Trung Bộ Kinh - Majjhima Nikaya
Giảng Sư: TT Giác Đẳng & TT Tuệ Siêu
GIÁO TRÌNH TRUNG BỘ KINH HƯỚNG DẪN BÀI HỌC NGÀY 30/9/2019
Kinh Căn Bổn Pháp Môn - Mùlapariyàya Sutta
8. Tại sao gọi là Kinh Căn Bổn Pháp Môn - Mùlapariyàya Sutta
Tựa kinh của bản tiếng Việt là Kinh Căn Bản Pháp Môn có thể tạo nên ngộ nhận là “pháp môn tu căn bản” kỳ thật thì tựa kinh Phạn ngữ có nghĩa là “cội rễ của vạn hữu”
9. Đại ý Kinh Căn Bổn Pháp Môn là gì?
Thuở ấy Đức Phật trú ở rừng Subhaga xứ Ukkattha.Tại đấy Đức Thế Tôn dạy về bốn hạng người có bốn cách khác biệt trong sự nhận thức về thế giới do có liên hệ hoặc không liên hệ tới ngã chấp.
10. Bốn hạng người được đề cập là những ai?
Phàm phu không học hiểu đạo lý bậc thánh, chư vị hữu học, bậc A la hán thinh văn và Như lai chánh đẳng giác.
11. Đối tượng của nhận thức là gì?
Thế giới vật chất: địa đại, thủy đại, hỏa đại, phong đại. Các sanh loại: Sanh vật, chư Thiên, Sanh chủ, Phạm thiên, Quang âm thiên, Biến tịnh thiên, Quảng quả thiên, Thắng Giả, Không vô biên xứ, Thức vô biên xứ, Vô sở hữu xứ, Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Tư duy trừu tượng: sở kiến, sở văn, sở tư niệm, sở tri, đồng nhất, sai biệt, tất cả, niết bàn.
12. Bốn cách nhận thức được đề cập là gì?
Lối nhận thức sai lầm của phàm phu không hiểu lẽ thật gọi là tưởng tri dựa trên ấn tượng, của bậc thánh hữu học là thắng tri không chấp ngã, của A la hán là tuệ tri với cái nhìn như thật. Và cuối cùng, cái biết của Như lai Chánh Đẳng giác là liễu tri vì ngài thấu triệt duyên khởi của chư pháp.
13. Tại sao có sự khác biệt trong cách nhận thức?
Phàm phu tưởng tri vạn pháp với dục hỷ vì a. nghĩ tự ngã là địa đại; b. Nghĩ tự ngã ở trong địa đại; c. Nghĩ tự ngã tách biệt với địa đại; d. Nghĩ "địa đại là của ta."
Bậc thánh hữu học không chấp ngã nên thắng tri các pháp
Bậc a la hán thinh văn tuệ tri với cái nhìn chân tướng các pháp thế nào thì nhận thức như vậy
Bậc Như lai Chánh đẳng giác liễu tri các pháp vì quán triệt duyên khởi trong sự tương quan các pháp.
14. Tại sao có dị bản về câu cuối của bài kinh?
Thông thường các bài kinh thường kết thúc bằng câu: Thế tôn thuyết giảng như vậy chư tỳ kheo hoan hỷ tín thọ. Nhưng bản sớ giải ghi rằng bài kinh được Đức Phật giảng cho các tỳ kheo vốn xuất thân là những học giả bà la môn giáo. Những vị nầy không hoan hỷ vì đi ngược lại tín lý đại ngã của Phệ đà. Tuy vậy nhờ bài kinh nầy về sau những vị nầy chứng đắc đạo quả khi được nghe kinh Gotamaka Sutta.
ÌI Thảo Luận: TT Chư Tăng điều hành
Thảo luận 1. Nhận xét về bài kinh Căn Bản Pháp Môn - TT Tuệ Quyền
III Trắc Nghiệm
No comments:
Post a Comment