Trung Bộ Kinh - Majjhima Nikaya
Giảng Sư: ĐĐ Huy Niệm
GIÁO TRÌNH TRUNG BỘ KINH HƯỚNG DẪN BÀI HỌC NGÀY 3/10/2019
Kinh Tất Cả Lậu Hoặc -Sàbbàsava Sutta (tiếp theo)
26. Thế nào là lậu hoặc phải do phòng hộ được đoạn trừ (āsavā saṁvarā pahātabbā)?
Đó là những lậu hoặc sanh khởi do sác căn tiếp xúc sáu cảnh. Trong bản dịch chữ saṁvara dịch là phòng hộ mang ý nghĩa là sự chế ngự đối với lậu hoặc chưa sanh hoặc đang có. Khi sáu căn mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý tiếp xúc với các cảnh cần có sự chế ngự bằng ý thức mạnh mẽ về hệ luỵ do sự chi phối mang lại.
27. Hành giả chế ngự bằng như lý giác sát. Cụm từ “như lý giác sát (paṭisaṅkhā yoniso)” nói lên điều gì?
Là khả năng nhận ra cả ba phương diện: vị ngọt, nguy hiểm và sự xuất ly. Vị ngọt tạo nên dính mắc; nguy hiểm là “sự tàn hại và nhiệt não”; và xuất ly là phương cách vượt thoát.
28. Lậu hoặc sanh do cảnh hay do tâm không như lý giác sát? (tâm động hay phướng động?)
Nói chính xác theo Phật học thì sự việc xẩy ra không đơn thuần một nhân, một duyên. Cảnh có khả năng chi phối tâm mà cách nhận thức như lý giác sát hay không như lý giác sát cũng là một yếu tố khác. Không thể quy hẳn vấn đề nằm ở tâm hay cảnh.
29. Năm cảnh ngoại (sắc, thinh, khí, vị, xúc) có hoàn toàn khác biệt với cảnh pháp?
Chúng sanh dục giới bị chi phối nhiều bởi năm cảnh sắc, thinh, khí, vị, xúc. Tuy vậy khi nói đến cảnh pháp thì cần hiểu rộng rãi bao gồm “cảnh ngũ quá khứ” có nghĩa là hình ảnh, âm thanh, mùi hương, các vị, xúc chạm sau khi tiếp xúc với các căn thì được xử lý và phản ứng như cảnh pháp. Phần lớn những nhận thức đẹp, ngon, xấu, tốt… của các cảnh đều nằm trong lãnh vực ý thức xử lý “cảnh ngũ quá khứ”. Những phạm trù sâu lắng của tư duy như đam mê thi ca, triết học… thuộc cảnh pháp. Những trạng thái hỷ lạc, thiền chứng … cũng thuộc cảnh pháp.
30. Lậu hoặc tạo nên tàn hại và nhiệt não là thế nào?
Tham muốn sanh lo âu, sợ hãi. Tham muốn sanh ý đồ chiếm hữu tranh chấp. Những dục lậu, hữu lậu, kiến lậu, vô minh lậu một khi ngự trị và phát tác khiến tâm bị giao động, bất an, lạc mất phương hướng. Nói cách khác các căn không thủ hộ thì như vết thương không được băng bó dẫn tới nhiễm trùng và nhiều hệ quả khác. Bằng như lý giác sát hành giả có khả năng “các lậu hoặc tàn hại và nhiệt não chưa sanh không sanh khởi; những lậu hoặc tàn hại và nhiệt não đã sanh được chấm dứt”
ÌI Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hành
Thảo luận 1. Chữ saṁvarā dịch là phòng hộ có chính xác chăng vì ở đây không phải nói đến những lậu hoặc chưa sanh mà còn nói tới những lậu hoặc đang có? - TT Tuệ Siêu
Thảo luận 2. Tại sao A Tỳ Đàm dạy vai trò “hưởng cảnh” của ngũ song thức rất muội lược thế nhưng trong Kinh Tạng nói đến vai trò chi phối mạnh mẽ của ngũ trần? - TT Tuệ Siêu
Thảo luận 3. Sự phòng hộ sáu căn có khiến cuộc sống không bình thường hay thiếu tự nhiên? - TT Pháp Đăng
Thảo luận 4. Thích triết lý, ghiền làm thơ… có nên xem là sự đam mê đối với cảnh pháp? - ĐĐ Huy Niệm
Thảo luận 1. Chữ saṁvarā dịch là phòng hộ có chính xác chăng vì ở đây không phải nói đến những lậu hoặc chưa sanh mà còn nói tới những lậu hoặc đang có? - TT Tuệ Siêu
Thảo luận 2. Tại sao A Tỳ Đàm dạy vai trò “hưởng cảnh” của ngũ song thức rất muội lược thế nhưng trong Kinh Tạng nói đến vai trò chi phối mạnh mẽ của ngũ trần? - TT Tuệ Siêu
Thảo luận 3. Sự phòng hộ sáu căn có khiến cuộc sống không bình thường hay thiếu tự nhiên? - TT Pháp Đăng
Thảo luận 4. Thích triết lý, ghiền làm thơ… có nên xem là sự đam mê đối với cảnh pháp? - ĐĐ Huy Niệm
III Trắc Nghiệm
No comments:
Post a Comment