Trường Bộ Kinh - Dìgha Nikàya
Giảng Sư: ĐĐ Pháp Tín
GIÁO TRÌNH TRƯỜNG BỘ KINH HƯỚNG DẪN BÀI HỌC NGÀY 20/9/2019
34. Kinh Thập Thượng (Dasuttara sutta) 10.1
MƯỜI PHÁP CÓ NHIỀU TÁC DỤNG
Nava dhammā bahukārā, nava dhammā bhāvetabbā, nava dhammā pariññeyyā, nava dhammā pahātabbā, nava dhammā hānabhāgiyā, nava dhammā visesabhāgiyā, nava dhammā duppaṭivijjhā, nava dhammā uppādetabbā, nava dhammā abhiññeyyā, nava dhammā sacchikātabbā.
Có mười pháp có nhiều tác dụng, có mười pháp cần phải tu tập, có mười pháp cần phải biến tri, có mười pháp cần phải đoạn trừ, có mười pháp chịu phần tai hại, có mười pháp đưa đến thù thắng, có mười pháp rất khó thể nhập, có mười pháp cần được sanh khởi, có mười pháp cần được thắng tri, có mười pháp cần được tác chứng.
katame dasa dhammā bahukārā? dasa nāthakaraṇādhammā — idhāvuso, bhikkhu sīlavā hoti, pātimokkhasaṃvarasaṃvuto viharati ācāragocarasampanno, aṇumattesu vajjesu bhayadassāvī samādāya sikkhati sikkhāpadesu, yaṃpāvuso, bhikkhu sīlavā hoti ... pe ... sikkhati sikkhāpadesu. ayampi dhammo nāthakaraṇo.
puna caparaṃ, āvuso, bhikkhu bahussuto ... pe ... diṭṭhiyā suppaṭividdhā, yaṃpāvuso, bhikkhu bahussuto ... pe ... ayampi dhammo nāthakaraṇo.
puna caparaṃ, āvuso, bhikkhu kalyāṇamitto hoti kalyāṇasahāyo kalyāṇasampavaṅko. yaṃpāvuso, bhikkhu ... pe ... kalyāṇasampavaṅko. ayampi dhammo nāthakaraṇo.
puna caparaṃ, āvuso, bhikkhu suvaco hoti sovacassakaraṇehi dhammehi samannāgato, khamo padakkhiṇaggāhī anusāsaniṃ. yaṃpāvuso, bhikkhu ... pe ... anusāsaniṃ. ayampi dhammo nāthakaraṇo.
puna caparaṃ, āvuso, bhikkhu yāni tāni sabrahmacārīnaṃ uccāvacāni kiṃkaraṇīyāni tattha dakkho hoti analaso tatrupāyāya vīmaṃsāya samannāgato, alaṃ kātuṃ, alaṃ saṃvidhātuṃ. yaṃpāvuso, bhikkhu ... pe ... alaṃ saṃvidhātuṃ. ayampi dhammo nāthakaraṇo.
puna caparaṃ, āvuso, bhikkhu dhammakāmo hoti piyasamudāhāro abhidhamme abhivinaye uḷārapāmojjo. yaṃpāvuso, bhikkhu ... pe ... uḷārapāmojjo. ayampi dhammo nāthakaraṇo.
puna caparaṃ, āvuso, bhikkhu santuṭṭho hoti itarītarehi cīvarapiṇḍapātasenāsanagilānappaccayabhesajjaparikkhārehi. yaṃpāvuso, bhikkhu ... pe ... ayampi dhammo nāthakaraṇo.
puna caparaṃ, āvuso, bhikkhu āraddhavīriyo viharati ... pe ... kusalesu dhammesu. yaṃpāvuso, bhikkhu ... pe ... ayampi dhammo nāthakaraṇo.
puna caparaṃ, āvuso, bhikkhu satimā hoti, paramena satinepakkena samannāgato, cirakatampi cirabhāsitampi saritā anussaritā. yaṃpāvuso, bhikkhu ... pe ... ayampi dhammo nāthakaraṇo.
puna caparaṃ, āvuso, bhikkhu paññavā hoti udayatthagāminiyā paññāya samannāgato, ariyāya nibbedhikāya sammā dukkhakkhayagāminiyā. yaṃpāvuso, bhikkhu ... pe ... ayampi dhammo nāthakaraṇo. ime dasa dhammā bahukārā.
i) Thế nào là mười pháp có nhiều có tác dụng? Mười pháp hộ trì nhân pháp. Này các Hiền giả, ở đây, vị Tỷ kheo có giới hạnh, sống chế ngự với sự chế ngự của giới bổn Pàtimokkha, đầy đủ oai nghi, chánh hạnh, thấy nguy hiểm trong những lỗi nhỏ nhặt, thọ lãnh và tu học trong giới pháp. Này các Hiền giả, vị Tỷ kheo nào có giới hạnh, sống chế ngự với sự chế ngự của giới bổn Pàtimokkha, đầy đủ oai nghi chánh hạnh, thấy nguy hiểm trong những lỗi nhỏ nhặt, thọ lãnh và tu học trong giới pháp. Pháp như vậy là hộ trì nhân.
Này các Hiền giả, lại nữa, vị Tỷ kheo nghe nhiều, gìn giữ những gì đã nghe, chất chứa những gì đã nghe, Những pháp ấy, sơ thiện, trung thiện, hậu thiện, nghĩa lý văn cú cụ túc, đề cao đời sống phạm hạnh, hoàn toàn đầy đủ thanh tịnh những pháp ấy, vị đã nghe nhiều, đã nắm giữ, đã ghi nhớ nhờ tụng đọc nhiều lần, chuyên ý quán sát, khéo thành tựu nhờ chánh kiến.
Này các Hiền giả, vị Tỷ kheo nào, đa văn... khéo thành tựu nhờ chánh kiến, pháp như vậy là hộ trì nhân.
Này các Hiền giả, lại nữa, vị Tỷ kheo là thiện hữu, thiện bạn lữ, là thiện bạn đảng, là hộ trì nhân. Này các Hiền giả, vị Tỷ kheo nào là thiện hữu, là thiện bạn lữ, là thiện bạn đảng. Pháp như vậy là hộ trì nhân.
Này các Hiền giả, lại nữa vị Tỷ kheo thiện ngôn, đầy đủ sự nhu hòa và khiêm nhường, nhẫn nại và nhận sự chỉ trích một cách cung kính. Này các Hiền giả, vị Tỷ kheo nào thiện ngôn... nhận sự chỉ trích một cách cung kính. Pháp như vậy là hộ trì nhân.
Này các Hiền giả, khi nào có những trách nhiệm cần phải làm đối với các vị đồng phạm hạnh niên lạp cao hơn, vị ấy khéo léo, không có biếng nhác, suy tư một cách đầy đủ các phương tiện, vừa đủ để làm, vừa đủ để tổ chức. Này các Hiền giả, một vị Tỷ kheo nào, đối với các vị đồng phạm hạnh... vừa đủ để tổ chức. Pháp như vậy là hộ trì nhân.
Này các Hiền giả, lại nữa có vị Tỷ kheo ưa Pháp, ái luyến nói Pháp, tự mình vô cùng hoan hỷ đối với Thắng pháp, Thắng luật. Này các Hiền giả, vị Tỷ kheo nào ưa Pháp... vô cùng hoan hỷ đối với Thắng pháp, Thắng luật. Pháp như vậy là hộ trì nhân.
Này các Hiền giả, lại nữa, vị Tỷ kheo tự mình bằng lòng với các vật dụng nhận được như y phục, ẩm thực, sàng tọa, bệnh dược. Này các Hiền giả, vị Tỷ kheo nào tự bằng lòng... Pháp như vậy là hộ trì nhân.
Này các Hiền giả, lại nữa vị Tỷ kheo sống tinh tấn siêng năng đoạn trừ các ác pháp, thành tựu các thiện pháp, cương quyết, kiên trì tinh tấn, nhẫn trì không phế bỏ các thiện pháp. Này các Hiền giả, một vị Tỷ kheo nào sống tinh tấn siêng năng... nhẫn trì không phế bỏ các thiện pháp. Pháp như vậy là hộ trì nhân.
Này các Hiền giả, lại nữa, vị Tỷ kheo chánh niệm, đầy đủ tối thượng niệm và tỉnh giác, nhớ đến và ghi nhớ những điều nói và làm từ lâu. Này các Hiền giả, vị Tỷ kheo nào có chánh niệm, ghi nhớ những điều đã nói và làm từ lâu. Pháp như vậy là hộ trì nhân.
Này các Hiền giả, lại nữa, vị Tỷ kheo có huệ trí, đầy đủ sanh diệt trí, hướng đến sự quyết trạch các bậc Thánh, chơn chánh diệt trừ mọi đau khổ. Này các Hiền giả, vị Tỷ kheo nào có huệ trí... chơn chánh diệt trừ mọi đau khổ. Pháp như vậy là hộ trì nhân.
Chú thích sau đây trích từ KHO TÀNG PHÁP HỌC, pháp sư Giác Giới biên soạn:
[443] Mười pháp đa tác dụng (Bahukārā dhammā):
Đây là mười pháp làm y chỉ (Nāthakaraṇa dhamma), pháp tạo thành chỗ nương:
1. Trì giới (Sīla), nghĩa là sống thu thúc trong giới bổn, giữ uy nghi chánh hạnh, nuôi mạng thanh tịnh.
2. Đa văn (Bāhusacca), tức là nghe nhiều học rộng, thọ trì những gì đã nghe, khéo suy xét ý nghĩa và thể nhập tri kiến.
3. Có bạn lành (Kalyāṇamittatā), tức là thân cận giao du với người bạn tốt, bạn thiện trí thức.
4. Khôn khéo trong công việc (Kiṅkaraṇīyesu dakkhatā), là có khả năng làm việc, biết phương pháp làm việc cho thành tựu.
5. Dễ dạy (Sovacassatā), là chịu nghe lời dạy bảo đúng pháp của bậc trí.
6. Cầu pháp (Dhammakāmatā), là mong muốn học pháp, thích tìm hiểu giáo pháp.
7. Chuyên cần (Viriyārambha), là siêng năng tinh tấn bất thối trong việc ngăn trừ ác pháp và tu tiến thiện pháp.
8. Tri túc (Saṇṭuṭṭhī), là biết đủ với những gì có được, chỉ vui nhận vật dụng phát sanh hợp pháp.
9. Chánh niệm (Sati), là có sự ghi nhớ bén nhạy, ức niệm trong mọi hành động, không quên mình.
10. Trí tuệ (Paññā), là có sự sáng suốt, thông hiểu mọi pháp, biết rõ điều lợi ích, điều nên làm, biết rõ con đường đưa đến đoạn tận khổ đau.
D.III. 266, 290; A.v.23
ÌI Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hành
Chư Tăng thảo luận về chương trình giáo học kế tiếp sau khi Giáo Trình Trường Bộ Kinh hoàn tất
Chư Tăng thảo luận về chương trình giáo học kế tiếp sau khi Giáo Trình Trường Bộ Kinh hoàn tất
III Trắc Nghiệm
No comments:
Post a Comment