Monday, September 16, 2019

Bài học. Thứ Ba ngày 17 tháng 9, 2019

Trường Bộ Kinh - Dìgha Nikàya
Giảng Sư: TT Tuệ Quyền 
GIÁO TRÌNH TRƯỜNG BỘ KINH  HƯỚNG DẪN BÀI HỌC NGÀY 17/9/2019 
34. Kinh Thập Thượng (Dasuttara sutta) 9.7

CHÍN PHÁP RẤT KHÓ THỂ NHẬP

Nava dhammā bahukārā, nava dhammā bhāvetabbā, nava dhammā pariññeyyā, nava dhammā pahātabbā, nava dhammā hānabhāgiyā, nava dhammā visesabhāgiyā, nava dhammā duppaṭivijjhā, nava dhammā uppādetabbā, nava dhammā abhiññeyyā, nava dhammā sacchikātabbā.
Có chín pháp có nhiều tác dụng, có chín pháp cần phải tu tập, có chín pháp cần phải biến tri, có chín pháp cần phải đoạn trừ, có chín pháp chịu phần tai hại, có chín pháp đưa đến thù thắng, có chín pháp rất khó thể nhập, có chín pháp cần được sanh khởi, có chín pháp cần được thắng tri, có chín pháp cần được tác chứng.
katame nava dhammā duppaṭivijjhā? nava nānattā — dhātunānattaṁ paṭicca uppajjati phassanānattaṁ, phassanānattaṁ paṭicca uppajjati vedanānānattaṁ, vedanānānattaṁ paṭicca uppajjati saññānānattaṁ, saññānānattaṁ paṭicca uppajjati saṅkappanānattaṁ, saṅkappanānattaṁ paṭicca uppajjati chandanānattaṁ, chandanānattaṁ paṭicca uppajjati pariḷāhanānattaṁ, pariḷāhanānattaṁ paṭicca uppajjati pariyesanānānattaṁ, pariyesanānānattaṁ paṭicca uppajjati lābhanānattaṁ. ime nava dhammā duppaṭivijjhā.
vii) Thế nào là chín pháp rất khó thể nhập? Chín loại sai biệt. Do duyên giới sai biệt, xúc sai biệt sanh; do duyên xúc sai biệt, thọ sai biệt sanh; do duyên thọ sai biệt; tưởng sai biệt sanh; do duyên tưởng sai biệt, tư duy sai biệt sanh; do duyên tư duy sai biệt, dục sai biệt sanh; do duyên dục sai biệt, nhiệt tình sai biệt sanh; do duyên nhiệt tình sai biệt; tầm cầu sanh; do duyên tầm cầu, sai biệt, đắc lợi sanh. Như vậy là chín pháp rất khó thể nhập.

Chú thích sau đây trích từ KHO TÀNG PHÁP HỌC, pháp sư Giác Giới biên soạn:
[430] Chín pháp khó thể nhập (Duppaṭivij-jhā dhammā):

Đây là chín tánh sai biệt (Nānattā):
1. Giới sai biệt (Dhātunānattaṃ)
2. Do duyên giới sai biệt nên sanh ra xúc sai biệt (Dhātunānattaṃ paṭicca uppajjati phassanānat-taṃ)
3. Do duyên xúc sai biệt nên sanh thọ sai biệt (Phassanānattaṃ paṭicca uppajjati vedanānattaṃ)
4. Do duyên thọ sai biệt sanh ra tưởng sai biệt (Vedanānānattaṃ paṭicca uppajjati saññānānānattaṃ)
5. Do duyên tưởng sai biệt sanh ra tư duy sai biệt (Saññānānattaṃ paṭicca uppajjati saṅkappanānattaṃ)
6. Do duyên tư duy sai biệt sanh ra dục cầu sai biệt (Saṅkappanānattaṃ paṭicca uppajjati chandanānattaṃ)
7. Do duyên dục cầu sai biệt sanh ra nhiệt tình sai biệt (Chandanānattaṃ paṭicca uppajjati pariḷāhanānattaṃ)
8. Do duyên nhiệt tình sai biệt sanh ra tầm cầu sai biệt (Pariḷāhanānattaṃ paṭicca uppajjati pariyesanānānattaṃ)
9. Do tầm cầu sai biệt sanh ra lợi đắc sai biệt (Pariyesanānānattaṃ paṭicca uppajjati labhanānattaṃ).
D.III.289.


ÌI Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hành

Thảo luận 1. Ngài Narada viết rằng Abhidhamma có thể gọi là môn tâm lý học Phật Giáo , Tuy nhiên nếu nghiên cứu với kỳ vọng như nghành tâm lý học tây phương thì sẽ thất vọng . Chúng ta thử so sánh vài điểm . Phật giáo có nói gì về bản năng ? . Tâm hộ kiếp (bhavanga) có phải là bản năng theo Phật học? Sigmund Freud ( Người lập ra nghành psychoanalysis của môn tâm lý học ) . Quan niệm rằng nhục dục vốn bắt nguồn từ những thú nhục cãm thời ấu như bú vú mẹ , nút ngón tay . Phật Pháp có dạy tương tự như vậy không ? - TT Pháp Tân

 Thảo luận  2.  Phật Pháp có dạy ý nghĩa tương tự như câu : Nhân chi sơ , Tính bản thiện . Tính tương cận , Tập tương viễn. ( Con người ban đầu vốn thiện nhưng do tiếp xúc thận cận lâu ngày nên thay đổi tập nhiễm ) ? - TT Tuệ Siêu 

Thảo luận 3. Trong đoạn kinh: Do duyên giới sai biệt, xúc sai biệt sanh; do duyên xúc sai biệt, thọ sai biệt sanh; do duyên thọ sai biệt; tưởng sai biệt sanh; do duyên tưởng sai biệt, tư duy sai biệt sanh; do duyên tư duy sai biệt, dục sai biệt sanh.. có vẻ như phiền não sanh do hiện tượng tự nhiên vậy “trách nhiệm bản thân” nằm ở chỗ nào? Phật Pháp có dạy về “tội lỗi - sin” như Ki Tô Giáo? - TT Pháp Đăng

Thảo luận 4. Vi Diệu Pháp dạy rằng Thọ , Tưởng , hành , thức luôn đi chung với nhau , thế thì tại sao Kinh Tạng lại nói có trước có sau ? - ĐĐ Pháp Tín

Thảo luận 5. Phải chăng theo Phật học thì một người tâm tánh chất phác nhất , nhưng thế giới nội tâm vẩn phức tạp với những giới ,xúc, thọ ,tưởng … ? - ĐĐ Nguyên Thông 

Thảo luận 6. TT Giác Đẳng đúc kết phần thảo luận 


 III Trắc Nghiệm

No comments:

Post a Comment