Saturday, September 14, 2019

Bài học. Chủ Nhật ngày 15 tháng 9, 2019

Trường Bộ Kinh - Dìgha Nikàya
Giảng Sư: TT Tuệ Siêu 
GIÁO TRÌNH TRƯỜNG BỘ KINH  HƯỚNG DẪN BÀI HỌC NGÀY 15/9/2019 
34. Kinh Thập Thượng (Dasuttara sutta) 9.4

CHÍN PHÁP CẦN PHẢI ĐOẠN TRỪ

Nava dhammā bahukārā, nava dhammā bhāvetabbā, nava dhammā pariññeyyā, nava dhammā pahātabbā, nava dhammā hānabhāgiyā, nava dhammā visesabhāgiyā, nava dhammā duppaṭivijjhā, nava dhammā uppādetabbā, nava dhammā abhiññeyyā, nava dhammā sacchikātabbā.
Có chín pháp có nhiều tác dụng, có chín pháp cần phải tu tập, có chín pháp cần phải biến tri, có chín pháp cần phải đoạn trừ, có chín pháp chịu phần tai hại, có chín pháp đưa đến thù thắng, có chín pháp rất khó thể nhập, có chín pháp cần được sanh khởi, có chín pháp cần được thắng tri, có chín pháp cần được tác chứng.
katame nava dhammā pahātabbā? nava taṇhāmūlakā dhammā — taṇhaṁ paṭicca pariyesanā, pariyesanaṁ paṭicca lābho, lābhaṁ paṭicca vinicchayo, vinicchayaṁ paṭicca chandarāgo , chandarāgaṁ paṭicca ajjhosānaṁ, ajjhosānaṁ paṭicca pariggaho, pariggahaṁ paṭicca macchariyaṁ, macchariyaṁ paṭicca ārakkho, ārakkhādhikaraṇaṁ {ārakkhādhikaraṇaṁ paṭicca daṇḍādānasatthādānakalahaviggahavivādatuvaṁtuvaṁpesuññamusāvādā aneke pāpakā akusalā dhammā sambhavanti. ime nava dhammā pahātabbā
iv) Thế nào là chín pháp cần phải đoạn trừ? Chín ái căn pháp. Do duyên ái, tầm cầu sanh; do duyên tầm cầu, đắc lợi sanh; do duyên đắc lợi, phân biệt sanh; do duyên phân biệt, tham dục sanh; do duyên tham dục, thủ trước sanh; do duyên thủ trước; chấp trì sanh; do duyên chấp trì, xan tham sanh; do duyên xam tham; hộ trì sanh; do duyên hộ trì, chấp trượng, chấp kiến, tránh tụng, tranh luận, tương phản, ly gián ngữ, vọng ngôn, và các ác bất thiện pháp khai sanh. Như vậy là chín pháp cần phải đoạn trừ.

Chú thích sau đây trích từ KHO TÀNG PHÁP HỌC, pháp sư Giác Giới biên soạn:

[427] Chín pháp cần đoạn trừ (Pahātabbā dhammā):
Đây là chín pháp ái căn, chín pháp do ái tham làm gốc (Taṇhāmūlakā dhammā):
1. Do duyên ái, có sự tầm cầu (Taṇhaṃ paṭicca pariyesanā)
2. Do duyên tầm cầu, có lợi đắc (Pariyesanaṃ paṭicca lābho)
3. Do duyên lợi đắc, có phân biệt (Lābhaṃ paṭicca vinicchayo)
4. Do duyên phân biệt, có tham dục (Viniccayaṃ paṭicca chandarāgo)
5. Do duyên tham dục, có dính mắc (Chandarāgaṃ paṭicca ajjhosānaṃ)
6. Do duyên dính mắc, có chấp giữ (Ajjhosānaṃ paṭicca pariggaho)
7. Do duyên chấp giữ có bỏn xẻn (Pariggahaṃ paṭicca macchariyaṃ)
8. Do duyên bỏn xẻn có bảo thủ (Macchariyaṃ paṭicca ārakkho)
9. Do duyên bảo thủ cực đoan mà xảy ra dùng gậy trượng, đao kiếm, xung đột, cãi vã, phân tranh, đấu tranh, ly gián, vọng ngôn, và sanh ra nhiều ác bất thiện pháp (Ārakkhādhikaraṇaṃ paṭicca daṇḍādāna satthādāna kalahaviggaha vivādatuvaṃtuvape suññamusāvādā aneke pāpakā akusalā dhammā sambhavanti).
D.III.289.


ÌI Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hành

Thảo luận 1. Đối với những va chạm trong cuộc sống đa số chúng ta nghĩ rằng đến từ bên ngoài hoặc do người khác. Phải chăng theo bài học hôm nay thì chúng ta nên nhìn từ góc cạnh khác: nguyên do từ bản thân mình? - TT Tuệ Siêu


Thảo luận 2. Chúng ta thường bực mình “khi không vô cớ chuyện đó lại xẩy ra” nhưng nếu biết nhìn vào những căn nguyên sâu xa thì có tác dụng thế nào? - TT Tuệ Siêu

Thảo luận 3. Lợi đắc – làbho - ở đây là hiện tượng xã hội hay là phiền não? - TT Tuệ Siêu

Thảo luận 4. Ngoài sự đương đầu manh động và sự tránh né hèn nhát thì có phương cách xử trí nào khác trước những đụng chạm trong cuộc sống? - TT Pháp Đăng


Thảo luận 5. Trong bài học hôm nay những chi pháp gồm có: 
1. Do duyên ái, có sự tầm cầu (Taṇhaṃ paṭicca pariyesanā)
 2. Do duyên tầm cầu, có lợi đắc (Pariyesanaṃ paṭicca lābho) 
3. Do duyên lợi đắc, có phân biệt (Lābhaṃ paṭicca vinicchayo) 
4. Do duyên phân biệt, có tham dục (Viniccayaṃ paṭicca chandarāgo) 
5. Do duyên tham dục, có dính mắc (Chandarāgaṃ paṭicca ajjhosānaṃ) 
6. Do duyên dính mắc, có chấp giữ (Ajjhosānaṃ paṭicca pariggaho)
 7. Do duyên chấp giữ có bỏn xẻn (Pariggahaṃ paṭicca macchariyaṃ) 
8. Do duyên bỏn xẻn có bảo thủ (Macchariyaṃ paṭicca ārakkho). Nhìn vào những chi pháp nầy thì ái (tanha), tham dục (chandaràgo), dính mắc (ajjhosànam), chấp giữ (pariggaho), thủ hộ (àrakkho) đều nằm trong trạng thái tham (lobha). Làm thế nào để có thể phân biệt trong đời sống thực tế? - TT Tuệ Quyền

Thảo luận 6. Có đúng chăng để chặt đứt sợi dây xích chỉ cần làm đứt một mắt xích? - ĐĐ Nguyên Thông

Thảo luận 7. TT Giác Đẳng đúc kết phần thảo luận



 III Trắc Nghiệm

No comments:

Post a Comment