Trung Bộ Kinh - Majjhima Nikaya
Giảng Sư: TT Giác Đẳng
GIÁO TRÌNH TRUNG BỘ KINH HƯỚNG DẪN BÀI HỌC NGÀY 14/10/2019
5. Kinh Không Uế Nhiễm (Anangana sutta) (Tiếp Theo)
84. Khi được hỏi, Tôn giả Sàriputta, đã định nghĩa thế nào là cấu uế?
-- Này Hiền giả, cấu uế gọi là cấu uế, danh từ gì là đồng nghĩa cái gọi là cấu uế?
-- Này Hiền giả, các ác bất thiện pháp, cảnh giới của dục là đồng nghĩa cái gọi là cấu uế.
85. Những thí dụ điển hình của uế nhiễm được Tôn giả Sàriputta nêu ra gồm những gì?
- Phạm giới bị người biết nên phẫn nộ
Này Hiền giả, sự tình này xảy ra, ở đây, một Tỷ-kheo có thể khởi lên ý muốn như sau: "Nếu ta có phạm giới tội, mong rằng các Tỷ-kheo chớ có biết về ta rằng là đã phạm giới tội". Này Hiền giả, sự tình này có thể xảy ra: các Tỷ-kheo có thể biết được các Tỷ-kheo ấy đã phạm giới tội. Tỷ-kheo này nghĩ rằng: "Các Tỷ-kheo đã biết được ta đã phạm giới tội". Do đó, vị này trở thành phẫn nộ và bất mãn. Phẫn nộ và bất mãn, cả hai thuộc về cấu uế.
Phạm giới lại không muốn bị khiển trách giữa đám đông
Một Tỷ-kheo có thể khởi lên ý muốn như sau: "Nếu ta có phạm giới tội, mong rằng các Tỷ-kheo hãy quở trách ta ở chỗ kín đáo, không phải ở giữa Tăng chúng". ……
Chỉ muốn người ngang bằng khiển trách
Một Tỷ-kheo có thể khởi lên ý muốn như sau: "Nếu ta có phạm giới tội, mong rằng một Tỷ-kheo đồng đẳng hãy quở trách ta, chớ không phải một vị không đồng đẳng". …
Muốn được Bậc Đạo Sư hỏi về pháp
Một Tỷ-kheo có thể khởi lên ý muốn như sau: "Mong rằng bậc Ðạo Sư hãy hỏi ta nhiều lần trong khi giảng pháp cho chúng Tỷ-kheo! Mong rằng bậc Ðạo Sư không hỏi Tỷ-kheo khác nhiều lần trong khi giảng pháp cho chúng Tỷ-kheo!". ….
Muốn được đi đầu Tăng chúng
Một Tỷ-kheo có thể khởi lên ý muốn như sau: "Mong rằng các Tỷ-kheo hãy để ta đi trước trong khi vào làng để dùng cơm! Mong rằng các Tỷ-kheo không để một Tỷ-kheo khác đi trước trong khi vào làng để dùng cơm!" …
Muốn những thứ cúng dường tốt nhất
Một Tỷ-kheo khởi lên ý muốn như sau: "Mong rằng tại chỗ ăn, ta được chỗ ngồi tốt nhất, nước uống tốt nhất, đồ ăn khất thực tốt nhất! Mong rằng Tỷ-kheo khác tại chỗ ăn không được chỗ ngồi tốt nhất, nước uống tốt nhất, đồ ăn khất thực tốt nhất!"….
Muốn là người thuyết pháp sách tấn sau bữa ăn
Một Tỷ-kheo có thể khởi lên ý muốn như sau: "Mong rằng tại chỗ ăn sau khi ăn xong, ta sẽ thuyết tùy hỷ pháp, không phải Tỷ-kheo khác tại chỗ ăn, sau khi ăn xong, sẽ thuyết tùy hỷ pháp!" ….
Muốn là vị giáo thọ của Tăng chúng
Một Tỷ-kheo có thể khởi lên ý muốn như sau: "Mong rằng, ta sẽ thuyết pháp cho các Tỷ-kheo tụ tập tại ngôi tịnh xá, chớ không phải một Tỷ-kheo khác thuyết pháp cho các Tỷ-kheo tụ tập tại ngôi tịnh xá!" ….
Muốn là vị pháp sư giảng cho hàng cư sĩ
Một Tỷ-kheo có thể khởi lên ý muốn như sau: "Mong rằng, ta sẽ thuyết pháp cho các Tỷ-kheo-ni tụ tập tại ngôi tịnh xá,... (như trên)... ta sẽ thuyết pháp cho các Nam cư sĩ... ta sẽ thuyết pháp cho các Nữ cư sĩ tụ tập tại ngôi tịnh xá, chớ không phải một Tỷ-kheo khác thuyết pháp cho các Nữ cư sĩ tụ tập tại ngôi tịnh xá!" …
Muốn được cung kính, lợi đắc
Một Tỷ-kheo có thể khởi lên ý muốn như sau: "Mong rằng các Tỷ-kheo cung kính, tôn trọng, lễ bái, cúng dường ta; các vị Tỷ-kheo chớ có cung kính, tôn trọng, lễ bái cúng dường một Tỷ-kheo khác!" ….
"Mong rằng các Tỷ-kheo-ni... (như trên)... các Nam cư sĩ... (như trên)... các Nữ cư sĩ cung kính, tôn trọng, lễ bái, cúng dường ta. Các Nữ cư sĩ không cung kính, tôn trọng, lễ bái, cúng dường một Tỷ-kheo khác!" ….
Muốn bốn nhu yếu (y phục, thực phẩm, trú xứ, thuốc trị bệnh) là những thứ thượng phẩm.
Một Tỷ-kheo có thể khởi lên ý muốn như sau: "Mong rằng ta nhận được các y phục tối thắng, Tỷ-kheo khác không nhận được các y phục tối thắng!" …"Mong rằng ta nhận được các đồ ăn khất thực tối thắng... (như trên)... các sàng tọa tối thắng, các dược phẩm trị bịnh tối thắng. Tỷ-kheo khác không nhận được các dược phẩm trị bịnh tối thắng!" ….
Này Hiền giả, các ác bất thiện pháp, cảnh giới của dục này là đồng nghĩa cái gọi là cấu uế.
86. Ở trường hợp nào vị tỳ kheo sống độc cư trong rừng sâu núi thẳm không đáng tán thán?
Một vị tỳ kheo sống trong rừng núi xa vắng nhưng vẫn còn những dục niệm thì vẫn không thể kính ngưỡng bởi những bạn đồng phạm hạnh.
Trái lại một vị tỳ kheo sống gần làng mạc, chấp nhận biệt thỉnh thực, mang y người gia chủ cúng, thời các đồng phạm hạnh cung kính, tôn trọng, lễ bái, cúng dường vị Tỷ-kheo ấy. Vì sao vậy? Vì các bậc Tôn giả này được thấy và được nghe các ác, bất thiện pháp, cảnh giới của dục của vị Tỷ-kheo ấy đã được diệt trừ.
87. Tôn giả Mahàmoggallàna đã nêu lên thí dụ gì?
Ðược nghe nói vậy, Tôn giả Mahamoggallana thưa với Tôn giả Sariputta:
-- Hiền giả Sariputta, một ví dụ khởi lên cho tôi!
-- Hiền giả Moggallana, hãy nói lên ví dụ ấy.
-- Hiền giả, một thời tôi ở thành Vương Xá, tại Giribbaja. Này Hiền giả, rồi tôi đắp y vào buổi sáng, mang theo y bát, vào thành Vương Xá để khất thực. Lúc bấy giờ, Samiti, con một người làm xe, đang đẽo một vành xe, và tà mạng ngoại đạo Panduputta, trước là con của một người làm xe, đang đứng một bên. Rồi tà mạng ngoại đạo Panduputta trước là con một người làm xe, khởi lên ý nghĩ như sau: "Mong rằng Samiti, con người thợ xe, hãy đẽo đường cong này, đường méo này và các mắt gỗ này, để vành xe này không có cong, không có đường méo, không có mắt gỗ, được trơn tru và được đặt vào trong trục chính". Này Hiền giả, tà mạng ngoại đạo Panduputta, trước là con một người làm xe suy nghĩ như thế nào, thời đúng như vậy, Samiti, con người làm xe, đẽo đường cong này, đường méo này và các mắt gỗ này của vành xe ấy. Này Hiền giả, tà mạng ngoại đạo Panduputta trước là con người làm xe, hoan hỷ nói lên lời hoan hỷ như sau: "Hình như người này đang đẽo (vành xe ấy) như là với tâm của anh ta, anh ta biết tâm ta vậy".
Với câu chuyện nầy, Tôn giả Mahàmoggallàna bày tỏ niềm hoan hỷ về lời giảng rất thực tể Tôn giả Sàriputta khiến chư tỳ kheo, có dục niệm hay không có dục niệm, cảm nhận như Tôn giả Sàriputt đọc được tâm tư của mình.
ÌI Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hành
Thảo luận 2. Nếu là một người nặng tánh ganh tị, tật đố và tự biết mình có nhiều phiền não đó thì nên làm gì? - TT Pháp Tân
Thảo luận 3. Một người thường tu tập chánh niệm hơi thở có đủ khả năng bén nhạy để ý thức về những ham muốn tầm thường trong tâm? - TT Tuệ Quyền
Thảo luận 4. Tại sao đôi khi cái lớn có thể bỏ dễ dàng mà lại vướng vấp cái nhỏ mọn? - ĐĐ Pháp Tín
Thảo luận 5. Câu Pháp Cú số 238: Như sét từ sắt sanh,/ Sắt sanh lại ăn sắt,/ Cũng vậy, quá lợi dưỡng / Tự nghiệp dẫn cõi ác dạy gì về tác hại của uế nhiễm? - ĐĐ Nguyên Thông
III Trắc Nghiệm
No comments:
Post a Comment