Saturday, October 5, 2019

Bài học.Chủ Nhật ngày 6 tháng 10, 2019

Trung Bộ Kinh - Majjhima Nikaya
Giảng Sư: TT Tuệ Siêu
GIÁO TRÌNH TRUNG BỘ KINH  HƯỚNG DẪN BÀI HỌC NGÀY 6/10/2019 
Kinh Tất Cả Lậu Hoặc -Sàbbàsava Sutta (tiếp theo)

42. Thế nào là lậu hoặc phải do tránh né được đoạn trừ?
Có những lậu hoặc phiền não đến từ những nguy hiểm, phiền phức, tai bay hoạ gởi lẽ ra có thể tránh được nếu cẩn trọng đó là lậu hoặc do tránh né đoạn trừ.

43. Những gì nên tránh né được đề cập trong bài kinh nầy?
Tất nhiên có nhiều thứ trong đời sống thực tế cần tránh né. Những gì được đề cập trong chánh kinh nêu lên một số tiêu biểu.
Thú vật nguy hiểm: voi dữ,  ngựa dữ, bò dữ, chó dữ, rắn rết..

Những nơi dễ sanh tại nạn: bụi rậm, gai góc, hố sâu, vực núi, ao nước nhớp, vũng nước trơn trợt. 

Những nơi không thích hợp cho một người đàng hoàng: chỗ ngồi không xứng đáng ngồi, những trú xứ không nên lai vãng,

Những người ác xấu:  thành phần bất hảo nếu giao du thì bị các vị đồng phạm hạnh có trí nghi ngờ, khinh thường

 44.  Thái độ tránh né có thể bị hiểu lầm là thiếu can đảm chăng?
Liều lĩnh, bất cẩn, thiếu suy nghĩ không thể xem là can đảm. Né tránh những điều nguy hiểm, phiền luỵ để không gây phiền não cho mình và người chung quanh không phải là thái độ yếu đuối. Sống với thái độ hiểu biết thực tiễn là biểu hiện của bậc trí tuệ. Đó là điều được dạy trong bài kinh nầy.

45. Có lập luận là nếu không thân cận  kẻ ác thì làm sao độ kẻ ác thành người thiện. Điều nầy được hiểu theo Phật pháp thế nào?

Cảm hoá kẻ ác và thân cận kẻ ác là hai điều khác nhau. Thân cận là ưa thích giao du qua lại. Hơn nữa cũng phải luôn tự hỏi là bản thân có đủ nội lực để cảm hoá kẻ ác hay bị người ác xấu ảnh hưởng. Nếu nhận thức một cách thành thật là mình đang trong tình trạng “gần mực thì đen” thì cách tốt nhất vẫn là xa bạn ác, gần người lành.


ÌI Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hành

Thảo luận 1. Người Trung Hoa có câu “Nếu là phúc thì không là hoạ mà nếu là hoạ thì không thể tránh khỏi”. Nếu một người nghĩ rằng chuyện nguy hiểm hay không nguy hiểm do nghiệp quá khứ nếu quả nghiệp trỗ thì không thể tránh khỏi, có cố gắng cũng vô ích. Lối suy nghĩ đó có phù hợp với Phật Pháp?

Thảo luận 2. Tinh thần mạo hiểm để lớn mạnh hơn, can đảm hơn, hiểu hiết hơn có được khuyến khích theo Phật Pháp?

Thảo luận 3. Thuở xưa một tỳ kheo thay đổi trú xứ tương đối dễ dàng so với ngày nay đôi khi vì ràng buộc giấy tờ, phương tiện, trách nhiệm… Vậy thì nếu không tránh né được người xấu thì nên sống chung thế nào?

Thảo luận 4. Thái độ “điếc không sợ súng” và lòng can đảm khác biệt thế nào?


Thảo luận 5. Tinh thần thích nghi có đi ngược lại với sự tránh né đề cập trong bài kinh hôm nay?



 III Trắc Nghiệm

No comments:

Post a Comment