Trường Bộ Kinh - Dìgha Nikàya
Giảng Sư: TT Pháp Tân
GIÁO TRÌNH TRƯỜNG BỘ KINH HƯỚNG DẪN BÀI HỌC NGÀY 7/9/2019
34. Kinh Thập Thượng (Dasuttara sutta) 8.5 & 8.6
TÁM PHÁP HƯỚNG ĐẾN HẠ LIỆT & TÁM PHÁP HƯỚNG ĐẾN THÙ THẮNG
Aṭṭha dhammā bahukārā, aṭṭha dhammā bhāvetabbā, aṭṭha dhammā pariññeyyā, aṭṭha dhammā pahātabbā, aṭṭha dhammā hānabhāgiyā, aṭṭha dhammā visesabhāgiyā, aṭṭha dhammā duppaṭivijjhā, aṭṭha dhammā uppādetabbā, aṭṭha dhammā abhiññeyyā, aṭṭha dhammā sacchikātabbā.
Có tám pháp có nhiều tác dụng, có tám pháp cần phải tu tập, có tám pháp cần phải biến tri, có tám pháp cần phải đoạn trừ, có tám pháp chịu phần tai hại, có tám pháp đưa đến thù thắng, có tám pháp rất khó thể nhập, có tám pháp cần được sanh khởi, có tám pháp cần được thắng tri, có tám pháp cần được tác chứng.
“katame aṭṭha dhammā hānabhāgiyā? aṭṭha kusītavatthūni. idhāvuso, bhikkhunā kammaṁ kātabbaṁ hoti, tassa evaṁ hoti — ‘kammaṁ kho me kātabbaṁ bhavissati, kammaṁ kho pana me karontassa kāyo kilamissati, handāhaṁ nipajjāmī’ti. so nipajjati, na vīriyaṁ ārabhati appattassa pattiyā anadhigatassa adhigamāya asacchikatassa sacchikiriyāya. idaṁ paṭhamaṁ kusītavatthu.
“puna caparaṁ, āvuso, bhikkhunā kammaṁ kataṁ hoti . tassa evaṁ hoti — ‘ahaṁ kho kammaṁ akāsiṁ, kammaṁ kho pana me karontassa kāyo kilanto, handāhaṁ nipajjāmī’ti. so nipajjati, na vīriyaṁ ārabhati ... pe ... idaṁ dutiyaṁ kusītavatthu.
“puna caparaṁ, āvuso, bhikkhunā maggo gantabbo hoti. tassa evaṁ hoti — ‘maggo kho me gantabbo bhavissati, maggaṁ kho pana me gacchantassa kāyo kilamissati, handāhaṁ nipajjāmī’ti. so nipajjati, na vīriyaṁ ārabhati ... pe ... idaṁ tatiyaṁ kusītavatthu.
“puna caparaṁ, āvuso, bhikkhunā maggo gato hoti. tassa evaṁ hoti — ‘ahaṁ kho maggaṁ agamāsiṁ, maggaṁ kho pana me gacchantassa kāyo kilanto, handāhaṁ nipajjāmī’ti. so nipajjati, na vīriyaṁ ārabhati ... pe ... idaṁ catutthaṁ kusītavatthu.
“puna caparaṁ, āvuso, bhikkhu gāmaṁ vā nigamaṁ vā piṇḍāya caranto na labhati lūkhassa vā paṇītassa vā bhojanassa yāvadatthaṁ pāripūriṁ. tassa evaṁ hoti — ‘ahaṁ kho gāmaṁ vā nigamaṁ vā piṇḍāya caranto nālatthaṁ lūkhassa vā paṇītassa vā bhojanassa yāvadatthaṁ pāripūriṁ, tassa me kāyo kilanto akammañño, handāhaṁ nipajjāmī’ti ... pe ... idaṁ pañcamaṁ kusītavatthu.
“puna caparaṁ, āvuso, bhikkhu gāmaṁ vā nigamaṁ vā piṇḍāya caranto labhati lūkhassa vā paṇītassa vā bhojanassa yāvadatthaṁ pāripūriṁ. tassa evaṁ hoti — ‘ahaṁ kho gāmaṁ vā nigamaṁ vā piṇḍāya caranto alatthaṁ lūkhassa vā paṇītassa vā bhojanassa yāvadatthaṁ pāripūriṁ , tassa me kāyo garuko akammañño, māsācitaṁ maññe, handāhaṁ nipajjāmī’ti. so nipajjati ... pe ... idaṁ chaṭṭhaṁ kusītavatthu.
“puna caparaṁ, āvuso, bhikkhuno uppanno hoti appamattako ābādho, tassa evaṁ hoti — ‘uppanno kho me ayaṁ appamattako ābādho atthi kappo nipajjituṁ, handāhaṁ nipajjāmī’ti. so nipajjati ... pe ... idaṁ sattamaṁ kusītavatthu.
“puna caparaṁ, āvuso, bhikkhu gilānāvuṭṭhito hoti aciravuṭṭhito gelaññā. tassa evaṁ hoti — ‘ahaṁ kho gilānāvuṭṭhito aciravuṭṭhito gelaññā. tassa me kāyo dubbalo akammañño, handāhaṁ nipajjāmī’ti. so nipajjati ... pe ... idaṁ aṭṭhamaṁ kusītavatthu. ime aṭṭha dhammā hānabhāgiyā.
(ca) “katame aṭṭha dhammā visesabhāgiyā? aṭṭha ārambhavatthūni. idhāvuso, bhikkhunā kammaṁ kātabbaṁ hoti, tassa evaṁ hoti — ‘kammaṁ kho me kātabbaṁ bhavissati, kammaṁ kho pana me karontena na sukaraṁ buddhānaṁ sāsanaṁ manasikātuṁ, handāhaṁ vīriyaṁ ārabhāmi appattassa pattiyā anadhigatassa adhigamāya asacchikatassa sacchikiriyāyā’ti. so vīriyaṁ ārabhati appattassa pattiyā anadhigatassa adhigamāya asacchikatassa sacchikiriyāya. idaṁ paṭhamaṁ ārambhavatthu.
“puna caparaṁ, āvuso, bhikkhunā kammaṁ kataṁ hoti. tassa evaṁ hoti — ‘ahaṁ kho kammaṁ akāsiṁ, kammaṁ kho panāhaṁ karonto nāsakkhiṁ buddhānaṁ sāsanaṁ manasikātuṁ, handāhaṁ vīriyaṁ ārabhāmi ... pe ... idaṁ dutiyaṁ ārambhavatthu.
“puna caparaṁ, āvuso, bhikkhunā maggo gantabbo hoti. tassa evaṁ hoti — ‘maggo kho me gantabbo bhavissati, maggaṁ kho pana me gacchantena na sukaraṁ buddhānaṁ sāsanaṁ manasikātuṁ, handāhaṁ vīriyaṁ ārabhāmi ... pe ... idaṁ tatiyaṁ ārambhavatthu.
“puna caparaṁ, āvuso, bhikkhunā maggo gato hoti. tassa evaṁ hoti — ‘ahaṁ kho maggaṁ agamāsiṁ, maggaṁ kho panāhaṁ gacchanto nāsakkhiṁ buddhānaṁ sāsanaṁ manasikātuṁ, handāhaṁ vīriyaṁ ārabhāmi ... pe ... idaṁ catutthaṁ ārambhavatthu.
“puna caparaṁ, āvuso, bhikkhu gāmaṁ vā nigamaṁ vā piṇḍāya caranto na labhati lūkhassa vā paṇītassa vā bhojanassa yāvadatthaṁ pāripūriṁ. tassa evaṁ hoti — ‘ahaṁ kho gāmaṁ vā nigamaṁ vā piṇḍāya caranto nālatthaṁ lūkhassa vā paṇītassa vā bhojanassa yāvadatthaṁ pāripūriṁ , tassa me kāyo lahuko kammañño, handāhaṁ vīriyaṁ ārabhāmi ... pe ... idaṁ pañcamaṁ ārambhavatthu.
“puna caparaṁ, āvuso, bhikkhu gāmaṁ vā nigamaṁ vā piṇḍāya caranto labhati lūkhassa vā paṇītassa vā bhojanassa yāvadatthaṁ pāripūriṁ. tassa evaṁ hoti — ‘ahaṁ kho gāmaṁ vā nigamaṁ vā piṇḍāya caranto alatthaṁ lūkhassa vā paṇītassa vā bhojanassa yāvadatthaṁ pāripūriṁ. tassa me kāyo balavā kammañño, handāhaṁ vīriyaṁ ārabhāmi ... pe ... idaṁ chaṭṭhaṁ ārambhavatthu.
“puna caparaṁ, āvuso, bhikkhuno uppanno hoti appamattako ābādho. tassa evaṁ hoti — ‘uppanno kho me ayaṁ appamattako ābādho ṭhānaṁ kho panetaṁ vijjati, yaṁ me ābādho pavaḍḍheyya, handāhaṁ vīriyaṁ ārabhāmi ... pe ... idaṁ sattamaṁ ārambhavatthu.
“puna caparaṁ, āvuso, bhikkhu gilānā vuṭṭhito hoti aciravuṭṭhito gelaññā. tassa evaṁ hoti — ‘ahaṁ kho gilānā vuṭṭhito aciravuṭṭhito gelaññā, ṭhānaṁ kho panetaṁ vijjati, yaṁ me ābādho paccudāvatteyya, handāhaṁ vīriyaṁ ārabhāmi appattassa pattiyā anadhigatassa adhigamāya asacchikatassa sacchikiriyāyā’ti. so vīriyaṁ ārabhati appattassa pattiyā anadhigatassa adhigamāya asacchikatassa sacchikiriyāya. idaṁ aṭṭhamaṁ ārambhavatthu. ime aṭṭha dhammā visesabhāgiyā.
v) Thế nào là tám pháp chịu phần tai hại? Tám giải đãi sự. Này các Hiền giả, ở đây có việc vị Tỷ kheo phải làm. Vị này nghĩ: "Có công việc ta sẽ phải làm. Nếu ta làm việc, thời thân ta sẽ mệt mỏi. Vậy ta nên nằm xuống". Vị ấy nằm xuống, không có tinh tấn để đạt được điều chưa đạt được, để thành tựu điều chưa thành tựu, để chứng ngộ điều chưa chứng ngộ được, như vậy là giải đãi sự thứ nhất.
Này các Hiền giả, lại nữa, một việc đã được vị Tỷ kheo làm. Vị này nghĩ: "Ta đã làm một công việc. Do ta làm một công việc nên thân ta mệt mỏi. Vậy ta nên nằm xuống". Vị ấy nằm xuống, không có tinh tấn... như vậy là giải đãi sự thứ hai.
Này các Hiền giả, lại nữa, có con đường vị Tỷ kheo phải đi. Vị này nghĩ: "Khi ta đi con đường ấy, thân ta sẽ mệt mỏi. Vậy ta nên nằm xuống". Vị ấy nằm xuống, không có tinh tấn... Như vậy là giải đãi sự thứ ba.
Này các Hiền giả, lại nữa, con đường vị Tỷ kheo đã đi. Vị này nghĩ: "Ta đã đi con đường, do ta đã đi con đường nên thân ta mệt mỏi. Vậy ta nên nằm xuống". Vị ấy nằm xuống, không có tinh tấn... Như vậy là giải đãi sự thứ tư.
Này các Hiền giả, vị Tỷ kheo đi khất thực ở làng hay tại đô thị không nhận được các đồ ăn loại cứng hay đồ ăn loại mềm, đầy đủ như ý muốn. Vị ấy nghĩ: "Ta đi khất thực ở làng hay đô thị, không nhận được các đồ ăn loại cứng hay đồ ăn loại mềm đầy đủ như ý muốn. Thân này của ta bị mệt mỏi không lợi ích gì. Vậy ta nên nằm xuống". Vị ấy nằm xuống, không có tinh tấn. Như vậy là giải đãi sự thứ năm.
Này các Hiền giả, lại nữa, vị Tỷ kheo, trong khi đi khất thực tại làng hay thị xã nhận được các đồ ăn loại cứng hay đố ăn loại mềm đầy đủ như ý muốn. Vị ấy nghĩ: "Ta đi khất thức tại làng hay tại thị xã, nhận được các đồ ăn loại cứng hay đồ ăn loại mềm, đầy đủ như ý muốn. Thân này của ta nặng nề, không làm được gì, như một nhóm đậu. Vậy ta nên nằm xuống". Vị ấy nằm xuống, không có tinh tấn... Như vậy là giải đãi sự thứ sáu.
Này các Hiền giả, lại nữa, vị Tỷ kheo bị đau bệnh nhẹ. Vị này nghĩ: "Nay ta bị đau bệnh nhẹ, cần phải nằm nghỉ. Vậy ta nên nằm xuống". Vị ấy nằm xuống, không có tinh tấn... Như vậy là giải đãi sự thứ bảy.
Này các Hiền giả, lại nữa, vị Tỷ kheo mới đau bệnh dậy, mới khỏi bệnh không bao lâu. Vị ấy nghĩ: "Ta mới đau bệnh dậy, mới khỏi bệnh không bao lâu. Thân này của ta yếu đuối, không làm được việc gì, vậy ta hãy nằm xuống". Vị ấy nằm xuống, không có tinh tấn để đạt được điều chưa đạt được, để thành tựu điều chưa thành tựu được, để chứng ngộ điều chưa chứng ngộ được. Như vậy là giải đãi sự thứ tám.
Như vậy là tám pháp chịu phần tai hại.
vi) Thế nào là tám pháp hướng đến thù thắng? Tám tinh tấn sự. Này các Hiền giả, ở đây có việc vị Tỷ kheo phải làm, vị ấy nghĩ: "Có công việc, ta sẽ phải làm, nếu ta làm việc, thì không dễ gì ta có thể suy tư đến giáo pháp chư Phật. Vậy ta hãy cố gắng tinh tấn để đạt được điều gì chưa đạt được, để thành tựu điều gì chưa thành tựu được, để chứng ngộ điều gì chưa chứng ngộ được". Và vị ấy tinh tấn để đạt được điều gì chưa đạt được, để thành tựu điều gì chưa thành tựu được, để chứng ngộ điều gì chưa chứng ngộ được. Như vậy là tinh tấn sự thứ nhất.
Này các Hiền giả, lại nữa, vị Tỷ kheo đã làm xong công việc, vị ấy nghĩ: "Ta đã làm xong công việc. Khi ta làm công việc, ta không thể suy tư đến giáo pháp của chư Phật. Vậy ta phải cố gắng tinh tấn..." Vị ấy tinh tấn... Như vậy là tinh tấn sự thứ hai.
Này các Hiền giả, lại nữa, có con đường vị Tỷ kheo phải đi. Vị này nghĩ: "Ðây là con đường mà ta có thể sẽ phải đi. Khi ta đi con đường ấy, không dễ gì ta có thể suy tư đến giáo pháp của chư Phật. Vậy ta hãy cố gắng tinh..." Vị ấy tinh tấn... Như vậy là tinh tấn sự thứ ba.
Này các Hiền giả, lại nữa, vị Tỷ kheo đã đi con đường. Vị này nghĩ: "Ta đã đi con đường ấy. Khi ta đi con đường, ta không có thể suy tư đến giáo pháp của chư Phật. Vậy ta hãy cố gắng tinh tấn..." Vị ấy tinh tấn... Như vậy là tinh tấn sự thứ tư.
Này các Hiền giả, lại nữa, vị Tỷ kheo trong khi đi khất thực tại làng hay tại đô thị, không nhận được các loại đồ ăn loại cứng hay đồ ăn loại mềm đầy đủ như ý muốn. Vị này nghĩ: "Ta trong khi đi khất thực tại làng hay tại đô thị, không nhận được các loại đồ ăn loại cứng hay đồ ăn loại mềm, đầy đủ như ý muốn. Thân ta như vậy nhẹ nhàng có thể làm việc. Vậy ta hãy cố gắng tinh tấn..." Và vị ấy tinh tấn... Như vậy là tinh tấn sự thứ năm.
Này các Hiền giả, lại nữa, vị Tỷ kheo trong khi đi khất thực tại làng hay tại đô thị được các loại đồ ăn loại cứng hay loại đồ ăn loại mềm, đầy đủ như ý muốn. Vị này nghĩ: "Ta trong khi đi khất thực tại làng hay tại đô thị được các loại đồ ăn loại cứng hay đồ ăn loại mềm, đầy đủ như ý muốn. Như vậy thân ta mạnh, có thể làm việc, vậy Ta hãy cố gắng tinh tấn..." Và vị ấy tinh tấn... Như vậy là tinh tấn sự thứ sáu.
Này các Hiền giả, lại nữa, vị Tỷ kheo bị đau bệnh nhẹ. Vị ấy nghĩ: "Ta nay bị đau bệnh nhẹ, sự kiện này có thể xảy ra, bệnh này có thể trầm trọng hơn. Vậy ta hãy cố gắng tinh tấn..." Và vị ấy tinh tấn... Như vậy là tinh tấn sự thứ bảy.
Này các Hiền giả, lại nữa, vị Tỷ kheo mới đau bệnh dậy, mới khỏi bệnh không bao lâu. Vị ấy nghĩ: "Ta mới đau bệnh dậy, mới khỏi bệnh không bao lâu. Sự kiện này có thể xảy ra, bệnh của ta có thể trở lại. Vậy ta hãy cố gắng tinh tấn để đạt được điều gì chưa đạt được, thành tựu điều gì chưa thành tựu được, chứng ngộ điều gì chưa chứng ngộ được". Và vị ấy tinh tấn để đạt được điều gì chưa đạt được, thành tựu điều gì chưa thành tựu được, và chứng ngộ điều gì chưa chứng ngộ được. Ðó là tinh tấn sự thứ tám.
Như vậy là tám pháp hướng đến thù thắng.
Chú thích sau đây trích từ KHO TÀNG PHÁP HỌC, pháp sư Giác Giới biên soạn:
[403] Tám pháp thuộc phần hạ liệt (Hāna-bhāgiyā dhammā):
Đây là tám giải đãi sự (Kusītavatthūni), tám sự kiện làm cho lười biếng:
1. Có việc sắp phải làm, nghĩ rằng: "Ta có việc sẽ phải làm, lúc ta làm việc, thân sẽ mỏi mệt, vậy ta hãy nằm nghỉ". (Kammaṃ kho me kattabbaṃ bhavis-sati kammaṃ kho pana me karontassa kāyo kilamis-sati handā' haṃ nippajjāmī' ti).
2. Vừa làm việc xong, nghĩ rằng: "Ta vừa làm xong việc, thân ta đang mỏi mệt vì làm việc, vậy ta hãy nằm nghỉ" (Ahaṃ kho kammaṃ akāsiṃ kam-maṃ kho me karontassa kāyo kilanto handā' haṃ nippajjāmī'ti).
3. Sắp phải đi đường xa, nghĩ rằng: "Ta sẽ phải đi đường xa, lúc đi đường thân ta sẽ mệt mỏi, vậy ta hãy nằm nghỉ". (Maggo kho me gantabbo bha-vissati maggaṃ kho pana me gacchantassa kāyo kila-missati handā' haṃ nippajjāmī' ti).
4. Vừa mới đi đường xa, nghĩ rằng: "Ta vừa mới đi đường xa, thân ta đang mệt mỏi vì đi đường, vậy ta hãy nằm nghỉ ". (Ahaṃ kho maggaṃ agamāsiṃ maggaṃ kho pana me gacchantassa kāyo kilanto handā' haṃ nippajjāmī' ti).
5. Khi thiếu ăn, nghĩ rằng: "Ta khất thực không có đủ thức ăn, thân ta đang mệt mỏi bạc nhược, vậy ta hãy nằm nghỉ". (Ahaṃ kho piṇḍāya caranto n' ālatthaṃ bhojanassa pāripūriṃ tassa me kāyo kilanto akammañño handā' haṃ nippajjāmī' ti).
6. Khi đủ ăn, nghĩ rằng: "Ta khất thực được đầy đủ thức ăn, thân ta nặng nề không linh hoạt, cảm giác như bao thóc, vậy ta hãy nằm nghỉ". (Ahaṃ kho piṇḍāya caranto alatthaṃ bhojanassa pāripūriṃ tassa me kāyo garuko akammañño māsacitaṃ maññe handā' haṃ nippajjāmī' ti).
7. Nhuốm bệnh, nghĩ rằng: "Ta nhuốm bệnh rồi, cần thiết phải nghỉ ngơi, vậy ta hãy nằm nghỉ" (Uppanno kho me appamattako ābādho atthi kappo nippajjituṃ handā' haṃ nippajjāmī' ti).
8. Vừa khỏi bệnh, nghĩ rằng: "Ta vừa mới khỏi bệnh, thân ta còn yếu đuối chưa thoải mái, vậy ta hãy nằm nghỉ". (Ahaṃ kho gilānā vuṭṭhito acira-vuṭṭhito gelaññā tassa me kāyo dubbalo akammañño handā' haṃ nippajjāmī' ti).
D.III.255, 287;A.IV.339
[404] Tám pháp thuộc phần thù thắng (Visesabhāgiyā dhammā):
Đây là tám sự kiện tinh tấn, bát đoan cần (Ārabbhavatthu):
1. Có việc sắp phải làm, nghĩ rằng: "Khi ta làm việc, không dễ gì suy nghĩ đến lời dạy của Đức Phật, vậy ta hãy tinh tấn (Kammaṃ kho me pana kattabbaṃ bhavissati kammaṃ kho pana me karon-tena na sukaraṃ buddhānaṃ sāsanaṃ mana-sikātuṃ handāhaṃ viriyaṃ ārabhāmi).
2. Vừa làm xong việc, nghĩ rằng: "Lúc ta làm việc, ta không thể suy nghĩ đến lời dạy của Đức Phật, vậy ta hãy tinh tấn (Ahaṃ kho kammaṃ akasiṃ kammaṃ kho pan' ahaṃ karonto nāsakkhiṃ bud-dhānaṃ sāsanaṃ manasikātuṃ handā' haṃ viriyaṃ ārabhāmi).
3. Sắp phải đi đường xa, nghĩ rằng: "Ta sẽ phải đi đường xa, khi ta đi không dễ gì suy nghĩ đến lời dạy của Đức Phật được, vậy ta hãy tinh tấn" (Maggo kho me gantabbo bhavissati maggaṃ kho pana me gacchantena na sukaraṃ buddhānaṃ sāsanaṃ manasikātuṃ handā' haṃ viriyaṃ ārabhāmi)
4. Vừa mới đi đường xa, nghĩ rằng: "Ta vừa mới đi đường xa, lúc đi đường ta không thể suy tư đến lời dạy của Đức Phật, vậy ta hãy tinh tấn" (Ahaṃ kho maggaṃ agamāsiṃ maggaṃ kho panā' haṃ gac-chanto n' āsakkhiṃ buddhānaṃ sāsanaṃ mana-sikātuṃ handā' haṃ viriyaṃ ārabhāmi).
5. Khi thiếu ăn, nghĩ rằng: "Ta đi khất thực không nhận được thức ăn đầy đủ; nhờ vậy thân thể ta được nhẹ nhàng thích nghi, vậy ta hãy tinh tấn" (Ahaṃ kho piṇḍāya caranto n' ālatthaṃ bhojanassa pāripūriṃ tassa me kāyo lahuko kammañño handā' haṃ viriyaṃ ārabhāmi).
6. Khi đủ ăn, nghĩ rằng: "Ta đi khất thực đã nhận được thức ăn no đủ; thân thể ta mạnh khỏe thích nghi, vậy ta hãy tinh tấn" (Ahaṃ kho piṇḍāya caranto alatthaṃ bhojanassa pāripūriṃ tassa me kāyo balavā kammañño handā' haṃ viriyaṃ āra-bhāmi).
7. Mới nhuốm bệnh, nghĩ rằng: "Ta mới nhuốm bệnh, điều có thể xảy ra là bệnh của ta sẽ gia tăng, vậy ta hãy tinh tấn" (Uppanno kho me ayaṃ appamattako ābādho ṭhānaṃ kho pan' etaṃ vijjati yaṃ me ābādho vaḍḍheyya handā' haṃ viriyaṃ ārabhāmi).
8. Vừa khỏi bệnh, nghĩ rằng: "Ta vừa khỏi bệnh không bao lâu, điều có thể xảy ra là bệnh của ta sẽ tái phát, vậy ta hãy tinh tấn" (Ahaṃ kho gilānā vuṭṭhito aciravuṭṭhito gelaññā ṭhānaṃ kho pan' etaṃ vijjati yaṃ me ābādho paccudāvatteyya handā' haṃ viriyaṃ ārabhāmi).
D.III.256, 287; A.IV.339.
ÌI Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hành
Thảo luận 2. Làm thế nào để tinh tấn mà không quá sức? biết nghĩ ngơi mà không biếng nhác? - TT Tuệ Siêu
Thảo luận 2. Có những người bị chứng quá siêng năng làm việc (workoholic) vậy trong sự tu tập có sự tinh tấn quá độ như vậy chăng? Làm thế nào để tinh tấn mà không quá sức? biết nghĩ ngơi mà không biếng nhác? - TT Tuệ Siêu
Thảo luận 3. Lời khuyên của các vị thiền sư: Một người hiểu cách huân tu chánh niệm thì bất cứ thời khắc, hoàn cảnh thuận nghịch, vui buồn nào cũng thắp sáng chánh niệm được. Theo bài kinh nầy thì có thể chăng để nói: Một người hiểu cách huân tu chánh cần thì bất cứ thời khắc, hoàn cảnh nào cũng tinh tấn được? - TT Tuệ Quyền
Thảo luận 4. Cách suy nghĩ khiến một người tinh tấn hay lười biếng có được gọi là như lý tác ý (Yoniso manasikàra) hay bất như lý tác ý? - ĐĐ Nguyên Thông
Thảo luận 5. Có đúng chăng để nói một người lười biếng là do cách suy nghĩ? nếu muốn thay đổi cuộc sống thì nên thay đổi tư duy? - TT Pháp Tân
III Trắc Nghiệm
No comments:
Post a Comment