Trường Bộ Kinh - Dìgha Nikàya
Giảng Sư: TT Pháp Đăng
GIÁO TRÌNH TRƯỜNG BỘ KINH HƯỚNG DẪN BÀI HỌC NGÀY 4/9/2019
34. Kinh Thập Thượng (Dasuttara sutta) 8.2
TÁM PHÁP CẦN TU TẬP
Aṭṭha dhammā bahukārā, aṭṭha dhammā bhāvetabbā, aṭṭha dhammā pariññeyyā, aṭṭha dhammā pahātabbā, aṭṭha dhammā hānabhāgiyā, aṭṭha dhammā visesabhāgiyā, aṭṭha dhammā duppaṭivijjhā, aṭṭha dhammā uppādetabbā, aṭṭha dhammā abhiññeyyā, aṭṭha dhammā sacchikātabbā.
Có tám pháp có nhiều tác dụng, có tám pháp cần phải tu tập, có tám pháp cần phải biến tri, có tám pháp cần phải đoạn trừ, có tám pháp chịu phần tai hại, có tám pháp đưa đến thù thắng, có tám pháp rất khó thể nhập, có tám pháp cần được sanh khởi, có tám pháp cần được thắng tri, có tám pháp cần được tác chứng.
katame aṭṭha dhammā bhāvetabbā? ariyo aṭṭhaṅgiko maggo seyyathidaṁ — sammādiṭṭhi, sammāsaṅkappo, sammāvācā, sammākammanto, sammāājīvo, sammāvāyāmo, sammāsati, sammāsamādhi. ime aṭṭha dhammā bhāvetabbā.i)
ii) Thế nào là tám pháp cần phải tu tập? Bát Thánh đạo: Chánh kiến, Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, Chánh tinh tấn, Chánh niệm, Chánh định. Ðây là tám pháp cần phải tu tập.
Chú thích sau đây trích từ KHO TÀNG PHÁP HỌC, pháp sư Giác Giới biên soạn:
[400] Tám pháp cần tu tập (Bhāvetabbā dhammā):
Đó là bát chi thánh đạo (Ariyo atthaṅgiko maggo):
1. Chánh kiến (Sammādiṭṭhi), tức là trí tuệ thấy rõ tứ đế, hoặc thấy tam tướng đối với ngũ uẩn, hoặc hiểu được điều thiện bất thiện là chi phần ngăn trừ tà kiến.
2. Chánh tư duy (Sammāsaṅkappo), tức là sự suy nghĩ chân chánh, như suy nghĩ ly dục, vô sân, bất hại. Là chi phần ngăn trừ tà tư duy.
3. Chánh ngữ (Sammāvācā), là nói chân chánh, tức là nói chân thật, nói hòa hợp, nói dịu ngọt, nói lợi ích. Là chi phần ngăn trừ tà ngữ.
4. Chánh nghiệp (Sammākammanto), là hành động chân chánh, không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm. Là chi phần ngăn trừ tà nghiệp.
5. Chánh mạng (Sammā-ājīvo), là sống nuôi mạng chân chánh, không dùng sở hành tà vạy để tạo sinh kế. Là chi phần ngăn trừ tà mạng.
6. Chánh tinh tấn (Sammāvāyāmo), là siêng năng chân chánh, tức là gắng sức dẹp bỏ ác pháp và trau dồi thiện pháp. Là chi phần ngăn trừ tà tinh tấn.
7. Chánh niệm (Sammāsati), là ức niệm chân chánh, chú ý ghi nhận biến động của danh sắc. Là chi phần ngăn trừ tà niệm.
8. Chánh định (Sammāsamādhi), là trụ tâm chân chánh, tức tập trung vào đề mục thiền. Là chi phần ngăn trừ tà định.
Bát chi thánh đạo này còn gọi là bát chi đạo (Atthaṅgikamagga). Đây là con đường trung đạo (Majjhimā paṭipadā) tránh xa hai cực đoan là khổ hạnh và lợi dưỡng, con đường đưa đến giải thoát.
Bát chi thánh đạo này xếp theo tam học thì chánh kiến, chánh tư duy thuộc phần Tuệ học, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng thuộc phần Giới học, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định thuộc phần Định học.
D.III.312,D.III.286; M.I.61,III.251,Vbh.235
ÌI Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hành
Thảo luận 2. Có đúng chăng nếu quan niệm những pháp chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp … là thành quả của sự tu tập hơn là chính sự tụ tập? - TT Tuệ Siêu
Thảo luận 3. Một giáo viên sống bằng nghề dạy học đã đủ gọi là có chánh mạng chưa hay chánh mạng trong bát chánh đạo mang sự thực hành chuyên biệt khác hơn? - TT Tuệ Siêu
Thảo luận 4. Bát chánh đạo có bao gồm cả hai chỉ và quán? ( chánh định thuộc về chỉ và chánh niệm thuộc về quán)? - TT Tuệ Siêu
Thảo luận 5. Chánh tư duy được hiểu là tư duy không có dục, không có sân, không có hận thù vậy tại sao không kể là định mà nằm trong tuệ học? - ĐĐ Nguyên Thông
Thảo luận 6. TT Giác Đẳng đúc kết phần thảo luận
III Trắc Nghiệm
No comments:
Post a Comment