Mười thánh cư: Này các Hiền giả, ở đây, vị Tỷ kheo đoạn trừ năm chi, đầy đủ sáu chi, một hộ trì, thực hiện bốn y, loại bỏ các giáo điều, đoạn tận các mong cầu, tâm tư không trệ phược, thân thể khinh an, tâm thiện giải thoát, tuệ thiện giải thoát.
Này các Hiền giả, thế nào là vị Tỷ kheo đoạn trừ năm chi? Này các Hiền giả, ở đây, vị Tỷ kheo đoạn trừ tham dục, đoạn trừ sân, đoạn trừ hôn trầm thụy miên, đoạn trừ trạo hối, đoạn trừ nghi. Này các hiền giả, như vậy là đoạn trừ năm chi.
Này các Hiền giả, thế nào là vị Tỷ kheo đầy đủ sáu chi? Này các Hiền giả, ở đây, vị Tỷ kheo mắt thấy sắc, không có thích ý, không có phật ý, an trú xả, chánh niệm, tỉnh giác, tai nghe tiếng... mũi ngửi hương... lưỡi nếm vị... thân cảm xúc... ý nhận thức pháp, không có thích ý, không có phật ý, trú xả, chánh niệm, tỉnh giác. Này các Hiền giả, như vậy là vị Tỷ kheo đầy đủ sáu chi.
Này các Hiền giả, thế nào là vị Tỷ kheo một hộ trì? Này các Hiền giả, ở đây, vị Tỷ kheo thành tựu sự hộ trì về niệm. Này các Hiền giả, như vậy là vị Tỷ kheo một hộ trì.
Này các Hiền giả, thế nào là vị Tỷ kheo có thực hiện bốn y? Này các Hiền giả, vị Tỷ kheo sau khi suy tư, thọ dụng một pháp; sau khi suy tư, nhẫn thọ một pháp; sau khi suy tư, đoạn trừ một pháp; sau khi suy tư tránh xa một pháp. Này các Hiền giả, như vậy là vị Tỷ kheo thực hiện bốn y.
Này các Hiền giả, thế nào là vị Tỷ kheo loại bỏ các giáo điều? Này các Hiền giả, ở đây, tất cả những giáo điều thông thường mà các vị Sa môn thông thường chủ trương, vị Tỷ kheo đều loại bỏ, phóng xả. Này các Hiền giả, như vậy gọi là Tỷ kheo loại bỏ các giáo điều.
Này các Hiền giả, thế nào là vị Tỷ kheo đoạn tận các mong cầu? Này các Hiền giả, ở đây, vị Tỷ kheo đoạn trừ các mong cầu về dục vọng, đoạn trừ các mong cầu về hiện hữu, làm cho an tịnh các mong cầu về phạm hạnh. Này các Hiền giả, như vậy là vị Tỷ kheo đoạn tận các mong cầu.
Này các Hiền giả, thế nào là vị Tỷ kheo, tâm tư không trệ phược? Này các Hiền giả, ở đây, vị Tỷ kheo đoạn trừ các tâm tư dục vọng, đoạn trừ các tâm tư sân hận, đoạn trừ các tâm tư não hại. Này các Hiền giả, như vậy là vị Tỷ kheo, tâm tư không trệ phược.
Này các Hiền giả, thể nào là vị Tỷ kheo, thân hành được khinh an? Này các Hiền giả, ở đây, vị Tỷ kheo đoạn trừ lạc, đoạn trừ khổ, diệt các hỷ ưu từ trước, chứng và an trú thiền thứ tư, không lạc, không khổ, xả niệm thanh tịnh. Này các Hiền giả, như vậy vị Tỷ- kheo thân hành được khinh an.
Này các Hiền giả, thế nào là vị Tỷ- kheo, tâm thiện giải thoát? Này các Hiền giả, ở đây, vị Tỷ- kheo tâm giải thoát khỏi tham, tâm giải thoát khỏi sân, tâm giải thoát khỏi si. Này các Hiền giả, như vậy vị Tỷ kheo tâm thiện giải thoát.
Này các Hiền giả, thế nào là vị Tỷ kheo tuệ thiện giải thoát? Này các Hiền giả, ở đây vị Tỷ- kheo biết rằng: "Tham tâm của ta đã được trừ, cắt tận gốc rễ, như cây ta-la bị chặt, đi đến chỗ không hiện hữu, không có khả năng sanh khởi trong tương lai". Vị ấy biết rằng: "Sân tâm của ta đã đoạn trừ, cắt tận gốc rễ, như cây ta-la bị chặt, đi đến chỗ không hiện hữu, không có khả năng sanh khởi trong tương lai". Vị ấy biết rằng: "Si tâm của ta đã đoạn trừ, cắt tận gốc rễ, như cây ta-la bị chặt, đi đến chỗ không hiện hữu, không có khả năng sanh khởi trong tương lai. Này các Hiền giả, như vậy là vị Tỷ kheo tuệ thiện giải thoát.
Như vậy là mười pháp rất khó thể nhập.
Chú thích sau đây trích từ KHO TÀNG PHÁP HỌC, pháp sư Giác Giới biên soạn:
[449] Mười pháp khó thể nhập (Duppaṭi-vijjhā dhammā):
Đây là mười thánh cư (Ariyavāsā):
1. Vị tỳ-kheo đoạn trừ năm chi phần (Bhikkhu pañcaṅgavippahīno hoti), tức là đoạn trừ năm triền cái như tham dục, sân hận, hôn thụy, trạo hối, hoài nghi.
2. Vị tỳ-kheo hội đủ sáu chi phần (Bhikkhu chaḷaṅgasamannāgato hoti), tức là có chánh niệm tỉnh giác khi thấy, chánh niệm tỉnh giác khi nghe, chánh niệm tỉnh giác khi ngửi, chánh niệm tỉnh giác khi nếm, chánh niệm tỉnh giác khi đụng, chánh niệm tỉnh giác khi suy nghĩ.
3. Vị tỳ-kheo gìn giữ một pháp (Bhikkhu ekārakkho hoti), tức là thành tựu với tâm trú niệm.
4. Vị tỳ-kheo có bốn điểm tựa (Bhikkhu caturāpasseno hoti), tức là ứng xử theo bốn cách: suy xét thọ dụng, suy xét kham nhẫn, suy xét né tránh, suy xét khử trừ.
5. Vị tỳ-kheo loại bỏ tín giáo điều (Bhikkhu panunnapaccekasso hoti), tức là từ bỏ ra ngoài những tập tục nghi lễ thuộc tín điều của các Sa-môn bà la môn phàm tục định đặt.
6. Vị tỳ-kheo đoạn tuyệt tham cầu (Bhikkhu samavayasaṭṭhesano hoti), tức là dứt lòng ham muốn dục lạc, dứt sự ước muốn sanh hữu về sau, chỉ có sự mong mỏi phạm hạnh đang được thực hiện.
7. Vị tỳ-kheo tư duy không khuấy động (Bhikkhu anāvilasaṅkappo hoti), tức là tư tưởng không bị chi phối bởi dục tư duy, sân tư duy và hại tư duy.
8. Vị tỳ-kheo thân hành khinh an (Bhikkhu passaddhakāyasaṅkhāro hoti), tức là chứng đạt và an trú đến tứ thiền, một trạng thái bất khổ bất lạc, xả niệm thanh tịnh.
9. Vị tỳ-kheo tâm khéo giải thoát (Bhikkhu suvimuttacitto hoti), tức là có tâm đã giải thoát khỏi tham, giải thoát khỏi sân, và giải thoát khỏi si.
10. Vị tỳ-kheo tuệ khéo giải thoát (Bhikkhu suvimuttapañño hoti), tức là khi giải thoát, vị ấy với trí biết rõ: "Nơi ta, tham đã được đoạn tận, được bứng tận gốc rễ, không có sanh khởi nữa trong tương lai"; biết rõ: "Nơi ta, sân đã được đoạn tận, được bứng tận gốc rễ, không có sanh khởi nữa trong tương lai"; biết rõ: "Nơi ta, si đã được đoạn tận, được bứng tận gốc rễ, không có sanh khởi nữa trong tương lai".
Đây là mười đặc tính của đời sống các bậc thánh.
D.III.269,291.
ÌI Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hành
Thảo luận 1.Tại sao Bậc Thánh đã giải thoát vẫn còn trú trong thiện pháp ? - TT Tuệ Siêu
Thảo luận 2. Gọi là mười thánh cư nhưng phải chăng vẫn là cứ điểm cho phàm nhân tu tập hướng đến ? - TT Tuệ Siêu
Thảo luận 3. Tại sao những người mang tín ngưỡng tôn giáo thường dễ rơi vào bệnh giáo điều hay giới cấm thủ ? - ĐĐ Pháp Tín
Thảo luận 4. Sinh hoạt hàng ngày có chánh niệm khác biệt thế nào với lối sống thất niệm ? - ĐĐ Nguyên Thông
Thảo luận 5. Sự ứng xử theo bốn cách: suy xét thọ dụng, suy xét kham nhẫn, suy xét né tránh, suy xét khử trừ, phải chăng cho thấy thái độ ứng xử "quyền biến" của người tu tập? - TT Pháp Đăng
Thảo luận 6. Để đời sống tinh thần được xung mãn thì niềm tin hay sự cầu nguyện có thế gọi là đủ chăng ? - TT Tuệ Quyền
III Trắc Nghiệm