Monday, September 2, 2019

Bài học. Thứ Ba ngày 3 tháng 9, 2019

Trường Bộ Kinh - Dìgha Nikàya
Giảng Sư: TT Tuệ Quyền  
GIÁO TRÌNH TRƯỜNG BỘ KINH  HƯỚNG DẪN BÀI HỌC NGÀY 3/9/2019 
34. Kinh Thập Thượng (Dasuttara sutta) 8.1

TÁM PHÁP CÓ NHIỀU TÁC DỤNG

Aṭṭha dhammā bahukārā, aṭṭha dhammā bhāvetabbā, aṭṭha dhammā pariññeyyā, aṭṭha dhammā pahātabbā, aṭṭha dhammā hānabhāgiyā, aṭṭha dhammā visesabhāgiyā, aṭṭha dhammā duppaṭivijjhā, aṭṭha dhammā uppādetabbā, aṭṭha dhammā abhiññeyyā, aṭṭha dhammā sacchikātabbā.
Có tám pháp có nhiều tác dụng, có tám pháp cần phải tu tập, có tám pháp cần phải biến tri, có tám pháp cần phải đoạn trừ, có tám pháp chịu phần tai hại, có tám pháp đưa đến thù thắng, có tám pháp rất khó thể nhập, có tám pháp cần được sanh khởi, có tám pháp cần được thắng tri, có tám pháp cần được tác chứng.
katame aṭṭha dhammā bahukārā? aṭṭha hetū aṭṭha paccayā ādibrahmacariyikāya paññāya appaṭiladdhāya paṭilābhāya paṭiladdhāya bhiyyobhāvāya vepullāya bhāvanāya pāripūriyā saṃvattanti. katame aṭṭha? idhāvuso, bhikkhu satthāraṃ VAR upanissāya viharati aññataraṃ vā garuṭṭhāniyaṃ sabrahmacāriṃ, yatthassa tibbaṃ hirottappaṃ paccupaṭṭhitaṃ hoti pemañca gāravo ca. ayaṃ paṭhamo hetu paṭhamo paccayo ādibrahmacariyikāya paññāya appaṭiladdhāya paṭilābhāya. paṭiladdhāya bhiyyobhāvāya vepullāya bhāvanāya pāripūriyā saṃvattati.
“taṃ kho pana satthāraṃ upanissāya viharati aññataraṃ vā garuṭṭhāniyaṃ sabrahmacāriṃ, yatthassa tibbaṃ hirottappaṃ paccupaṭṭhitaṃ hoti pemañca gāravo ca. te kālena kālaṃ upasaṅkamitvā paripucchati paripañhati — ‘idaṃ, bhante, kathaṃ? imassa ko attho’ti? tassa te āyasmanto avivaṭañceva vivaranti, anuttānīkatañca uttānī VAR karonti, anekavihitesu ca kaṅkhāṭṭhāniyesu dhammesu kaṅkhaṃ paṭivinodenti. ayaṃ dutiyo hetu dutiyo paccayo ādibrahmacariyikāya paññāya appaṭiladdhāya paṭilābhāya, paṭiladdhāya bhiyyobhāvāya, vepullāya bhāvanāya pāripūriyā saṃvattati.
 “taṃ kho pana dhammaṃ sutvā dvayena vūpakāsena sampādeti — kāyavūpakāsena ca cittavūpakāsena ca. ayaṃ tatiyo hetu tatiyo paccayo ādibrahmacariyikāya paññāya appaṭiladdhāya paṭilābhāya, paṭiladdhāya bhiyyobhāvāya vepullāya bhāvanāya pāripūriyā saṃvattati.
“puna caparaṃ, āvuso, bhikkhu sīlavā hoti, pātimokkhasaṃvarasaṃvuto viharati ācāragocarasampanno, aṇumattesu vajjesu bhayadassāvī samādāya sikkhati sikkhāpadesu. ayaṃ catuttho hetu catuttho paccayo ādibrahmacariyikāya paññāya appaṭiladdhāya paṭilābhāya, paṭiladdhāya bhiyyobhāvāya vepullāya bhāvanāya pāripūriyā saṃvattati.
“puna caparaṃ, āvuso, bhikkhu bahussuto hoti sutadharo sutasannicayo. ye te dhammā ādikalyāṇā majjhekalyāṇā pariyosānakalyāṇā sātthā sabyañjanā kevalaparipuṇṇaṃ parisuddhaṃ brahmacariyaṃ abhivadanti, tathārūpāssa dhammā bahussutā honti dhātā vacasā paricitā manasānupekkhitā diṭṭhiyā suppaṭividdhā. ayaṃ pañcamo hetu pañcamo paccayo ādibrahmacariyikāya paññāya appaṭiladdhāya paṭilābhāya, paṭiladdhāya bhiyyobhāvāya vepullāya bhāvanāya pāripūriyā saṃvattati.
“puna caparaṃ, āvuso, bhikkhu āraddhavīriyo viharati akusalānaṃ dhammānaṃ pahānāya, kusalānaṃ dhammānaṃ upasampadāya, thāmavā daḷhaparakkamo anikkhittadhuro kusalesu dhammesu. ayaṃ chaṭṭho hetu chaṭṭho paccayo ādibrahmacariyikāya paññāya appaṭiladdhāya paṭilābhāya, paṭiladdhāya bhiyyobhāvāya vepullāya bhāvanāya pāripūriyā saṃvattati.
“puna caparaṃ, āvuso, bhikkhu satimā hoti paramena satinepakkena samannāgato. cirakatampi cirabhāsitampi saritā anussaritā. ayaṃ sattamo hetu sattamo paccayo ādibrahmacariyikāya paññāya appaṭiladdhāya paṭilābhāya, paṭiladdhāya bhiyyobhāvāya vepullāya bhāvanāya pāripūriyā saṃvattati.
 “puna caparaṃ, āvuso, bhikkhu pañcasu upādānakkhandhesu, udayabbayānupassī viharati — ‘iti rūpaṃ iti rūpassa samudayo iti rūpassa atthaṅgamo; iti vedanā iti vedanāya samudayo iti vedanāya atthaṅgamo; iti saññā iti saññāya samudayo iti saññāya atthaṅgamo; iti saṅkhārā iti saṅkhārānaṃ samudayo iti saṅkhārānaṃ atthaṅgamo; iti viññāṇaṃ iti viññāṇassa samudayo iti viññāṇassa atthaṅgamo’ti. ayaṃ aṭṭhamo hetu aṭṭhamo paccayo ādibrahmacariyikāya paññāya appaṭiladdhāya paṭilābhāya, paṭiladdhāya bhiyyobhāvāya vepullāya bhāvanāya pāripūriyā saṃvattati. ime aṭṭha dhammā bahukārā. 
i) Thế nào là tám pháp có nhiều tác dụng? Có tám nhân, tám duyên đưa đến chứng đắc trí tuệ căn bản phạm hạnh nếu chưa chứng được, đưa đến bội tăng, quảng đại, phát triển, viên mãn nếu đã chứng được. Này các Hiền giả, ở đây, ai sống gần bậc Ðạo Sư, hoặc một vị đồng Phạm hạnh đáng tôn kính, nhờ vậy mà tàm quý được sắc sảo, ái lạc và cung kính được an trú. Như vậy là nhân thứ nhất, duyên thứ nhất đưa đến chứng đắc trí tuệ căn bản phạm hạnh nếu chưa chứng được, đưa đến sự bội tăng, quảng đại, phát triển, viên mãn nếu đã chứng được.
Ai sống gần bậc Ðạo Sư, hoặc một vị đồng Phạm hạnh đáng tôn kính, nhờ vậy mà tàm quý được sắc sảo, ái lạc và cung kính được an trú. Người này thỉnh thoảng đến các vị ấy và đặt những câu hỏi: "Này Tôn giả, vấn đề này là thế nào? Vấn đề này nghĩa như thế nào?" Và các vị này đối với người ấy, nêu rõ những gì bị che khuất, phơi bày ra những gì bị giấu kín, và diệt trừ mọi nghi ngờ đối với những vấn đề đang còn nghi ngờ. Như vậy là nhân thứ hai, duyên thứ hai đưa đến sự bội tăng, quảng đại, phát triển, viên mãn nếu đã chứng được.
Sau khi đã nghe pháp, vị này được hai sự an tịnh, an tịnh về thân và an tịnh về tâm. Như vậy là nhân thứ ba, duyên thứ ba, đưa đến chứng đắc trí tuệ căn bản phạm hạnh nếu chưa chứng được; đưa đến sự bội tăng, quảng đại, phát triển, viên mãn, nếu đã chứng được.
Này các Hiền giả, lại nữa, vị Tỷ kheo giữ giới, sống chế ngự với sự chế ngự giới bổn Patimokka, đầy đủ oai nghi chánh hạnh, thấy nguy hiểm trong những lỗi nhỏ nhặt, thọ lãnh và tu học trong các học pháp. Như vậy là nhân thứ tư, duyên thứ tư, đưa đến chứng đắc trí tuệ căn bản phạm hạnh nếu chưa chứng được; đưa đến sự bội tăng, quảng đại, phát triển, viên mãn, nếu đã chứng được.
Này các Hiền giả, lại nữa, vị Tỷ kheo đa văn, ghi nhớ điều đã nghe, chất chứa điều đã nghe. Với các pháp sơ thiện, trung thiện, hậu thiện, nghĩa văn đầy đủ, đề cao Phạm hạnh hoàn toàn viên mãn thanh tịnh. Những pháp ấy, vị ấy nghe nhiều, gìn giữ, ghi nhớ, nhờ lặp đi lặp lại, tâm ý suy tư, khéo thành đạt chánh trí. Như vậy là nhân thứ năm, duyên thứ năm, đưa đến chứng đắc trí tuệ căn bản phạm hạnh nếu chưa chứng được; đưa đến sự bội tăng, quảng đại, phát triển, viên mãn, nếu đã chứng được.
Này các Hiền giả, lại nữa, vị Tỷ kheo sống tinh cần, tinh tấn, đoạn trừ các ác pháp, thành tựu các thiện pháp, vững chắc, kiên trì đối với các thiện pháp. Như vậy là nhân thứ sáu, duyên thứ sáu, đưa đến chứng đắc trí tuệ căn bản phạm hạnh nếu chưa chứng được; đưa đến sự bội tăng, quảng đại, phát triển, viên mãn, nếu đã chứng được.
Này các Hiền giả, lại nữa, vị Tỷ kheo có chánh niệm, có chánh niệm tối thượng và phân tích rõ ràng ghi nhận, nhớ rõ điều làm đã lâu ngày, nói đã lâu ngày. Như vậy là nhân thứ bảy, là duyên thứ bảy, đưa đến chứng đắc trí tuệ căn bản phạm hạnh nếu chưa chứng được; đưa đến sự bội tăng, quảng đại, phát triển, viên mãn, nếu đã chứng được.
Này các Hiền giả, lại nữa vị Tỷ kheo sống quán sát sự sanh diệt của năm thủ uẩn: Ðây là sắc, đây là tập của sắc, đây là diệt của sắc. Ðây là thọ... Ðây là tưởng... Ðây là hành... Ðây là thức. Ðây là tập của thức, đây là diệt của thức. Như vậy là nhân thứ tám, duyên thứ tám, đưa đến chứng đắc trí tuệ căn bản phạm hạnh nếu chưa chứng được; đưa đến sự bội tăng, quảng đại, phát triển, viên mãn, nếu đã chứng được.
Như vậy là tám pháp có nhiều tác dụng.

Chú thích sau đây trích từ KHO TÀNG PHÁP HỌC, pháp sư Giác Giới biên soạn:
[399] Tám pháp đa tác dụng (Bahukārā dhammā):
Đây là tám nhân dẫn đến trí tuệ phạm hạnh căn bản (Hetū ādibrahmacariyakāya paññāya saṃ-vattanti):
1. An lập lòng tàm quý nhạy bén (Tibbaṃ hiri- ottappaṃ paccuṭṭhitaṃ hoti).
2. Tùy thời hỏi pháp (Kālena dhammaṃ paripucchati).
3. Sống viễn ly thân tâm (Kāyacittavūpakāsena sampādeti).
4. Có giới hạnh (Sīlavā hoti).
5. Có đa văn (Bahussuto hoti).
6. Trú chuyên cần (Āraddhaviriyo viharati).
7. Có chánh niệm (Satimā hoti)
8. Sống quán sanh diệt đối với ngũ thủ uẩn (Pañcasu upādānakkhandesu udayavyayānupassī vi-harati).

D.III.284


ÌI Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hành

Thảo luận 1.  Mệnh đề “tàm quý nhạy bén” nên được hiểu như thế nào ? - TT Tuệ Siêu 

Thảo luận  2. Thời gian thế nào là thích hợp để nghe Pháp hay đàm luận Pháp ? - TT Tuệ Siêu 

Thảo luận 3. Tại sao chánh niệm ở đây liên quan tới trí nhớ ? ( Vi Tỳ kheo có chánh niệm , có chánh niệm tối thượng và phân tích rõ ràng và ghi nhận , nhớ rõ điều làm đã lâu ngày , nói đã lâu ngày ) Một người có trí nhớ tốt thì phãi chăng cũng có chánh niệm tốt ? - TT Tuệ Siêu

Thảo luận  4. Xin nêu cụ thể thế nào thân viễn ly mà tâm không viễn ly hay ngược lại . Phãi chăng nếu tâm đã viễn ly thì dù thân có viễn ly hay không cũng không quan trọng ? - TT Pháp Đăng

Thảo luận  5. Tại sao khả năng nhận thức liên quan tới trí tuệ hay tuệ giác ? - TT Pháp Tân  



 III Trắc Nghiệm

No comments:

Post a Comment