Wednesday, October 9, 2019

Bài học. Thứ Năm ngày 10 tháng 10, 2019

Trung Bộ Kinh - Majjhima Nikaya
Giảng SưĐĐ Huy Niệm
GIÁO TRÌNH TRUNG BỘ KINH  HƯỚNG DẪN BÀI HỌC NGÀY 10/10/2019 
3. Kinh thừa tự Pháp (Dhammadàyàda sutta) (tiếp theo)


61. Sau khi Đức Phật trở về tư thất, Tôn giả Sàriputta tiếp tục pháp thoại với những điều gì?
Tôn giả Sàriputta là bậc thượng thủ thinh văn đệ tử Phật thường giữ vai trò giáo thọ giảng dạy giáo pháp cho Tăng chúng thay thế Đức Phật. Bài kinh nầy ghi lại nhân duyên thường có là Đức Phật giảng dạy cho chư tăng hằng ngày. Nhưng hôm ấy Đức Thế Tôn nói rất ngắn và sau khi Ngài về tịnh thất thì Tôn giả Sàriputta tiếp tục.
Nói về sự truyền thừa thì Tôn giả nêu lên hai trường hợp áp dụng cho ba bậc tỳ kheo và hai mô tả về con đường được Đức Phật truyền dạy.
Hai trường hợp là Bậc Đạo Sư sống viễn ly mà các đệ tử không học theo viễn ly; và Bậc Đạo Sư sống viễn ly, các đệ tử  học theo viễn ly.
Ba bậc tỳ kheo là trưởng lão tỳ kheo, trung toạ tỳ kheo và tân tỳ kheo.
Hai mô tả về hai mô tả về con đường được Đức Phật truyền dạy là con đường Trung Đạo đối trị ba căn bất thiện tham, sân, si; và con đường Trung Đạo đối sở hành ác quấy.
Chữ “sống viễn ly” trong phần đầu nên được hiểu là cách nói tổng quát về đời sống phạm hạnh hay sự tu hành chân thực.


62. Sống viễn ly (viveka) trong câu “Này chư Hiền, vị Ðạo Sư sống viễn ly, các đệ tử tùy học viễn ly. Những pháp nào, vị Ðạo Sư dạy nên từ bỏ, những pháp ấy họ từ bỏ; và họ không sống trong sự đầy đủ, không lười biếng, họ bỏ rơi gánh nặng về đọa lạc và dẫn đầu về sống viễn ly” mang ý nghĩa thế nào?
Đó là đời sống rời xa phồn vinh vật chất, không trộn lẩn với sinh hoạt thế tục, không gắn kết với dục tầm, sân tầm, hại tầm.

63. Sống với hạnh từ bỏ (pahānamāha) nghĩa là gì?
Là hướng đi ngược là thói thường là thủ đắc, chất chứa, sở hữu. Vị ấy có khả năng buông bỏ ngay cả những địa vị, danh vọng, lợi đắc trong đời sống phạm hạnh. Xa hơn nữa là khả năng buông xả những cảm thọ dục hỷ, những sở đắc sở chứng mang tánh giai đoạn để tiếp tục hành trình tới cứu cánh giác ngộ giải thoát.

64. Không sống sung túc (Na ca bāhulikā), không lười biếng (na sāthalikā) , không dẫn đầu đọa lạc và xao lãng đời sống viễn ly (okkamane nikkhittadhurā paviveke pubbaṅgamā) nên được hiểu thế nào?
Là không sống xa hoa, lợi dưỡng. Sống với sự tinh cần phấn đấu không ngừng nghỉ. Sống hướng thượng và luôn tha thiết với đời sống phạm hạnh chân thực. ( Câu “họ bỏ rơi gánh nặng về đọa lạc và dẫn đầu về sống viễn ly” có vấn đề về dịch thuật). 

65. Tại sao lại đề cập tới ba bậc tỳ kheo?
Điều nầy hàm nghĩa là vị xuất gia dù ở hạ lạp nào nếu không học theo lối sống và lời dạy của Đức Phật đều đáng trách. Ngược lại dù ở thứ bậc nào trong Tăng chúng mà học theo lời Phật dạy đều đáng tán thán.

66. Con đường Đức Phật truyền dạy đích thực là gì?

[Những pháp cần từ bỏ trên phương diện gốc rễ]
Ở đây, này chư Hiền, tham là ác pháp, và sân cũng là ác pháp, 

[Những pháp cần từ bỏ trên phương diện sở hành]
“ phẫn nộ là ác pháp và hiềm hận cũng là ác pháp, giả dối là ác pháp và não hại cũng là ác pháp, tật đố là ác pháp và xan lẫn cũng là ác pháp, man trá là ác pháp và phản bội cũng là ác pháp, ngoan cố là ác pháp và bồng bột nông nổi cũng là ác pháp, mạn là ác pháp và tăng thượng mạn cũng là ác pháp, kiêu là ác pháp và phóng dật cũng là ác pháp”.

(Phương cách tu tập)
“Có một con đường Trung đạo diệt trừ tham,  diệt trừ sân, diệt trừ si….
Có một con đường Trung đạo diệt trừ kiêu và diệt trừ phóng dật, khiến (tịnh) nhãn sanh, khiến (chân) trí sanh, hướng đến tịch tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn. Và này chư Hiền, con đường Trung đạo ấy là gì - (con đường) khiến (tịnh) nhãn sanh, khiến (chân) trí sanh, hướng đến tịch tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn? Ðó là con đường Thánh tám ngành, tức là: Chánh tri kiến, Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, Chánh tinh tấn, Chánh niệm, Chánh định. Này chư Hiền, đó là con đường Trung đạo khiến (tịnh) nhãn sanh, khiến (chân) trí sanh, hướng đến tịch tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn”.

67. Tại sao có hai mô tả về con đường Trung Đạo?

Hai con đường Trung Đạo là một. Đều là bát chánh đạo hay tam học giới, định, tuệ nhưng bất thiện pháp phải được nhận diện trên cả hai phương diện là cội rễ (tham, sân, si) và sở hành (phẫn nộ, hiềm hận, não hại…)



ÌI Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hành

Thảo luận 1. Xin giải rõ ý nghĩa câu okkamane nikkhittadhurā paviveke pubbaṅgamā (bản dịch: họ bỏ rơi gánh nặng về đọa lạc và dẫn đầu về sống viễn ly) - TT Tuệ Siêu

 Thảo luận 2. Tôn giả Sàriputta không nói về thừa tự pháp nhưng phải chăng khi nói “bậc Đạo Sư sống viễn ly, đệ tử học theo hạnh viễn ly” thì hàm nghĩa chính sự “sống theo gương lành của Bậc Đạo Sư” chính là sự thừa tự pháp bảo đúng nghĩa? - TT Tuệ Siêu

TK Giac Dang: satthu pavivittassa viharato sāvakā vivekaṁ nānusikkhanti, yesañca dhammānaṁ satthā pahānamāha, te ca dhamme nappajahanti, bāhulikā {bāhullikā (syā.)} ca honti, sāthalikā, okkamane pubbaṅgamā, paviveke nikkhittadhurā. tatrāvuso, therā bhikkhū tīhi ṭhānehi gārayhā bhavanti.
idhāvuso, satthu pavivittassa viharato sāvakā vivekamanusikkhanti — yesañca dhammānaṁ satthā pahānamāha te ca dhamme pajahanti; na ca bāhulikā honti, na sāthalikā okkamane nikkhittadhurā paviveke pubbaṅgamā. tatrāvuso, therā bhikkhū tīhi ṭhānehi pāsaṁsā bhavanti.
okkamane nikkhittadhurā (buông bỏ đời sống sa đoạ) > đáng được tán thán
paviveke pubbaṅgamā (hướng đến viễn ly )> đáng được tán thán

Thảo luận 3. Tại sao trong bài kinh nầy khi đề cập đến con đường Đức Phật truyền dạy thì Tôn giả Sàriputta không nói sẽ thành tựu được gì mà là từ bỏ những gì (Ở đây, này chư Hiền, tham là ác pháp, và sân cũng là ác pháp. Phẫn nộ là ác pháp và hiềm hận cũng là ác pháp, giả dối là ác pháp và não hại cũng là ác pháp, tật đố là ác pháp và xan lẫn cũng là ác pháp, man trá là ác pháp và phản bội cũng là ác pháp, ngoan cố là ác pháp và bồng bột nông nổi cũng là ác pháp, mạn là ác pháp và tăng thượng mạn cũng là ác pháp, kiêu là ác pháp và phóng dật cũng là ác pháp)?. - TT Tuệ Siêu

TK Giac Dang [09:46]: Đó là con đường Trung đạo khiến (tịnh) nhãn sanh, khiến (chân) trí sanh, hướng đến tịch tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn”.


Thảo luận 4. Từ bài kinh hôm nay xin tóm lược ý nghĩa thế nào là sự thừa tự tài sản Đức Phật để lại cho chúng ta? - TT Pháp Đăng

Thảo luận 5. Câu Phật ngôn: "các con hãy là người thừa tự pháp bảo đừng là kẻ thừa tự tài vật" có nên thường nhắc nhở để giải quyết nhiều vấn đề tiêu cực trong Đạo Phật ngày nay? - TT Tuệ Quyền

Thảo luận 6. TT Giác Đẳng đúc kết phần thảo luận - dhammadāyādā bhaveyyuṁ, no āmisadāyādā’ti


 III Trắc Nghiệm

No comments:

Post a Comment