Tuesday, October 8, 2019

Bài học. Thứ Tư ngày 9 tháng 10, 2019

Trung Bộ Kinh - Majjhima Nikaya
Giảng Sư: TT Pháp Đăng
GIÁO TRÌNH TRUNG BỘ KINH  HƯỚNG DẪN BÀI HỌC NGÀY 9/10/2019 
3. Kinh thừa tự Pháp (Dhammadàyàda sutta)


56. Tại sao gọi là Kinh Thừa Tự Pháp (Dhammadàyàda sutta?
Gọi là Kinh Thừa Tự Pháp vì mang nội dung với lời kêu gọi của Đức Phật đối với hàng đệ tử hãy kế thừa giá trị pháp bảo và đừng kế thừa giá trị tài vật. Đoạn sau của bài kinh ghi lại pháp thoại ngắn của Tôn giả Sàriputta giảng về thế nào là người học trò học theo hạnh đức của thầy tổ. 

57. Đại ý Kinh Thừa Tự Pháp là gì?
Thuở ấy Đức Thế Tôn trú tại chùa Kỳ Viên, Savatthi, Ngài khuyến giáo: “Này các Tỷ-kheo, hãy là người thừa tự Pháp của Ta, đừng là những người thừa tự tài vật. Ta có lòng thương tưởng các Ngươi và Ta nghĩ: "Làm sao những đệ tử của Ta là những người thừa tự Pháp của Ta, không phải là những người thừa tự tài vật?". Rồi Đức Thế Tôn kể lại một giai thoại về hai vị tỳ kheo để làm rõ ý nghĩa. Sau khi Đức Thế Tôn trở về tư thất, Tôn giả Sàriputta tiếp tục pháp thoại bằng cách đề cập đến hình ảnh vị Đạo sư sống viễn ly và đệ tử học theo hạnh viễn ly.

58. Đức Phật đã kể lại câu chuyện gì?
Ngài kể về chuyện hai tỳ kheo đến diện kiến gặp lúc Đức Thế Tôn vừa thọ thực xong. Cả hai tỳ kheo đi đường xa đều đói lả. Đức Phật thấy vậy dạy rằng sau bữa ăn của Ngài vẫn còn lại nếu muốn hai vị có thể ăn. Một trong hai tỳ kheo nghĩ rằng:  Thế Tôn có dạy: "Này các Tỷ-kheo, hãy là người thừa tự Pháp của Ta, đừng là người thừa tự tài vật" vậy ta hãy chịu đói thay vì ăn. Vị tỳ kheo khác thì xin thọ thực để tiêu trừ cơn đói. Đức Phật sau khi kể lại thì kết luận: Đối với Ta, Tỷ-kheo đầu tiên đáng được kính nể hơn, và đáng được tán thán hơn. Vì sao vậy? Vì như vậy sẽ đưa đến cho Tỷ-kheo ấy, trong một thời gian lâu ngày, ít dục, biết đủ, khổ hạnh, dễ nuôi dưỡng, tinh cần, tinh tấn. 

59. Phải chăng trong câu chuyện đề cập đến hai tỳ kheo, Đức Phật chỉ có khen mà không có chê?
Đúng vậy. Ngài không chê trách vị tỳ kheo đã ăn thực phẩm còn lại. Tuy vậy Ngài đặc biệt tán thán vị tỳ kheo vì nghĩa đến lời dạy: “Hãy là người thừa tự Pháp của Ta, đừng là người thừa tự tài vật" mà quyết tâm chịu đựng sự đói khát. 
60. Thừa tự pháp được hiểu chính xác là thế nào?
Trong sự tồn tại của giáo pháp luôn luôn có cả hai mặt vật chất và tinh thần. Tinh thần ở đây là giáo pháp, hơn thế nữa là tinh hoa của giáo pháp. Một người đến với giáo pháp có học, có hiểu, có thực hành, có chứng ngộ, có chia sẻ thì gọi là người thừa tự pháp. 
(còn tiếp)


ÌI Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hành

Thảo luận 1. Sự kế thừa cơ sở vật chất có ưu khuyết điểm thế nào so với sự kế thừa tinh hoa của giáo pháp trong Đạo Phật? - TT Tuệ Siêu 


Thảo luận 2. Khi Đức Phật dạy “Ta có lòng thương tưởng các con và Ta nghĩ: "Làm sao những đệ tử của Ta là những người thừa tự Pháp của Ta, không phải là những người thừa tự tài vật?" thì ý nghĩa của mệnh đề “Ta có lòng thương tưởng các con” nên được hiểu thế nào? - TT Tuệ Siêu

Thảo luận 3. Ai trong chúng ta là người thật sự kế thừa gia tài của Đức Phật để lại? Có phải tất cả người con Phật đều hưởng được di sản Đức Từ Phụ để lại? - TT Tuệ Siêu


Thảo luận 4. Lịch sử của Phật giáo đã cho thấy gì về “sự kế thừa tài vật, kế thừa giáo pháp”? - TT Pháp Tân

Thảo luận 5. Tại sao có nhiều Phật tử không tha thiết thừa kế gia tài giáo pháp mà Đức Phật để lại? - TT Tuệ Quyền

Thảo luận 6. Chúng ta có nên lựa chọn những gì nên được thừa kế trong di sản vĩ đại của Đức Phật? - ĐĐ Nguyên Thông

Thảo luận 7. TT Giác Đẳng đúc kết phần thảo luận


 III Trắc Nghiệm

No comments:

Post a Comment