Trung Bộ Kinh - Majjhima Nikaya
Giảng Sư: TT Giác Đẳng
GIÁO TRÌNH TRUNG BỘ KINH HƯỚNG DẪN BÀI HỌC NGÀY 11/10/2019
4. Kinh Sợ Hãi Khiếp Đảm (Bhayabherava sutta)
68. Tại sao gọi là Kinh Sợ Hãi Khiếp Đảm?
Tên kinh được gọi là Kinh Sợ Hãi Khiếp Đảm vì Đức Phật dạy về nỗi sợ hãi của người tu hành trong rừng sâu núi thẳm.
69. Đại ý Kinh Sợ Hãi Khiếp Đảm là gì?
Bà la môn Jànussonì bạch với Đức Phật về sự trợ duyên của Ngài đối với chư tỳ kheo tu hành. Cũng nhân dịp nầy vị Bà la môn nói nên sự khó khăn của những tỳ kheo khi phải sống nơi thanh vắng. Đức Phật xác định cả hai suy tư đó là đúng. Rồi Ngài kể lại kinh nghiệm bản thân sống ở những trú xứ xa vắng trước khi thành đạo. Qua những lời kể nầy Đức Phật dạy làm thế nào để tạo được lòng tự tin và chế ngự nỗi sợ hãi. Ngài Cũng dạy rằng sống độc cư không dừng ở đó mà còn đi xa hơn là tận dụng nếp sống nầy để thành tựu thiền định, đạo quả. Ở đoạn cuối Đức Phật cũng cho biết lý do tại sao trong hiện tại mặc dù đã là một bậc giác ngộ giải thoát hoàn toàn Ngài vẫn có thời gian sống độc cư.
70. Xin cho biết vài chi tiết về Bà la môn Jānussonī
Jānussonī là một trong những vị bà la môn danh giá ở thành Savatthi. Vị nầy thường diện kiến Đức Phật với những câu hỏi tỷ giảo đạo giáo. Nhiều bài kinh trong Tam Tạng Pali ghi lại những pháp thoại Đức Thế Tôn giảng cho Jānussonī. Riêng bài kinh nầy, Kinh Sợ Hãi Khiếp Đảm, ghi là sự phát tâm quy ngưỡng Tam Bảo để trở thành đệ tử Phật của vị bà la môn nầy.
71. Nỗi sợ hãi khi sống trong rừng vắng có phải là bản năng tự nhiên mà chúng ta không làm gì được?
Sợ hãi đúng là phản ứng tự nhiên của tâm lý khi sống trong rừng sâu nhưng, qua lời dạy của Đức Phật, thì không phải là không có cách để vượt thắng tâm trạng nầy. Nội dung chính của bài kinh đề cập đến yếu tố mang lại lòng tự tin và từ đó có khả năng xua tan nỗi sợ hãi.
72. Những yếu tố tâm lý nào tạo nên lòng tự tin?
[Lòng tự tin đến từ tam nghiệp thanh tịnh]
Này Bà-la-môn, rồi Ta suy nghĩ: "Những Sa-môn hay Bà-la-môn nào, thân nghiệp không thanh tịnh, sống tại các trú xứ xa vắng, trong rừng núi hoang vu, do nguyên nhân nhiễm trước, thân nghiệp không thanh tịnh, những Tôn giả Sa-môn hay Bà-la-môn ấy chắc chắn làm cho sợ hãi, khiếp đảm, bất thiện khởi lên. Ta không có thân nghiệp không thanh tịnh, sống tại các trú xứ xa vắng, trong rừng núi hoang vu. Thân nghiệp Ta thanh tịnh. Ta là một trong những bậc Thánh, với thân nghiệp thanh tịnh, sống tại các trú xứ xa vắng, trong rừng núi hoang vu". Này Bà-la-môn, Ta tự quán sát thân nghiệp hoàn toàn thanh tịnh này, tự cảm thấy lòng tự tin được xác chứng hơn, khi sống trong rừng núi.
Này Bà-la-môn, tùy thuộc vấn đề này, Ta suy nghĩ như sau: "Những Sa-môn, hay Bà-la-môn nào, có khẩu nghiệp không thanh tịnh... (như trên)... có ý nghiệp không thanh tịnh... (như trên)... có mạng sống không thanh tịnh sống tại các trú xứ xa vắng, trong rừng núi hoang vu, do nguyên nhân nhiễm trước mạng sống không thanh tịnh, những Tôn giả Sa-môn hay Bà-la-môn ấy chắc chắn làm cho sợ hãi, khiếp đảm, bất thiện khởi lên. Ta không có mạng sống không thanh tịnh, sống tại các trú xứ xa vắng, trong rừng núi hoang vu. Mạng sống Ta thanh tịnh. Ta là một trong những bậc Thánh, với mạng sống thanh tịnh, sống tại các trú xứ xa vắng, trong rừng núi hoang vu". Này Bà-la-môn, Ta tự quán sát mạng sống hoàn toàn thanh tịnh này, tự cảm thấy lòng tự tin được xác chứng hơn, khi sống trong rừng núi.
[Lòng tự tin vì không có năm triền cái]
Này Bà-la-môn, tùy thuộc vấn đề này, Ta suy nghĩ như sau: "Những Sa-môn hay Bà-la-môn nào tham dục, có ái dục cường liệt, sống tại các trú xứ xa vắng, trong rừng núi hoang vu, do nguyên nhân nhiễm trước tham dục, có ái dục cường liệt, những Tôn giả Sa-môn hay Bà-la-môn ấy chắc chắn làm cho sợ hãi, khiếp đảm, bất thiện khởi lên. Ta không có tham dục, ái dục cường liệt, sống tại các trú xứ xa vắng trong rừng núi hoang vu. Ta không có tham dục, Ta là một trong những bậc Thánh, không có tham dục, sống tại các trú xứ xa vắng, trong rừng núi hoang vu". Này Bà-la-môn, Ta tự quán sát Ta không có tham dục như vậy, tự cảm thấy lòng tự tin được xác chứng hơn, khi sống trong rừng núi.
Này Bà-la-môn, tùy thuộc vấn đề này, Ta suy nghĩ như sau: "Những Sa-môn hay Bà-la-môn nào có tâm sân hận ác ý, sống tại các trú xứ xa vắng, trong rừng núi hoang vu, do nguyên nhân nhiễm trước, có tâm sân hận ác ý, những Tôn giả Sa-môn hay Bà-la-môn ấy chắc chắn làm cho sợ hãi, khiếp đảm, bất thiện khởi lên. Ta không có tâm sân hận, ác ý, sống tại các trú xứ xa vắng trong rừng núi hoang vu. Ta có từ tâm. Ta là một trong những bậc Thánh có từ tâm, sống tại các trú xứ xa vắng, trong rừng núi hoang vu". Này Bà-la-môn, Ta tự quán sát Ta có từ tâm như vậy, Ta cảm thấy lòng tự tin được xác chứng hơn, khi sống trong rừng núi.
Này Bà-la-môn, tùy thuộc vấn đề này, Ta suy nghĩ như sau: "Những Sa-môn hay Bà-la-môn nào bị hôn trầm thụy miên chi phối, sống tại các trú xứ xa vắng, trong rừng núi hoang vu, do nguyên nhân nhiễm trước bị hôn trầm thụy miên chi phối, những Tôn giả Sa-môn hay Bà-la-môn ấy chắc chắn làm cho sợ hãi, khiếp đảm, bất thiện khởi lên. Ta không bị hôn trầm thụy miên chi phối, sống tại các trú xứ xa vắng, trong rừng núi hoang vu. Ta không có hôn trầm thụy miên. Ta là một trong những bậc Thánh không có hôn trầm thụy miên, sống tại các trú xứ xa vắng, trong rừng núi hoang vu". Này Bà-la-môn, Ta tự quán sát Ta không có hôn trầm thụy miên như vậy, tự cảm thấy lòng tự tin được xác chứng hơn, khi sống trong rừng núi.
Này Bà-la-môn, tùy thuộc vấn đề này, Ta suy nghĩ như sau: "Những Sa-môn hay Bà-la-môn nào dao động, tâm không an tịnh, sống tại các trú xứ xa vắng, trong rừng núi hoang vu, do nguyên nhân nhiễm trước bị dao động, tâm không an tịnh, những Tôn giả Sa-môn hay Bà-la-môn ấy chắc chắn làm cho sợ hãi, khiếp đảm, bất thiện khởi lên. Ta không có dao động, tâm không phải không an tịnh, sống tại các trú xứ xa vắng, trong rừng núi hoang vu. Ta không có dao động, tâm được an tịnh. Ta là một trong những bậc Thánh không có dao động, tâm được an tịnh, sống tại các trú xứ xa vắng, trong rừng núi hoang vu". Này Bà-la-môn, Ta tự quán sát tâm Ta được an tịnh như vậy, tự cảm thấy lòng tự tin được xác chứng hơn, khi sống trong rừng núi.
Này Bà-la-môn, tùy thuộc vấn đề này, Ta suy nghĩ như sau: "Những Sa-môn hay Bà-la-môn nào nghi hoặc, do dự, sống tại các trú xứ xa vắng, trong rừng núi hoang vu, do nguyên nhân nhiễm trước nghi hoặc, do dự, những Tôn giả Sa-môn hay Bà-la-môn ấy chắc chắn làm cho sợ hãi, khiếp đảm, bất thiện khởi lên. Ta không có nghi hoặc, do dự, sống tại các trú xứ xa vắng, trong rừng núi hoang vu. Ta diệt trừ được do dự. Ta là một trong những bậc Thánh diệt trừ được nghi hoặc, sống tại các trú xứ xa vắng, trong rừng núi hoang vu". Này Bà-la-môn, Ta tự quán sát tâm Ta diệt trừ được nghi hoặc như vậy, tự cảm thấy lòng tự tin được xác chứng hơn, khi sống trong rừng núi.
[Tự tin vì không có những thói tật hạ liệt]
Này Bà-la-môn, tùy thuộc vấn đề này, Ta suy nghĩ như sau: "Những Sa-môn hay Bà-la-môn nào khen mình, chê người sống tại các trú xứ xa vắng, trong rừng núi hoang vu, do nguyên nhân nhiễm trước khen mình, chê người, những Tôn giả Sa-môn hay Bà-la-môn ấy chắc chắn làm cho sợ hãi, khiếp đảm, bất thiện khởi lên. Ta không có khen mình, chê người, sống tại các trú xứ xa vắng, trong rừng núi hoang vu. Ta không có khen mình, không có chê người, Ta là một trong những bậc Thánh không có khen mình, không có chê người, sống tại các trú xứ xa vắng, trong rừng núi hoang vu". Này Bà-la-môn, Ta tự quán sát tâm Ta không có khen mình, không có chê người như vậy, tự cảm thấy lòng tự tin được xác chứng hơn, khi sống trong rừng núi.
Này Bà-la-môn, tùy thuộc vấn đề này, Ta suy nghĩ như sau: "Những Sa-môn hay Bà-la-môn nào run rẩy, sợ hãi sống tại các trú xứ xa vắng, trong rừng núi hoang vu, do nguyên nhân nhiễm trước run rẩy, sợ hãi, những Tôn giả Sa-môn hay Bà-la-môn ấy chắc chắn làm cho sợ hãi, khiếp đảm, bất thiện khởi lên. Ta không có run rẩy, sợ hãi, sống tại các trú xứ xa vắng, trong rừng núi hoang vu. Ta không có lông tóc dựng ngược, sống tại các trú xứ xa vắng, trong rừng núi hoang vu". Này Bà-la-môn, Ta tự quán sát Ta không có lông tóc dựng ngược, Ta là một trong những bậc Thánh, không có lông tóc dựng ngược như vậy, tự cảm thấy lòng tự tin được xác chứng hơn, khi sống trong rừng núi.
Này Bà-la-môn, tùy thuộc vấn đề này, Ta suy nghĩ như sau: "Những Sa-môn hay Bà-la-môn nào ham muốn lợi dưỡng, cung kính, danh vọng, sống tại các trú xứ xa vắng, trong rừng núi hoang vu, do nguyên nhân nhiễm trước ham muốn lợi dưỡng, cung kính, danh vọng, những Tôn giả Sa-môn hay Bà-la-môn ấy chắc chắn làm cho sợ hãi, khiếp đảm, bất thiện khởi lên. Ta không có ham muốn lợi dưỡng, cung kính, danh vọng, sống tại các trú xứ xa vắng, trong rừng núi hoang vu. Ta là người ít dục. Ta là một trong những bậc Thánh ít dục, sống tại các trú xứ xa vắng, trong rừng núi hoang vu". Này Bà-la-môn, Ta tự quán sát Ta là người ít dục như vậy, tự cảm thấy lòng tự tin được xác chứng hơn, khi sống trong rừng núi.
Này Bà-la-môn, tùy thuộc vấn đề này, Ta suy nghĩ như sau: "Những Sa-môn hay Bà-la-môn nào biếng nhác, kém tinh tấn, sống tại các trú xứ xa vắng, trong rừng núi hoang vu, do nguyên nhân nhiễm trước biếng nhác, kém tinh tấn, những Tôn giả Sa-môn hay Bà-la-môn ấy chắc chắn làm cho sợ hãi, khiếp đảm, bất thiện khởi lên. Ta không có biếng nhác, kém tinh tấn, sống tại các trú xứ xa vắng, trong rừng núi hoang vu. Ta siêng năng, tinh tấn. Ta là một trong những bậc Thánh siêng năng, tinh tấn, sống tại các trú xứ xa vắng, trong rừng núi hoang vu". Này Bà-la-môn, Ta tự quán sát Ta siêng năng, tinh tấn như vậy, tự cảm thấy lòng tự tin được xác chứng hơn, khi sống trong rừng núi.
Này Bà-la-môn, tùy thuộc vấn đề này, Ta suy nghĩ như sau: "Những Sa-môn hay Bà-la-môn nào thất niệm, không tỉnh giác, sống tại các trú xứ xa vắng, trong rừng núi hoang vu, do nguyên nhân nhiễm trước thất niệm, không tỉnh giác, những Tôn giả Sa-môn hay Bà-la-môn ấy chắc chắn làm cho sợ hãi, khiếp đảm, bất thiện khởi lên. Ta không có thất niệm, không phải không tỉnh giác, sống tại các trú xứ xa vắng, trong rừng núi hoang vu. Ta an trú niệm. Ta là một trong những bậc Thánh an trú niệm, sống tại các trú xứ xa vắng, trong rừng núi hoang vu". Này Bà-la-môn, Ta tự quán sát Ta an trú niệm như vậy, tự cảm thấy lòng tự tin được xác chứng hơn, khi sống trong rừng núi.
Này Bà-la-môn, tùy thuộc vấn đề này, Ta suy nghĩ như sau: "Những Sa-môn hay Bà-la-môn nào không định tĩnh, tâm bị tán loạn, sống tại các trú xứ xa vắng, trong rừng núi hoang vu, do nguyên nhân nhiễm trước không định tĩnh, tâm bị tán loạn, những Tôn giả Sa-môn hay Bà-la-môn ấy chắc chắn làm cho sợ hãi, khiếp đảm, bất thiện khởi lên. Ta được định tĩnh, tâm không bị tán loạn sống tại các trú xứ xa vắng, trong rừng núi hoang vu. Ta thành tựu định tâm. Ta là một trong những bậc Thánh thành tựu định tâm, sống tại các trú xứ xa vắng, trong rừng núi hoang vu". Này Bà-la-môn, Ta tự quán sát Ta thành tựu định tâm như vậy, từ cảm thấy lòng tự tin được xác chứng hơn, khi sống trong rừng núi.
Này Bà-la-môn, tùy thuộc vấn đề này, Ta suy nghĩ như sau: "Những Sa-môn hay Bà-la-môn nào liệt tuệ, đần độn, sống tại các trú xứ xa vắng, trong rừng núi hoang vu. Do nguyên nhân nhiễm trước liệt tuệ, đần độn, những Tôn giả Sa-môn hay Bà-la-môn ấy chắc chắn làm cho sợ hãi, khiếp đảm, bất thiện khởi lên. Ta không có liệt tuệ, đần độn, sống tại các trú xứ xa vắng, trong rừng núi hoang vu. Ta thành tựu trí tuệ. Ta là một trong những bậc Thánh thành tựu trí tuệ, sống tại các trú xứ xa vắng, trong rừng núi hoang vu". Này Bà-la-môn, Ta tự quán sát Ta thành tựu trí tuệ như vậy, tự cảm thấy lòng tự tin được xác chứng hơn, khi sống trong rừng núi.
(còn tiếp)
ÌI Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hành
III Trắc Nghiệm
Trắc nghiệm 1. Câu nào sau đây phù hợp với tinh thần của bài kinh hôm nay?
A. Sợ hãi khiếp đảm khi sống trong hoang liêu cô tịch là phiền não ác xấu /
B. Sợ hãi khiếp đảm khi sống trong hoang liêu cô tịch là điều tự nhiên không có gì phải bận tâm /
C. Sợ hãi khiếp đảm khi sống trong hoang liêu cô tịch là điều tự nhiên nhưng nếu khéo tu tập thì có thể chế ngự /
D. Sợ hãi khiếp đảm khi sống trong hoang liêu cô tịch là điều cần tránh đối với người tu
TT Tuệ Siêu cho đáp án trắc nghiệm 1: C
Trắc nghiệm 2. Những điểm nào sau đây có thể giúp tạo nên lòng tự tin để áp chế nỗi sợ hãi khi sống một mình?
A. Tam nghiệp hiền thiện, và ý thức về điều đó /
B. Nội tâm không bị ngự trị bởi năm triền cái, và ý thức về điều đó /
C. Không có những thói tật hạ liệt như tự tán huỷ tha, ham danh ham lợi, trí tuệ hạ liệt…, và ý thức về điều đó/
D. Cả ba câu trên đều đúng
ĐĐ Nguyên Thông cho đáp án trắc nghiệm 2: D
Trắc nghiệm 3. Mục đích chân chánh của đời sống độc cự nơi hoang sơ cô tịch trong bài kinh ở điểm nào sao đây?
A. Hưởng được sự thanh nhàn/
B. Để trưởng dưỡng được những sức mạnh nội tại /
C. Để không ai làm phiền mình/
D. Để gần với các đấng thiêng liêng
TT Tuệ Siêu cho đáp án trắc nghiệm 3: B
Trắc nghiệm 4. Tại sao những thói tật bất thiện như khen mình chê người, ham danh ham lợi, biếng nhác … lại khiến lớn mạnh nỗi sợ hãi khiếp đảm?
A. Vì những thói tật đó khiến thiện pháp không lớn mạnh trong nội tâm. /
B. Vì những thói tật đó nuôi dưỡng ảo giác về bản ngã nên khiến tăng trưởng nỗi sợ hãi khi sống nơi cô tịch /
C. Càng phiền não tâm càng yếu /
D. Cả ba câu trên đều đúng.
TT Tuệ Quyền cho đáp án trắc nghiệm 4: D
Trắc nghiệm 5. Cách để tạo lòng tự tin áp chế sợ hãi khi sống một mình chốn hoang sơ theo bài kinh nầy là điều nào sau đây?
A. Có đời sống hiền thiện, thanh tịnh /
B. Ý thức sự hiền thiện, thanh tịnh bằng sự tự xét /
C. Hiểu rõ bản chất của sự sợ hãi và dám đối diện với cảm xúc đó /
D. Cần có cả ba điều a, b, c
ĐĐ Nguyên Thông cho đáp án trắc nghiệm 5: D
Trắc nghiệm 3. Mục đích chân chánh của đời sống độc cự nơi hoang sơ cô tịch trong bài kinh ở điểm nào sao đây?
A. Hưởng được sự thanh nhàn/
B. Để trưởng dưỡng được những sức mạnh nội tại /
C. Để không ai làm phiền mình/
D. Để gần với các đấng thiêng liêng
TT Tuệ Siêu cho đáp án trắc nghiệm 3: B
Trắc nghiệm 4. Tại sao những thói tật bất thiện như khen mình chê người, ham danh ham lợi, biếng nhác … lại khiến lớn mạnh nỗi sợ hãi khiếp đảm?
A. Vì những thói tật đó khiến thiện pháp không lớn mạnh trong nội tâm. /
B. Vì những thói tật đó nuôi dưỡng ảo giác về bản ngã nên khiến tăng trưởng nỗi sợ hãi khi sống nơi cô tịch /
C. Càng phiền não tâm càng yếu /
D. Cả ba câu trên đều đúng.
TT Tuệ Quyền cho đáp án trắc nghiệm 4: D
Trắc nghiệm 5. Cách để tạo lòng tự tin áp chế sợ hãi khi sống một mình chốn hoang sơ theo bài kinh nầy là điều nào sau đây?
A. Có đời sống hiền thiện, thanh tịnh /
B. Ý thức sự hiền thiện, thanh tịnh bằng sự tự xét /
C. Hiểu rõ bản chất của sự sợ hãi và dám đối diện với cảm xúc đó /
D. Cần có cả ba điều a, b, c
ĐĐ Nguyên Thông cho đáp án trắc nghiệm 5: D
No comments:
Post a Comment