Trung Bộ Kinh - Majjhima Nikaya
Giảng Sư: TT Tuệ Quyền & TT Pháp Tân
GIÁO TRÌNH TRUNG BỘ KINH HƯỚNG DẪN BÀI HỌC NGÀY 1/10/2019
Kinh Tất Cả Lậu Hoặc -Sàbbàsava Sutta
15. Tại sao gọi là Kinh Tất Cả Lậu Hoặc -Sàbbàsava Sutta?
Sở dĩ gọi là Kinh Tất Cả Lậu Hoặc vì là pháp thoại của Đức Phật có nội dung dạy và bảy phương cách đối trị lậu hoặc. Chữ “tất cả” nói lên tánh cách toàn diện.
16. Đại ý Kinh Tất Cả Lậu Hoặc là gì?
Bài kinh ghi lại lời Đức Phật hướng dẫn bảy cách áp chế phiền não ô nhiễm trong tâm. Không phải tất cả lậu hoặc đều giống nhau. Mỗi bệnh có cách trị liệu riêng. Có lậu hoặc phải do tri kiến đoạn trừ. Có lậu hoặc phải do phòng hộ đoạn trừ. Có lậu hoặc phải do thọ dụng đoạn trừ. Có lậu hoặc phải do kham nhẫn đoạn trừ. Có lậu hoặc phải do tránh né đoạn trừ. Có lậu hoặc phải do diệt tận đoạn trừ. Có lậu hoặc phải do tu tập đoạn trừ.
17. Lậu hoặc – àsava nghĩa là gì? lậu hoặc khác nghĩa thế nào với chữ phiền não – kilesa?
Lậu hoặc thuộc phiền não nhưng không phải tất cả phiền não đều là lậu hoặc. Chữ lậu hoặc có nghĩa là những ô nhiễm mang tính lây lan dẫn tới trầm luân sanh tử. Cũng giống như bệnh có thứ truyền nhiễm có thứ không. Có tất cả bốn lậu hoặc.
18. Câu Phật ngôn “Ta giảng sự đoạn tận lậu hoặc cho người thấy, người biết chứ không phải cho người không thấy không biết” hàm nghĩa gì?
Mở đầu bài kinh Đức Phật nhấn mạnh vai trò của như lý tác ý và bất như lý tác ý. Chính do không như lý tác ý nên tất cả lậu hoặc sanh khởi và trong bảy pháp chế ngự lậu hoặc đều y cứ trên như lý tác ý. Người tu tập cần có hiểu biết: hiểu biết chân pháp, hiểu biết cái gì có lợi có hại, hiểu biết phản ứng thế nào là khôn ngoan.
19. Thuật ngữ như lý tác ý (yoniso manasikara) nghĩa là gì?
Thuật ngữ yoniso manasikara được dịch sang tiếng Việt với nhiều từ vựng: như lý tác ý, khéo tác ý, chánh tư niệm, suy nghĩ với thái độ tích cực. Có thể nói đó là cách suy nghĩ y cứ trên Pháp được Bậc Đại Giác giảng dạy; nhận thức và phản ứng từ góc cạnh tích cực. Đa sống phàm nhân suy tư và phản ứng khiến sự việc tệ hại thêm: khiến bản thân phiền khổ và gây thêm khổ luỵ cho người khác. Suy nghĩ như vậy gọi là bất như lý tác ý. (còn tiếp)
ÌI Thảo Luận: TT Chư Tăng điều hành
III Trắc Nghiệm
No comments:
Post a Comment