Trường Bộ Kinh - Dìgha Nikàya
Giảng Sư: ĐĐ Huy Niệm
GIÁO TRÌNH TRƯỜNG BỘ KINH HƯỚNG DẪN BÀI HỌC NGÀY 12/9/2019
34. Kinh Thập Thượng (Dasuttara sutta) 9.1
CHÍN PHÁP CÓ NHIỀU TÁC DỤNG
Nava dhammā bahukārā, nava dhammā bhāvetabbā, nava dhammā pariññeyyā, nava dhammā pahātabbā, nava dhammā hānabhāgiyā, nava dhammā visesabhāgiyā, nava dhammā duppaṭivijjhā, nava dhammā uppādetabbā, nava dhammā abhiññeyyā, nava dhammā sacchikātabbā.
Có chín pháp có nhiều tác dụng, có chín pháp cần phải tu tập, có chín pháp cần phải biến tri, có chín pháp cần phải đoạn trừ, có chín pháp chịu phần tai hại, có chín pháp đưa đến thù thắng, có chín pháp rất khó thể nhập, có chín pháp cần được sanh khởi, có chín pháp cần được thắng tri, có chín pháp cần được tác chứng.
katame T.3.329 nava dhammā bahukārā? nava yonisomanasikāramūlakā dhammā, yonisomanasikaroto pāmojjaṁ jāyati, pamuditassa pīti jāyati, pītimanassa kāyo passambhati, passaddhakāyo sukhaṁ vedeti, sukhino cittaṁ samādhiyati, samāhite citte yathābhūtaṁ jānāti passati, yathābhūtaṁ jānaṁ passaṁ nibbindati, nibbindaṁ virajjati, virāgā vimuccati. ime nava dhammā bahukārā
i) Thế nào là chín pháp có nhiều tác dụng? Chín pháp tư duy về căn pháp. Do chánh tư duy, hân hoan sinh; do hân hoan, hỷ sanh; do tâm hoan hỷ, thân được khinh an; do thân khinh an, lạc thọ sanh; do lạc thọ, tâm được định tỉnh; do tâm định tỉnh, biết được, thấy được sự vật như chân; do biết, nhờ thấy như chơn, yểm ly sanh; do yểm ly, ly dục sanh; do ly dục, vị ấy được giải thoát. Như vậy là chín pháp có nhiều tác dụng.
Chú thích sau đây trích từ KHO TÀNG PHÁP HỌC, pháp sư Giác Giới biên soạn:
[424] Chín pháp đa tác dụng (Bahukārā dhammā):
Đây là chín pháp căn khéo tác ý hay pháp sanh khởi do khéo tác ý làm gốc (Yonisomanasikāramūlakā dhammā):
1. Do khéo tác ý, hân hoan sanh (Yonisomanasikaroto pāmojjaṃ jāyati).
2. Do hân hoan, sanh hỷ (Pamuditassa pīti jāyati).
3. Do tâm hỷ nên thân khinh an (Pītimanassa kāyo passambhati)
4. Thân khinh an thì cảm thọ lạc (Passad-dhakāyo sukhaṃ vedeti)
5. Nhờ an lạc nên tâm định tỉnh (Sukhino cittaṃ samādhiyati).
6. Nhờ tâm định tỉnh nên biết được thấy được như thật (Samahitena citena yathārūpaṃ pajānāti passati).
7. Khi thấy biết như thật thì yểm ly (Yathābhūtaṃ jānaṃ passaṃ nibbindati).
8. Khi yểm ly thì vô nhiễm (Nibbindaṃ virajjati).
9. Do vô nhiễm được giải thoát (Virāgā vimuccati).
D.III. 288
ÌI Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hành
Thảo luận 2. Khéo tác ý hay như lý tác ý (yonisomanasikāra) trong Phật Pháp khác biệt gì với cái nhìn tích cực (positive thinking) hay cái nhìn lạc quan? - TT Tuệ Siêu
Thảo luận 3. Pháp thứ sáu: Nhờ tâm định tỉnh nên biết được thấy được như thật (Samahitena citena yathārūpaṃ pajānāti passati). Tại sao sự thấy, biết như thật không đến từ suy luận mà từ sự định tỉnh? - TT Tuệ Quyền
Thảo luận 4. Pháp thứ nhất: Do khéo tác ý, hân hoan sanh (Yonisomanasikaroto pāmojjaṃ jāyati). Khéo tác ý đối với nghịch cảnh có làm tâm hân hoan chăng? - ĐĐ Nguyên Thông
Thảo luận 5. Tâm viễn ly đôi khi được dịch là tâm nhàm chán. Tại sao những trạng thái hân hoan, nhàm chán lại có liên hệ với nhau trong ảnh hưởng dây chuyền nầy? - ĐĐ Huy Niệm
Thảo luận 6. TT Giác Đẳng đúc kết phần thảo luận
III Trắc Nghiệm
No comments:
Post a Comment