Monday, September 9, 2019

Bài học. Thứ Hai ngày 9 tháng 9, 2019

Trường Bộ Kinh - Dìgha Nikàya
Giảng Sư: TT Giác Đẳng 
GIÁO TRÌNH TRƯỜNG BỘ KINH  HƯỚNG DẪN BÀI HỌC NGÀY 9/9/2019 
34. Kinh Thập Thượng (Dasuttara sutta) 8.8

TÁM PHÁP CẦN ĐƯỢC SANH KHỞI

Aṭṭha dhammā bahukārā, aṭṭha dhammā bhāvetabbā, aṭṭha dhammā pariññeyyā, aṭṭha dhammā pahātabbā, aṭṭha dhammā hānabhāgiyā, aṭṭha dhammā visesabhāgiyā, aṭṭha dhammā duppaṭivijjhā, aṭṭha dhammā uppādetabbā, aṭṭha dhammā abhiññeyyā, aṭṭha dhammā sacchikātabbā.
Có tám pháp có nhiều tác dụng, có tám pháp cần phải tu tập, có tám pháp cần phải biến tri, có tám pháp cần phải đoạn trừ, có tám pháp chịu phần tai hại, có tám pháp đưa đến thù thắng, có tám pháp rất khó thể nhập, có tám pháp cần được sanh khởi, có tám pháp cần được thắng tri, có tám pháp cần được tác chứng.
katame aṭṭha dhammā duppaṭivijjhā? aṭṭha akkhaṇā asamayā brahmacariyavāsāya. idhāvuso, tathāgato ca loke uppanno hoti arahaṁ sammāsambuddho, dhammo ca desiyati opasamiko parinibbāniko sambodhagāmī sugatappavedito. ayañca puggalo nirayaṁ upapanno hoti. ayaṁ paṭhamo akkhaṇo asamayo brahmacariyavāsāya.
katame aṭṭha dhammā uppādetabbā? aṭṭha mahāpurisavitakkā — appicchassāyaṁ dhammo, nāyaṁ dhammo mahicchassa. santuṭṭhassāyaṁ dhammo, nāyaṁ dhammo asantuṭṭhassa. pavivittassāyaṁ dhammo, nāyaṁ dhammo saṅgaṇikārāmassa. āraddhavīriyassāyaṁ dhammo, nāyaṁ dhammo kusītassa. upaṭṭhitasatissāyaṁ dhammo, nāyaṁ dhammo muṭṭhassatissa. samāhitassāyaṁ dhammo, nāyaṁ dhammo asamāhitassa . paññavato ayaṁ dhammo, nāyaṁ dhammo duppaññassa. nippapañcassāyaṁ dhammo, nāyaṁ dhammo papañcārāmassāti {nippapañcārāmassa ayaṁ dhammo nippapañcaratino, nāyaṁ dhammo papañcārāmassa papañcaratinoti  ime aṭṭha dhammā uppādetabbā.
viii) Thế nào là tám pháp cần được sanh khởi? Tám Ðại nhân tầm: Pháp này cho người thiểu dục, pháp này không phải cho người đa dục; pháp này cho người tri túc, pháp này không phải cho người không tri túc; pháp này cho người an tịnh độc cư, pháp này không phải cho người ưa tụ hội; pháp này cho người siêng năng tinh tấn, pháp này không phải cho người giải đãi; pháp này cho người có niệm hiền tiền, pháp này không phải cho người thất niệm; pháp này là cho người có định tâm, pháp này không phải cho người không có định tâm; pháp này cho người có trí tuệ, pháp này không phải cho người có ác tuệ; pháp này cho người không ưa thích lý luận, pháp này không phải cho người ưa thích lý luận. Như vậy là tám pháp cần được sanh khởi.

Chú thích sau đây trích từ KHO TÀNG PHÁP HỌC, pháp sư Giác Giới biên soạn:

[406] Tám pháp cần được sanh khởi (Uppādetabbā dhammā):
Đây là tám tư tưởng bậc đại nhân, tư duy đại nhân (Mahāpurisavitakka):
1. Suy nghĩ: "Đây là pháp của người thiểu dục, pháp này không phải của người đa dục" (Appicchassa ayaṃ dhammo n' āyaṃ dhammo mahicchassa).
2. Suy nghĩ: "Đây là pháp của người tri túc, pháp này không phải của người bất tri túc" (Santuṭṭhassa ayaṃ dhammo n' āyaṃ dhammo asantuṭṭhassa).
3. Suy nghĩ: "Đây là pháp của người viễn ly, pháp này không phải của người ưa tụ hội" (Pavivi-tassa ayaṃ dhammo n' āyaṃ dhammo saṅganikārāmassa).
4. Suy nghĩ: "Đây là pháp của người tinh cần, pháp này không phải của người lười biếng" (Āraddhaviriyassa ayaṃ dhammo n' āyaṃ dhammo kusītassa).
5. Suy nghĩ: "Đây là pháp của người trú niệm, pháp này không phải của người thất niệm" (Upaṭṭhitasatissa ayaṃ dhammo n' āyaṃ dhammo muṭ-ṭhassatissa).
6. Suy nghĩ: "Đây là pháp của người định tỉnh, pháp này không phải của người phóng dật" (Samāhitassa ayaṃ dhammo n' āyaṃ dhammo asamāhi-tassa).
7. Suy nghĩ: "Đây là pháp của người có trí tuệ, pháp này không phải của người thiếu trí" (Paññāvato ayaṃ dhammo n' āyaṃ dhammo duppaññassa).
8. Suy nghĩ: "Đây là pháp của người không vương hệ lụy, pháp này không phải của người vương hệ lụy" (Nippapañcārāmassa ayaṃ dhammo n' āyaṃ dhammo papañcārāmassa).
D.III.287


ÌI Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hành

Thảo luận 1. Người có trí ở đây có phải chỉ cho thành phần trí thức trong xã hội? - TT Pháp Tân


Thảo luận 2. Nếp sống tri túc có ngăn ngại sự sáng tạo và phát triển xã hội? - TT Pháp Đăng

Thảo luận  3. Phải chăng tám tư duy về giáo pháp của bậc đại nhân khẳng định nếp sống tu tập nội tâm là trọng điểm của Phật Pháp? Và những điểm nầy tạo thành nền tảng của các nền văn hoá Phật giáo? - TT Tuệ Quyền 



 III Trắc Nghiệm

No comments:

Post a Comment