Trung Bộ Kinh - Majjhima Nikaya
Giảng Sư: TT Tuệ Quyền
GIÁO TRÌNH TRUNG BỘ KINH HƯỚNG DẪN BÀI HỌC NGÀY 8/10/2019
Kinh Tất Cả Lậu Hoặc -Sàbbàsava Sutta (tiếp theo)
51. Thế nào là các lậu hoặc phải do tu tập được đoạn trừ?
Ái chấp, vô minh là những lậu hoặc phải được đoạn bằng tuệ giác. Giác ngộ chân tướng vạn pháp, cắt đứt kiết sử là mục tiêu cao cả của đời sống phạm hạnh. Để thành tựu đích điểm nầy bảy giác chi cần được tu tập.
52. Bảy giác chi gồm những pháp gì?
Thất giác chi tức bảy yếu tố dẫn đến thành tựu tuệ giác gồm có:
Niệm giác chi tức yếu tố minh sát
Trạch pháp giác chi tức yếu tố phân biệt
Cần giác chi tức yếu tố tinh tấn
Hỷ giác chi tức yếu tố an lạc
Tịnh giác chi tức yếu tố vắng lặng
Ðịnh giác chi tức yếu tố chuyên nhất
Xả giác chi tức yếu tố quân bình.
53. Câu “Bảy giác chi tu tập với y viễn ly, y ly tham, y đoạn diệt (vivekanissitaṃ virāganissitaṃ nirodhanissitaṃ) mang ý nghĩa gì?
Đây là ba điều kiện trợ duyên cho sự tu tập thất giác chi. Viễn ly được hiểu là khả năng xa lìa những chướng ngại tu tập; ly tham là không tìm dục hỷ ở những tham luyến; đoạn diệt là khả năng cắt đứt những gì cần từ bỏ.
54. Mệnh đề “ Dẫn đến xả ly (vossaggapariṇāmiṃ)” nên được hiểu thế nào?
Là sự buông xả những gì chấp thủ, chặt đứt cá sợi dây kiết sử cột trói, giác ngộ bản chất thực của các pháp. Giác ngộ giải thoát là cánh cửa dẫn đến cứu cánh Niết bàn. Xả ly ở đây hàm ý cho sự giải thoát.
55. Tại sao khả năng giải thoát thật sự cần tuệ giác?
Tuệ giác được ví dục như kim cang chuỳ có khả năng chọc thủng màn vô minh vốn bao phủ dòng sanh tử. Đối với vô minh, ái dục không thể xoá tan bằng tư kiến, bằng phước báu, bằng định lực mà chỉ có tuệ giác mới đập vỡ màng bao bọc. Thất giác chi là bảy yếu tố để thắp sáng tuệ giác đó.
ÌI Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hành
Thảo luận 2. Thuật ngữ passadhisambojjhaṅgo được dịch là tịnh giác chi mà cũng dịch là khinh an giác chi. Hai từ Việt dịch thì từ nào tinh xác hơn? - TT Tuệ Siêu
Thảo luận 3. Thất giác chi được hiểu là bảy chi phần để thành tựu tuệ giác là một phần của pháp trợ bồ đề (bodhipakkhiya). Nếu chỉ tu tập bát chánh đạo không đủ sao lại phải tu tập thất giác chi và những pháp trợ đạo khác? - TT Tuệ Siêu
Thảo luận 4. Khi Đức Phật dạy: Này các Tỷ-kheo, có những lậu hoặc phải do tri kiến được đoạn trừ, có những lậu hoặc phải do phòng hộ được đoạn trừ, có những lậu hoặc phải do thọ dụng được đoạn trừ, có những lậu hoặc phải do kham nhẫn được đoạn trừ, có những lậu hoặc phải do tránh né được đoạn trừ, có những lậu hoặc phải do trừ diệt được đoạn trừ, có những lậu hoặc phải do tu tập được đoạn trừ. Phật ngôn nầy cho chúng ta những gợi ý gì về lậu hoặc phiền não? - TT Pháp Tân
Thảo luận 5. Đương đầu với lậu hoặc phiền não chúng ta có cần “khôn khéo” chăng? - ĐĐ Pháp Tín
Thảo luận 6. Nếu chúng ta nói: “Với người tu Phật nếu mình phiền não là do không khéo tu” Nói như vậy có hợp lý chăng? - TT Pháp Đăng
Thảo luận 7. Tuệ giác thành tựu do thất giác chi có phải là tuệ tu (hay tu huệ)? - ĐĐ Nguyên Thông
III Trắc Nghiệm
No comments:
Post a Comment