Trung Bộ Kinh - Majjhima Nikaya
Giảng Sư: Đạo tràng để băng giảng
GIÁO TRÌNH TRUNG BỘ KINH HƯỚNG DẪN BÀI HỌC NGÀY 27/10/2019
10. Kinh Niệm Xứ (Satipatthàna sutta)(tiếp theo)
150. Thế nào là quán sát bốn đại oai nghi?
Là quán sát “bốn tư thế lớn” của thân:
Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo khi đi biết rõ đi , khi đứng biết rõ đứng , khi ngồi biết rõ ngồi", khi nằm biết rõ: " nằm". Thân thể được sử dụng như thế nào, vị ấy biết rõ thân như thế ấy.
151. Quán sát bốn đại oai nghi được áp dụng cụ thể thế nào?
Hai trường hợp thường được hướng dẫn:
Chuyển đổi tư thế: Thí dụ khi hành giả muốn chuyển từ tư thế ngồi sang đứng thì trước nhất phải thấy rõ ý muốn (danh hay tâm) và sự thay đổi của tư thế (sắc hay thân).
Khi vừa mới chuyển tư thế thì nhận rõ sự chạm của thân như bàn toạ xúc chạm với chỗ ngồi, hướng chú tâm vào cảm giác toàn thân khi mới chuyển tư thế.
Sau khi ý thức rõ sự chuyển dịch của tư thế thì đưa chánh niệm về lại hơi thở (trong trường hợp đứng, ngồi, nằm) hay bước chân (trong trường hợp đi.
152. Quán sát bốn tư thế chính của thân có lợi ích cụ thể nào?
Nhiều phiền não thường gắn liền với một tư thế nào đó, tuỳ mỗi người, thí dụ như hôn trầm hay nhục dục thường gắn với tư thế nằm. Một các chế ngự các phiền não nầy là thay đổi đại oai nghi. Chánh niệm lúc chuyển đổi tư thế cũng giúp hành giả phân biệt rõ danh sắc (ý định và sự thực hiện ý định của thân).
153. Quán sát tiểu oai nghi được dạy thế nào?
Là sự quán sát những cử chỉ nhỏ nhặt của thân: “Khi bước tới bước lui, biết rõ việc mình đang làm; khi ngó tới ngó lui, biết rõ việc mình đang làm; khi co tay, khi duỗi tay, biết rõ việc mình đang làm; khi mang áo Sanghati (Tăng già lê), mang bát, mang y, biết rõ việc mình đang làm; khi ăn, uống, nhai, nếm, biết rõ việc mình đang làm; khi đại tiện, tiểu tiện, biết rõ việc mình đang làm; khi đi, đứng, ngồi, ngủ, thức, nói, im lặng, biết rõ việc mình đang làm”.
154. Quán sát tiểu oai nghi được áp dụng cụ thể thế nào?
Quán sát tiểu oai nghi là một trong những điểm đặc biệt của thiền tứ niệm xứ so với những pháp tu định tâm khác: hướng chánh niệm theo sát những thay đổi của thân thay vì cố gắng tập chú một điểm (tản tâm tủy quán). Cụ thể có bốn trường hợp thường được hướng dẫn:
Ghi nhận những gì bất chợt xẩy ra rồi đưa chánh niệm trở lại đề mục chính: Hành giả đang ngồi quán sát hơi thở bỗng nghe tiếng động lớn thì ghi nhận tiếng động và sự nghe rồi trở lại với hơn thở ra vào. Một thí dụ khác khi đang toạ thiền cảm giác tê nhức sanh khởi thì ghi nhận rồi trở lại chánh niệm hơi thở
Chánh niệm lúc ăn: quán sát rõ từng điểm nhỏ như đưa thực phẩm vào miệng, nhai, nếm, nuốt..
Chánh niệm lúc đi kinh hành: Chọn một đường đi có chiều dài nhất định; đi tới lui với sự quán sát bước chân; bước chân có thể ghi nhận với sự nhấc chân, đưa chân tới, đặt chân xuống.. (Lúc đi bình thường như đi vào làng, hay đi trên bờ đê không gọi là kinh hành vì không có chiều dài nhất định của đường đi và cần tỉnh giác với lộ trình cũng như những gì xẩy ra chung quanh.
Tuy gọi là “quán sát tiểu oai nghi” nhưng sự ứng dụng cần môi trường chuyên chú và liên tục (intensive course) như trong các khoá thiền hay thời gian tu độc cư biệt trú.
155. Quán sát tiểu oai nghi có lợi ích cụ thể nào?
Hành giả huân tu được chánh niệm sắc xảo bén nhạy đối với thân tâm. Thấy được tất cả hiện tượng là đối tượng của chánh niệm chứ không là sự lựa chọn tùy thích nên có thể thắp sáng chánh niệm với bất cử hoàn cảnh nào.
ÌI Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hành
III Trắc Nghiệm
No comments:
Post a Comment