Saturday, October 19, 2019

Bài học. Thứ Bảy ngày 19 tháng 10, 2019

Trung Bộ Kinh - Majjhima Nikaya
Giảng Sư: TT Pháp Tân
GIÁO TRÌNH TRUNG BỘ KINH  HƯỚNG DẪN BÀI HỌC NGÀY 19/10/2019 
8. Kinh Ðoạn Giảm (Sallekha sutta)

107. Tại sao gọi là Kinh Ðoạn Giảm ?

Tên kinh được gọi là Kinh Ðoạn Giảm vì  Đức Phật dạy về sự khác biệt giữa sallekha do Ngài giảng dạy so sánh với quan niệm của ngoại giáo. Từ vựng sallekha là một danh từ khó chuyển ngữ. Người Ấn Độ xưa cũng như nay thường dùng từ sallekha để chỉ cho pháp tu khổ hạnh hoặc thiền định. Trong y khoa giống như chữ trị liệu (therapy). Trong Phật học dịch thoát có thể là pháp tu hành để đoạn giảm phiền não. 

108. Đại ý Kinh Ðoạn Giảm là gì?

Tại chùa Kỳ Viên, Savatthi, Tôn giả Maha Cunda đến bạch với Đức Phật về cạm bẩy chấp thủ đối với bản ngã và vũ trụ. Tôn giả muốn hỏi rằng vị tỳ kheo với tác ý ban đầu có thể đoạn trừ sở kiến ấy chăng. Câu trả lời của Đức Phật tương đối dài. Ngài dạy rằng nếu ở bất cứ trường hợp nào, dù tiềm ẩn hay hiện hành, vì tỳ kheo tâm niệm "Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi" thời có thể đoạn trừ sở kiến ấy. Đức Phật cũng dạy thêm là sự chứng đắc tám thiền chứng không hẳn là đoạn tận những phiền não. Sau đó Ngài dạy về pháp đoạn giảm phiền não theo Phật Pháp.

109. Tám thiền chứng là gì?

Bốn thiền sắc giới:
Sơ thiền sắc giới: ly dục, ly bất thiện pháp, chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, với tầm với tứ.
Nhị thiền sắc giới: diệt tầm và tứ, chứng và trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm không tứ, nội tỉnh nhất tâm. 
Tam thiền sắc giới: ly hỷ trú xả, chánh niệm tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú.
Tứ thiền sắc giới: xả lạc xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, chứng và trú Thiền thứ tư, không khổ không lạc, xả niệm thanh tịnh. 
[đối với sở chứng mỗi tầng thiền sắc giới thì đây là cạm bẫy]
Vị ấy có thể nghĩ "Ta sống với hạnh đoạn giảm". Này Cunda, các (quả chứng) ấy không gọi là đoạn giảm trong giới luật của bậc Thánh. Chúng được gọi là hiện tại lạc trú (diṭṭhadhammasukhavihārā) trong giới luật của bậc Thánh.

Bốn thiền vô sắc giới:
Không vô biên xứ thuộc thiền vô sắc: vượt lên mọi sắc tưởng, diệt trừ mọi chướng ngại tưởng, không tác ý đối với dị tưởng. Tỷ-kheo nghĩ rằng: "Hư không là vô biên", chứng và trú Không vô biên xứ. 
Thức vô biên xứ thuộc thiền vô sắc: vượt lên mọi Không vô biên xứ, nghĩ rằng: "Thức là vô biên", chứng và trú Thức vô biên xứ. 
Vô sở hữu thuộc thiền vô sắc:  vượt lên mọi Thức vô biên xứ, nghĩ rằng: "Không có vật gì", chứng và trú Vô sở hữu xứ. 
Phi tưởng phi phi tưởng xứ thuộc vô sắc: vượt lên mọi Vô sở hữu xứ, chứng và trú Phi tưởng phi phi tưởng xứ. 
[đối với sở chứng mỗi tầng thiền vô sắc giới thì đây là cạm bẫy]
Vị ấy có thể nghĩ: "Ta sống với hạnh đoạn giảm". Này Cunda, các (quả chứng) ấy không gọi là đoạn giảm trong giới luật của bậc Thánh. Chúng được gọi là tịch tịnh trú (Santā ete vihārā) trong giới luật của bậc Thánh.

110. Đức Phật có phủ nhận giá trị của các thiền chứng?

Đây là vấn đề cần nói rõ ràng:
Thiền chứng (jhàna) sắc giới và vô sắc giới đối với căn nguyên phiền não được như “đá đè cỏ” không diệt được tận gốc. (Chỉ có tuệ giác của bốn đạo mới đoạn tận kiết sử)
Thiền chỉ (samatha) trong Phật Pháp được dạy đi chung với thiền quán (vipassana). Bài kinh nầy nêu rõ điểm nầy.
Đức Phật không phủ nhận giá trị của các thiền chứng nhưng nhấn mạnh đó không phải là cứu cánh. Người học Phật phải rất thận trọng.


ÌI Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hành

Thảo luận 1. Câu ‘netaṁ mama, nesohamasmi, na me so attā’ti (Cái nầy không phải là của ta, không phải là ta, không phải là tự ngã của ta)  mang ý nghĩa gì?Xin giải thích ý nghĩa của các từ vựng ngã sở chấp, ngã chấp, và mạn tuỳ miên. - TT Tuệ Siêu 

Thảo luận 2. Xin giải thích thế nào là hiện tại lạc trú (diṭṭhadhammasukhavihārā) và tịch tịnh trú (Santāvihārā) - TT Tuệ Siêu

 Thảo luận 3. Tại sao các thiền chứng chỉ dẫn tới tâm giải thoát mà không chứng tuệ giải thoát?


 III Trắc Nghiệm

No comments:

Post a Comment