Trường Bộ Kinh - Dìgha Nikàya
Giảng Sư: ĐĐ Huy Niệm
GIÁO TRÌNH TRƯỜNG BỘ KINH HƯỚNG DẪN BÀI HỌC NGÀY 5/9/2019
34. Kinh Thập Thượng (Dasuttara sutta) 8.3
TÁM PHÁP CẦN BIẾN TRI
Aṭṭha dhammā bahukārā, aṭṭha dhammā bhāvetabbā, aṭṭha dhammā pariññeyyā, aṭṭha dhammā pahātabbā, aṭṭha dhammā hānabhāgiyā, aṭṭha dhammā visesabhāgiyā, aṭṭha dhammā duppaṭivijjhā, aṭṭha dhammā uppādetabbā, aṭṭha dhammā abhiññeyyā, aṭṭha dhammā sacchikātabbā.
Có tám pháp có nhiều tác dụng, có tám pháp cần phải tu tập, có tám pháp cần phải biến tri, có tám pháp cần phải đoạn trừ, có tám pháp chịu phần tai hại, có tám pháp đưa đến thù thắng, có tám pháp rất khó thể nhập, có tám pháp cần được sanh khởi, có tám pháp cần được thắng tri, có tám pháp cần được tác chứng.
katame aṭṭha dhammā pariññeyyā? aṭṭha lokadhammā — lābho ca, alābho ca, yaso ca, ayaso ca, nindā ca, pasaṁsā ca, sukhañca, dukkhañca. ime aṭṭha dhammā pariññeyyā.
iii) Thế nào là tám pháp cần phải biến tri? Tám thế pháp: Ðắc và không đắc, không có thanh danh và có thanh danh, chê và khen, lạc và khổ. Như vậy là tám pháp cần phải biến tri.
Chú thích sau đây trích từ KHO TÀNG PHÁP HỌC, pháp sư Giác Giới biên soạn:
[401] Tám pháp cần biến tri (Pariññeyā dhammā):
Đây là tám thế gian pháp (Lokadhamma), tám pháp đời, tám thói đời:
1. Được lợi (Lābha)
2. Mất lợi (Alābha)
3. Được danh (Yasa)
4. Mất danh (Ayasa)
5. Chê bai (Nindā)
6. Khen ngợi (Pasaṃsā)
7. Hạnh phúc (Sukha)
8. Đau khổ (Dukkha).
Tám pháp đời (được, mất, vinh, nhục, khen, chê, vui, khổ) này luôn xoay chuyển tâm chúng sanh. Có hai mặt thuận cảnh và nghịch cảnh.
Tuy nhiên, có sự khác biệt giữa vị thánh đệ tử và kẻ vô văn phàm phu khi đối mặt với tám ngọn gió đời này.
Kẻ vô văn phàm phu khi được lợi lộc, được danh, được khen, được hạnh phúc thì người ấy không nhận thức tính chất vô thường - khổ, nên có sự tham đắm hoan hỷ với lợi lộc ấy, và khi bị mất lợi, mất danh, bị chê, bị khổ thì người ấy khởi lên sầu muộn. Do tâm bị chi phối với thuận cảnh và nghịch cảnh như vậy, nó không thoát khỏi sanh, già, bệnh, chết.
Trái lại, một vị thánh đệ tử hiểu pháp, khi gặp thuận cảnh (lợi lộc, danh tiếng, được khen, được hạnh phúc), hoặc nghịch cảnh (mất lợi, mất danh, bị chê, bị khổ), vị ấy khéo tác ý, nhận thức tính chất vô thường - khổ của sự kiện nên không tham đắm cũng không buồn phiền. Nhờ vậy vị ấy đoạn tận tham, sân, si và được thoát khỏi sanh, già, bệnh, chết,
A.IV.157.
ÌI Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hành
Thảo luận 2. Với một người hiểu Phật Pháp thì đối trước khen chê vui khổ nên nghĩ là đó là quả của nghiệp quá khứ? Hay do sự vụng về bản thân? Hoặc đời là thế? - TT Tuệ Siêu
Thảo luận 3. Phật pháp có dạy về sự khổ vốn tự nhiên không ai tránh khỏi chứ không do nghiệp quá khứ? (thí dụ sự đau khổ của sanh ly tử biệt) - TT Tuệ Siêu
Thảo luận 4. Để giữ tâm bình thản trước tám pháp thế gian thì có nên xem nhẹ vui buồn do quả tốt xấu của nghiệp? - TT Tuệ Quyền
Thảo luận 5. Một người mẫn cảm có thể làm được gì để bình tâm trước những khen chê? - ĐĐ Huy Niệm
Thảo luận 6. Phật Pháp có đề cao đời sống ẩn dật để sống ngoài thị phi, vui khổ? - ĐĐ Nguyên Thông
III Trắc Nghiệm
No comments:
Post a Comment