Monday, September 9, 2019

Bài học. Thứ Ba ngày 10 tháng 9, 2019

Trường Bộ Kinh - Dìgha Nikàya
Giảng Sư: TT Tuệ Siêu 
GIÁO TRÌNH TRƯỜNG BỘ KINH  HƯỚNG DẪN BÀI HỌC NGÀY 10/9/2019 
34. Kinh Thập Thượng (Dasuttara sutta) 8.9

TÁM PHÁP CẦN ĐƯỢC THẮNG TRI

Aṭṭha dhammā bahukārā, aṭṭha dhammā bhāvetabbā, aṭṭha dhammā pariññeyyā, aṭṭha dhammā pahātabbā, aṭṭha dhammā hānabhāgiyā, aṭṭha dhammā visesabhāgiyā, aṭṭha dhammā duppaṭivijjhā, aṭṭha dhammā uppādetabbā, aṭṭha dhammā abhiññeyyā, aṭṭha dhammā sacchikātabbā.
Có tám pháp có nhiều tác dụng, có tám pháp cần phải tu tập, có tám pháp cần phải biến tri, có tám pháp cần phải đoạn trừ, có tám pháp chịu phần tai hại, có tám pháp đưa đến thù thắng, có tám pháp rất khó thể nhập, có tám pháp cần được sanh khởi, có tám pháp cần được thắng tri, có tám pháp cần được tác chứng.
katame aṭṭha dhammā abhiññeyyā? aṭṭha abhibhāyatanāni — ajjhattaṁ rūpasaññī eko bahiddhā rūpāni passati parittāni suvaṇṇadubbaṇṇāni , ‘tāni abhibhuyya jānāmi passāmī’ti — evaṁsaññī hoti. idaṁ paṭhamaṁ abhibhāyatanaṁ.
“ajjhattaṁ rūpasaññī eko bahiddhā rūpāni passati appamāṇāni suvaṇṇadubbaṇṇāni, ‘tāni abhibhuyya jānāmi passāmī’ti — evaṁsaññī hoti. idaṁ dutiyaṁ abhibhāyatanaṁ.
“ajjhattaṁ arūpasaññī eko bahiddhā rūpāni passati parittāni suvaṇṇadubbaṇṇāni, ‘tāni abhibhuyya jānāmi passāmī’ti evaṁsaññī hoti. idaṁ tatiyaṁ abhibhāyatanaṁ.
“ajjhattaṁ arūpasaññī eko bahiddhā rūpāni passati appamāṇāni suvaṇṇadubbaṇṇāni, ‘tāni abhibhuyya jānāmi passāmī’ti evaṁsaññī hoti. idaṁ catutthaṁ abhibhāyatanaṁ.
“ajjhattaṁ arūpasaññī eko bahiddhā rūpāni passati nīlāni nīlavaṇṇāni nīlanidassanāni nīlanibhāsāni. seyyathāpi nāma umāpupphaṁ nīlaṁ nīlavaṇṇaṁ nīlanidassanaṁ nīlanibhāsaṁ. seyyathā vā pana taṁ vatthaṁ bārāṇaseyyakaṁ ubhatobhāgavimaṭṭhaṁ nīlaṁ nīlavaṇṇaṁ nīlanidassanaṁ nīlanibhāsaṁ, evameva ajjhattaṁ arūpasaññī eko bahiddhā rūpāni passati nīlāni nīlavaṇṇāni nīlanidassanāni nīlanibhāsāni, ‘tāni abhibhuyya jānāmi passāmī’ti evaṁsaññī hoti. idaṁ pañcamaṁ abhibhāyatanaṁ.
“ajjhattaṁ arūpasaññī eko bahiddhā rūpāni passati pītāni pītavaṇṇāni pītanidassanāni pītanibhāsāni. seyyathāpi nāma kaṇikārapupphaṁ pītaṁ pītavaṇṇaṁ pītanidassanaṁ pītanibhāsaṁ. seyyathā vā pana taṁ vatthaṁ bārāṇaseyyakaṁ ubhatobhāgavimaṭṭhaṁ pītaṁ pītavaṇṇaṁ pītanidassanaṁ pītanibhāsaṁ , evameva ajjhattaṁ arūpasaññī eko bahiddhā rūpāni passati pītāni pītavaṇṇāni pītanidassanāni pītanibhāsāni, ‘tāni abhibhuyya jānāmi passāmī’ti evaṁsaññī hoti. idaṁ chaṭṭhaṁ abhibhāyatanaṁ.
“ajjhattaṁ arūpasaññī eko bahiddhā rūpāni passati lohitakāni lohitakavaṇṇāni lohitakanidassanāni lohitakanibhāsāni. seyyathāpi nāma bandhujīvakapupphaṁ lohitakaṁ lohitakavaṇṇaṁ lohitakanidassanaṁ lohitakanibhāsaṁ, seyyathā vā pana taṁ vatthaṁ bārāṇaseyyakaṁ ubhatobhāgavimaṭṭhaṁ lohitakaṁ lohitakavaṇṇaṁ lohitakanidassanaṁ lohitakanibhāsaṁ, evameva ajjhattaṁ arūpasaññī eko bahiddhā rūpāni passati lohitakāni lohitakavaṇṇāni lohitakanidassanāni lohitakanibhāsāni, ‘tāni abhibhuyya jānāmi passāmī’ti evaṁsaññī hoti. idaṁ sattamaṁ abhibhāyatanaṁ.
“ajjhattaṁ arūpasaññī eko bahiddhā rūpāni passati odātāni odātavaṇṇāni odātanidassanāni odātanibhāsāni. seyyathāpi nāma osadhitārakā odātā odātavaṇṇā odātanidassanā odātanibhāsā, seyyathā vā pana taṁ vatthaṁ bārāṇaseyyakaṁ ubhatobhāgavimaṭṭhaṁ odātaṁ odātavaṇṇaṁ odātanidassanaṁ odātanibhāsaṁ, evameva ajjhattaṁ arūpasaññī eko bahiddhā rūpāni passati odātāni odātavaṇṇāni odātanidassanāni odātanibhāsāni, ‘tāni abhibhuyya jānāmi passāmī’ti evaṁsaññī hoti. idaṁ aṭṭhamaṁ abhibhāyatanaṁ. ime aṭṭha dhammā abhiññeyyā.
ix) Thế nào là tám pháp cần được thắng tri? Tám thắng xứ. Một vị quán tưởng nội sắc, thấy các loại ngoại sắc có hạn lượng, đẹp, xấu. Vị ấy nhận thức rằng: "Sau khi nhiếp thắng chúng, ta biết, ta thấy", đó là thắng xứ thứ nhất.
Một vị quán tưởng nội sắc, thấy các loại ngoại sắc vô lượng, đẹp, xấu. Vị ấy nhận thức rằng: "Sau khi nhiếp thắng chúng, ta biết, ta thấy", đó là thắng xứ thứ hai.
Một vị quán tưởng vô sắc ở nội tâm thấy các loại ngoại sắc có hạn lượng, đẹp, xấu. Vị ấy nhận thức rằng: "Sau khi nhiếp thắng chúng, ta biết, ta thấy", đó là thắng xứ thứ ba.
Một vị quán tưởng vô sắc ở nội tâm thấy các loại ngoại sắc vô lượng, đẹp, xấu. Vị ấy nhận thức rằng: "Sau khi nhiếp thắng chúng, ta biết, ta thấy", đó là thắng xứ thứ tư.
Một vị quán tưởng vô sắc ở nội tâm thấy các loại ngoại sắc màu xanh, sắc màu xanh, tướng sắc xanh, hình sắc xanh, ánh sáng xanh - như bông gai màu xanh, sắc màu xanh, tướng sắc xanh, hình sắc xanh, ánh sáng xanh - như lụa Ba la nại, cả hai mặt láng trơn, màu xanh, sắc màu xanh, tướng sắc xanh, hình sắc xanh, ánh sáng xanh. Như vậy vị này quán tưởng vô sắc ở nội tâm, thấy các loại ngoại sắc màu xanh, sắc màu xanh, tướng sắc xanh, hình sắc xanh, ánh sáng xanh. Vị ấy nhận thức rằng: "Sau khi nhiếp thắng chúng, ta biết, ta thấy", đó là thắng xứ thứ năm.
Một vị quán tưởng vô sắc ở nội tâm thấy các loại ngoại sắc màu vàng, tướng sắc vàng, hình sắc vàng, ánh sáng vàng - như bông kanikàra màu vàng, tướng sắc vàng, hình sắc vàng, ánh sáng vàng - như lụa Ba-la-nại cả hai mặt láng trơn màu vàng, sắc màu vàng, tướng sắc vàng, hình sắc vàng, ánh sáng vàng. Như vậy vị này quán tưởng vô sắc ở nội tâm, thấy sắc vàng, hình sắc vàng, ánh sáng vàng, vị ấy nhận thức rằng: "Sau khi nhiếp thắng chúng, ta biết, ta thấy", đó là thắng xứ thứ sáu.
Một vị quán tưởng vô sắc ở nội tâm thấy các loại ngoại sắc màu đỏ, sắc màu đỏ, tướng màu đỏ, hình sắc đỏ, ánh sáng đỏ - như bông bandhujìvaka màu đỏ - như lụa Ba la nại cả hai mặt láng trơn màu đỏ, sắc màu đỏ, tướng màu đỏ, hình sắc đỏ, ánh sáng đỏ. Như vậy vị này quán tưởng vô sắc ở nội tâm, thấy các loại ngoại sắc màu đỏ, sắc màu đỏ, tướng sắc đỏ, hình sắc đỏ, ánh sáng đỏ, vị ấy nhận thức rằng: "Sau khi nhiếp thắng chúng, ta biết, ta thấy", đó là thắng xứ thứ bảy.
Một vị quán tưởng vô sắc ở nội tâm thấy các loại ngoại sắc màu trắng, sắc màu trắng, tướng sắc trắng, hình sắc trắng, ánh sáng trắng - như sao mai osadhi màu trắng, sắc màu trắng, tướng sắc trắng, hình sắc trắng, ánh sáng trắng, như lụa Ba la nại cả hai mặt láng trơn màu trắng, sắc màu trắng, tướng sắc trắng, hình sắc trắng, ánh sáng trắng. Như vậy vị này quán tưởng vô sắc ở nội tâm thấy các loại ngoại sắc màu trắng, sắc màu trắng, tướng sắc trắng, hình sắc trắng, ánh sáng trắng, vị ấy nhận thứ rằng: "Sau khi nhiếp thắng chúng, ta biết, ta thấy", đó là thắng xứ thứ tám.
Như vậy là tám pháp cần được thắng tri.

Chú thích sau đây trích từ KHO TÀNG PHÁP HỌC, pháp sư Giác Giới biên soạn:

[407] Tám pháp cần thắng tri (Abhiññeyyā dhammā):
Đây là tám thắng xứ (Abhibhāyatanāni):
1. Một vị tưởng tri nội sắc, thấy các ngoại sắc tốt xấu hạn lượng sau khi nhiếp thắng chúng, vị ấy nhận thức rằng: "Ta biết, ta thấy". (Ajjhattaṃ rūpasaññī eko bahiddhā rūpāni passati parittāni suvaṇṇadubbaṇṇāni tāni abhibhuyya jānāmi pas-sāmī' ti evaṃ saññī hoti).
2. Một vị tưởng tri nội sắc, thấy các ngoại sắc tốt xấu vô lượng, sau khi nhiếp thắng chúng, vị ấy nhận thức rằng: "Ta biết, ta thấy". (Ajjhattaṃ rūpa-saññī eko bahiddhā rūpāni passati appamāṇāni suvaṇṇadubbaṇṇāni tāni abhibhuyya jānāmi passāmī' ti evaṃ saññī hoti).
3. Một vị tưởng tri nội vô sắc, thấy các ngoại sắc tốt xấu hạn lượng, sau khi nhiếp thắng chúng, vị ấy nhận thức rằng: "Ta biết, ta thấy". (Ajjhattaṃ arūpa-saññī eko bahiddhā rūpāni passati parittāni suvaṇ-ṇadubbaṇṇāni, tāni abhibhuyya jānāmi passāmī' ti evaṃ saññī hoti).
4. Một vị tưởng tri nội vô sắc thấy các ngoại sắc tốt xấu vô lượng, sau khi nhiếp thắng chúng, vị ấy nhận thức rằng: "Ta biết, ta thấy". (Ajjhattaṃ arūpasaññī eko bahiddhā rūpāni passati appamāṇāni suvaṇṇadubbaṇṇāni tāni abhibhuyya jānāmi pas-sāmī' ti evaṃ saññī hoti).
5. Một vị tưởng tri nội vô sắc, thấy các ngoại sắc xanh, màu xanh, ánh xanh, sáng xanh, sau khi nhiếp thắng chúng, vị ấy nhận thức rằng: "Ta biết, ta thấy". (Ajjhattaṃ arūpasaññī eko bahiddhā rūpāni passati nīlāni nīlavaṇṇāni nīlānidassanāni nīlanibhāsāni tāni abhibhuyya jānāmi passāmī' ti evaṃ saññī hoti).
6. Một vị tưởng tri nội vô sắc, thấy các ngoại sắc vàng, màu vàng, ánh vàng, sáng vàng, sau khi nhiếp thắng chúng, vị ấy nhận thức rằng: "Ta biết, ta thấy". (Ajjhattaṃ arūpasaññī eko bahiddhā rūpāni passati pītāni pītavaṇṇāni pītanidassanāni pītāni-bhāsāni, tāni abhibhuyya jānāmi passāmī' ti evaṃ saññī hoti).
7. Một vị tưởng tri nội vô sắc, thấy các ngoại sắc đỏ, màu đỏ, ánh đỏ, sáng đỏ; sau khi nhiếp thắng chúng, vị ấy nhận thức rằng: "Ta biết, ta thấy". (Ajjhattaṃ arūpasaññī eko bahiddhā rūpāni passati lohitakani lohitakavaṇṇāni lohitakanidassanāni lohi-takanibhāsāni, tāni abhibhuyya jānāmi passāmī' ti evaṃ saññī hoti).
8. Một vị tưởng tri nội vô sắc, thấy các ngoại sắc trắng, màu trắng, ánh trắng, sáng trắng, sau khi nhiếp thắng chúng, vị ấy nhận thức rằng: "Ta biết, ta thấy". (Ajjhattaṃ arūpasaññī eko bahiddhā rūpāni passati odātāni odātavaṇṇāni odātanidassanāni odā-tanibhāsāni tāni abhibhuyya jānāmi passāmī' ti evaṃ saññī hoti).
D.III.260, 287.


ÌI Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hành

Thảo luận 1. Trên phương diện tâm lý thì cảnh hữu hạn và cảnh vô hạn lượng có tác động khác nhau thế nào? - TT Tuệ Siêu

Thảo luận 2. TT Giác Đẳng đúc kết phần thảo luận 


 III Trắc Nghiệm

Trắc nghiệm 1. Thí dụ nào sau đây cho thấy một người muốn đạt đến “cảnh giới biến mãn” cần nhiếp thắng những căn bản đã đạt được ở bước đầu?
 A. Một người nói giỏi một ngoại ngữ cần đạt đến khả năng phản xạ chứ không thể luôn nhớ về văn phạm ngữ pháp / 
B. Một thi sĩ sáng tác những vần thơ hay không thể luôn nhớ nghĩ về niêm luật khi làm thơ /
 C. Cả hai thí dụ A và B đều có thể dùng được / 
D. Cả hai thí dụ A và B đều không dùng được


TT Pháp Tân cho đáp án trắc nghiệm 1: C

Trắc nghiệm 2. Cũng niệm hơi thở nhưng cách niệm nào sau đây có thể giúp hành giả trú niệm đường dài?
 A. Niệm hơi thở chung với tràng chuỗi /
 B. Vừa thở vừa tập mĩm miệng cười / 
C. Thở vào biết thở vào, thở ra biết thở ra / 
D. Thở sâu và chậm

TT Pháp Đăng cho đáp án trắc nghiệm 2. C

Trắc nghiệm 3. Câu nào sau đây có thể dùng để thí dụ về khả năng “nhuộm màu” hay “biến mãn” của tâm thức?
 A. câu thơ trong Truyện Kiều “người buồn cảnh có vui đâu bao giờ” /
 B. Người mang kính màu thấy mọi thứ chung quanh có cùng một màu / 
C. Một thương gia nhìn thấy chung quanh đều là cơ hội làm ăn /
 D. Cả ba thí dụ trên

ĐĐ Pháp Tín cho đáp án trắc nghiệm 3. D

Trắc nghiệm 4. Tại sao đối với thiền chỉ thì chỉ có 4 màu xanh, vàng, đỏ, trắng là thắng xứ trong khi màu sắc thì có rất nhiều?
 A. Vì đó là những “màu gốc” 
/ B. Vì đó là những màu đẹp / 
C. Vì đó là những màu dễ tìm / 
D. Vì đó là những màu ưa thích của chư phạm thiên

TT Tuệ Quyền cho đáp án trắc nghiệm 4. A

Trắc nghiệm 5. Chữ thắng xứ - abhibhāyatana – trong bài kinh hôm nay có hàm nghĩa nào sau đây? 
A. Đối tượng để tôi luyện tâm định /
 B. Đề mục niệm có thể đưa đến những tầng thiền cao của sắc giới (một số khác chỉ có thể dùng để đạt đến cận định) / 
C. Là cơ sở để luyện thần thông thắng trí với khả năng biến mãn /
 D. Cả ba câu trên đều đúng

ĐĐ Nguyên Thông cho đáp án trắc nghiệm 5. D

Trắc nghiệm 6. Câu chuyện nào sau đây nói về năng lực của “tâm biến mãn”? 
A. Một tỳ kheo đang niệm đề mục thân quán nhìn thấy một phụ nữ cười thì nhận ra có một bộ xương di động / 
B. Một người trong giờ phút lâm chung thấy lửa cháy nhớ tới màu y ca sa mà mình đã từng cúng dường / 
C. Một tỳ kheo nhìn thấy lửa cháy rừng, với sự khai thị của Đức Phật, đã khai triển tuệ quán “thiêu đốt tất cả kiết sử lớn nhỏ” /
 D. Cả ba câu trên


TT Pháp Tân cho đáp án trắc nghiệm 6. D

No comments:

Post a Comment