Friday, September 13, 2019

Bài học. Thứ Bảy 14 tháng 9, 2019

Trường Bộ Kinh - Dìgha Nikàya
Giảng Sư: TT Pháp Đăng 
GIÁO TRÌNH TRƯỜNG BỘ KINH  HƯỚNG DẪN BÀI HỌC NGÀY 14/9/2019 
34. Kinh Thập Thượng (Dasuttara sutta) 9.3

CHÍN PHÁP CẦN BIẾN TRI

Nava dhammā bahukārā, nava dhammā bhāvetabbā, nava dhammā pariññeyyā, nava dhammā pahātabbā, nava dhammā hānabhāgiyā, nava dhammā visesabhāgiyā, nava dhammā duppaṭivijjhā, nava dhammā uppādetabbā, nava dhammā abhiññeyyā, nava dhammā sacchikātabbā.
Có chín pháp có nhiều tác dụng, có chín pháp cần phải tu tập, có chín pháp cần phải biến tri, có chín pháp cần phải đoạn trừ, có chín pháp chịu phần tai hại, có chín pháp đưa đến thù thắng, có chín pháp rất khó thể nhập, có chín pháp cần được sanh khởi, có chín pháp cần được thắng tri, có chín pháp cần được tác chứng.
katame nava dhammā pariññeyyā? nava sattāvāsā — santāvuso, sattā nānattakāyā nānattasaññino, seyyathāpi manussā ekacce ca devā ekacce ca vinipātikā. ayaṁ paṭhamo sattāvāso.
santāvuso , sattā nānattakāyā ekattasaññino, seyyathāpi devā brahmakāyikā paṭhamābhinibbattā. ayaṁ dutiyo sattāvāso.
santāvuso, sattā ekattakāyā nānattasaññino, seyyathāpi devā ābhassarā. ayaṁ tatiyo sattāvāso.
santāvuso, sattā ekattakāyā ekattasaññino, seyyathāpi devā subhakiṇhā. ayaṁ catuttho sattāvāso.
santāvuso, sattā asaññino appaṭisaṁvedino, seyyathāpi devā asaññasattā. ayaṁ pañcamo sattāvāso.
santāvuso, sattā sabbaso rūpasaññānaṁ samatikkamā paṭighasaññānaṁ atthaṅgamā nānattasaññānaṁ amanasikārā ‘ananto ākāso’ti ākāsānañcāyatanūpagā. ayaṁ chaṭṭho sattāvāso.
santāvuso, sattā sabbaso ākāsānañcāyatanaṁ samatikkamma ‘anantaṁ viññāṇan’ti viññāṇañcāyatanūpagā. ayaṁ sattamo sattāvāso.
santāvuso, sattā sabbaso viññāṇañcāyatanaṁ samatikkamma ‘natthi kiñcī’ti ākiñcaññāyatanūpagā. ayaṁ aṭṭhamo sattāvāso.
santāvuso, sattā sabbaso ākiñcaññāyatanaṁ samatikkamma nevasaññānāsaññāyatanūpagā. ayaṁ navamo sattāvāso. ime nava dhammā pariññeyyā.
iii) Thế nào là chín pháp cần được biến tri? Chín hữu tình trú. Này các Hiền giả, có những loài hữu tình, thân sai biệt, tưởng sai biệt, như loài Người, một số chư Thiên, một số ở tại các đọa xứ. Ðó là hữu tình trú xứ thứ nhất. Này các Hiền giả, có những loài hữu tình, thân sai biệt, tưởng đồng nhất, như Phạm Chúng thiên khi mới tái sanh. Ðó là hữu tình trú xứ thứ hai. Này các Hiền giả, có loài hữu tình, thân đồng nhất, tưởng sai biệt như chư Quang Âm thiên. Ðó là hữu tình trú xứ thứ ba. Này các Hiền giả, có loài hữu tình, thân đồng nhất, tưởng đồng nhất như chư Tịnh Cư thiên. Ðó là hữu tình trú xứ thứ tư. Này các Hiền giả, có những loài hữu tình không có tưởng, không có thọ, như chư Vô Tưởng thiên. Ðó là hữu tình trú xứ thứ năm. Này các Hiền giả, có những loài hữu tình vượt khỏi sắc tưởng một cách hoàn toàn, diệt trừ các sân tưởng, không có tác ý sai biệt tưởng, chứng được Hư không vô biên xứ: "Hư không là vô biên". Ðó là hữu tình trú xứ thứ sáu. Này các Hiền giả, có những loài hữu tình vượt khỏi Hư không vô biên xứ một cách hoàn toàn, chứng Thức vô biên xứ: "Thức là vô biên". Ðó là hữu tình trú xứ thứ bảy. Này các Hiền giả, có những loài hữu tình vượt khỏi Thức vô biên xứ một cách hoàn toàn, chứng Vô sở hữu xứ: "Không có vật gì". Ðó là hữu tình trú xứ thứ tám. Này các Hiền giả, có những loài hữu tình vượt khỏi Vô sở hữu xứ một cách hoàn toàn, chứng Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Ðó là hữu tình trú xứ thứ chín.

Như vậy là chín pháp cần được biến tri.

Chú thích sau đây trích từ KHO TÀNG PHÁP HỌC, pháp sư Giác Giới biên soạn:
[426] Chín pháp cần biến tri (Pariññeyyā dammā):

Đây là chín hữu tình cư, chín tình trạng trú của chúng sanh (Sattāvāsa):
1. Có chúng sanh thân dị tưởng dị (Sattā nānattakāyanānattasaññino)
2. Có chúng sanh thân dị tưởng đồng (Sattā nānattakāyekattasaññino)
3. Có chúng sanh thân đồng tưởng dị (Sattā ekattakāyanānattasaññino)
4. Có chúng sanh thân đồng tưởng đồng (Sattā ekattakāyekattasaññino)
5. Có chúng sanh không có tưởng, không có thọ (Sattā asaññino appaṭisaṃvedino), cũng gọi là chúng sanh vô tưởng (asaññasatta)

6. Có chúng sanh đạt đến Không vô biên xứ (Sattā ākāsānañcāyatanūpagā)
7. Có chúng sanh đạt đến Thức vô biên xứ (Sattā viññāṇañcāyatanūpagā)
8. Có chúng sanh đạt đến Vô sở hữu xứ (Sattā ākiñcaññāyatanūpagā)
9. Có chúng sanh đạt đến Phi tưởng phi phi tưởng xứ (Sattā nevasaññānāsaññāyatanūpagā).
Chín hữu tình cư này, có bảy chi giống như bảy thức trú (Viññāṇaṭṭhiti) - xem [372], chỉ thêm hai chi nữa là chúng sanh vô tưởng (điều 5) và chúng sanh phi tưởng phi phi tưởng xứ (điều 9).
D.III.263,288; A.IV.401.


ÌI Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hành

Thảo luận 1. Chúng sanh cõi vô tưởng có sắc mà không tâm thức vậy khác biệt thế nào với cây cỏ? Theo Phật Pháp thì thực vật có thể xem là chúng sanh? - TT Tuệ Quyền


Thảo luận 2. Một số loài vật như con ong, cái kiến … sống theo bầy đàn có thân và suy nghĩ giống tương đối giống nhau. Sự tương đồng đó phải chăng do cộng nghiệp quá khứ? - ĐĐ Nguyên Thông

Thảo luận 3. Người ta thường phân biệt người sống và người chết khi tụng kinh cần an, cầu siêu. Phải chăng theo Phật Pháp thì dù sống hay sau khi chết sanh vào cõi khác đều là chúng sanh? - TT Pháp Đăng

Thảo luận 4. Có những giá trị vốn bất định thí dụ màu da trắng có phải là quả của thiện nghiệp? (Nhiều người da trắng chuộng nước da ngăm) - TT Tuệ Quyền

Thảo luận 5. Ngày nay nhiều người phản đối chuyện thụ thai con người trong ống nghiệm với lý lẽ một người sanh ra không cha không mẹ là điều bất nhân. Các loài hoá sanh như chư thiên, phạm thiên không có được tình phụ tử, tình phụ tử, tương quan gia đình thì cuộc sống có khiếm khuyết chăng? - ĐĐ Nguyên Thông


Thảo luận 6. Nguyện lực có ảnh hưởng thế nào đối với nghiệp lực? - TT Giác Đẳng



 III Trắc Nghiệm

No comments:

Post a Comment