Tuesday, October 15, 2019

Bài học. Thứ Ba ngày 15 tháng 10, 2019

Trung Bộ Kinh - Majjhima Nikaya
Giảng Sư: TT Tuệ Quyền
GIÁO TRÌNH TRUNG BỘ KINH  HƯỚNG DẪN BÀI HỌC NGÀY 15/10/2019 
6. Kinh Ước Nguyện ( ākaṅkheyyasutta) 

88. Tại sao gọi là Kinh Ước Nguyện ?

Tên kinh được gọi là Kinh Ước Nguyện vì nội dung bài kinh đề cập về ước vọng của một tỳ kheo trong cuộc sống hằng ngày cũng như những thành tựu xa hơn trong hành trình tu tập.

89. Đại ý Kinh Ước Nguyện là gì?

Nói chính xác thì bài kinh nầy Đức Phật giảng về lợi ích của hành trì giới bổn. Sự nghiêm trì có học pháp là căn bản bước đầu của giới, định, tuệ. Chính sự tu tập mỹ mãn tam học khiến những ước vọng trong đời sống phạm hạnh được thành tựu. Qua những mong ước của một tỳ kheo tu tập mà Đức Phật đề cập cho thấy một số khía cạnh quan trọng của thành quả tu hành.

90. Đức Phật đã dạy gì về hành trì giới bổn Pàtimokkha? Pàtimokkha nghĩa là gì?

Phật ngôn mở đầu pháp thoại: “Các Tỷ-kheo, hãy sống đầy đủ giới hạnh, đầy đủ giới bổn, sống phòng hộ với sự phòng hộ của giới bổn, đầy đủ uy nghi chánh hạnh, thấy sự nguy hiểm trong các lỗi nhỏ nhặt, chơn chánh lãnh thọ và học tập các học giới”.
Sống đầy đủ giới hạnh (sampannasīlā, bhikkhave, viharatha) được nêu rõ: 
Thực hành viên mãn giới bổn (sampannapātimokkhā); 
sống phòng hộ với sự phòng hộ của giới bổn (pātimokkhasaṁvarasaṁvutā viharatha);
đầy đủ tư cách của người chỉ lui tới những nơi thích đáng (ācāragocarasampannā); 
ý thức sự nguy hiểm trong các lỗi nhỏ nhặt (aṇumattesu vajjesu bhayadassāvino); 
chơn chánh thọ trì các học giới (samādāya sikkhatha sikkhāpadesu).

Pātimokkha là từ của của pāti+mokkha.   Pāti nghĩa là hộ trì, gìn giữ, canh gác; mokkha nghĩa là giải thoát, khai phóng. Là danh từ riêng chỉ cho giới bổn Đức Phật ban hành cho tỳ kheo và tỳ kheo ni . Giới bổn tỳ kheo có 227 học giới; giới bổn tỳ kheo ni có 311 học giới. (Trong Hán tạng thuật ngữ Pàtimokkha dịch là “Biệt biệt giải thoát” có ý nghĩa “giữ một điều giới luật thì giải thoát một trói buộc”. Ý nghĩa nầy không có trong Tạng Pàli mặc dù đôi khi một số dịch giả của sử dụng)

91. Nếp sống theo tam học được đề cập thế nào trong bài kinh nầy?

“Tỷ-kheo ấy phải thành tựu viên mãn giới luật, kiên trì, nội tâm tịch tĩnh, không gián đoạn thiền định, thành tựu quán hạnh, hướng cầu sống tại các trú xứ tịch tịnh”.
Để thành tựu sở nguyện, vị tỳ kheo cần thực hành tam học với những điều sau:
Đầy đủ giới hạnh (sīlesvevassa paripūrakārī) 
Nội tâm an tịnh (ajjhattaṃ cetosamathamanuyutto 
Định tâm không gián đoạn (anirākatajjhāno) 
Thành tựu minh sát (vipassanāya samannāgato) 
Là người chuộng sống nơi trống vắng (brūhetā suññāgārānaṃ)
(còn tiếp)


ÌI Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hành

Thảo luận 4. Phải chăng sự quen thuộc và tuân giữ ở mức độ nào đó thì tạo nên sự an lạc thoải mái hơn buông thả? - TT Pháp Tân

Thảo luận 5. Trong sự học hỏi, huấn luyện đều có giai đoạn sơ khởi. Giai đoạn đầu thường được xem là “thấp” nhưng phải chăng rất quan trọng? - ĐĐ Pháp Tín

Thảo luận 6. Nhiều Phật tử thường nghĩ là sự phát nguyện sẽ dẫn đến thành tựu nhưng phải chăng sự phát nguyện đơn thuần không dẫn tới đâu nếu không nỗ lực huân tập những điều kiện cần thiết? - ĐĐ Nguyên Thông

Thảo luận 1.  Thuật ngữ Pàtimokkha thường được âm là Ba la đề mộc xoa mang ý nghĩa chính xác là gì? - TT Tuệ Siêu



TK Giac Dang: pātimokkhan'ti sikkhapadasilaṃ. Tam hi yo naṃ pati rakkhati taṃ mokkheti mocayāti apāyikadihi dukkhehi tasmā pātimokkhan 'ti vuccati.

Thảo luận 2. Cụm từ ācāragocarasampannā nên được dịch thế nào? (bản dịch: đầy đủ uy nghi tế hạnh) - TT Tuệ Siêu


 III Trắc Nghiệm

No comments:

Post a Comment