Thursday, October 17, 2019

Bài học. Thứ Sáu ngày 18 tháng 10, 2019

Trung Bộ Kinh - Majjhima Nikaya
Giảng Sư: TT Pháp Đăng
GIÁO TRÌNH TRUNG BỘ KINH  HƯỚNG DẪN BÀI HỌC NGÀY 18/10/2019 
7. Kinh Ví Dụ Tấm Vải  (Vatthùpama sutta)(tiếp theo)


100. Thế nào là một nội tâm thanh tịnh?

Nội tâm thanh tịnh trong bài kinh nầy được Đức Phật dạy không phải là một trạng thái mà là một trình tự với nhiều công đoạn:
Ý thức và đoạn diệt những cấu uế nội tại
Thành tựu chánh tín ở Phật, Pháp, Tăng
 Có được những chất liệu tốt để làm nền tảng cho thiền định
Thành tựu thiền định và đạo quả 


101. Thế nào là ý thức và đoạn diệt những cấu uế nội tại?

Tỷ-kheo ý thức rằng: "Tham dục, tà tham là cấu uế của tâm" và sau khi biết vậy, vị ấy đoạn trừ tham dục, tà tham cấu uế của tâm; nghĩ rằng: "Sân là cấu uế của tâm", và sau khi biết vậy, vị ấy đoạn trừ sân, cấu uế của tâm; phẫn... hận... hư ngụy... não hại, tật đố, xan tham, man trá, khi cuống... ngoan cố... cấp tháo... mạn... quá mạn... kiêu; nghĩ rằng: "Phóng dật là cấu uế của tâm" thì sau khi biết vậy, vị ấy đoạn trừ phóng dật, cấu uế của tâm.

102. Thế nào là thành tựu chánh tín ở Phật, Pháp, Tăng?

Tỷ-kheo ấy thành tựu lòng tin tuyệt đối đối với Phật: Ngài là bậc Ứng Cúng, Chánh Ðẳng Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Điều Ngự, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn.

Vị ấy thành tựu lòng tin tuyệt đối đối với Pháp: Pháp được Thế Tôn khéo thuyết giảng, thiết thực hiện tại, vượt ngoài thời gian, đến để thấy, hiệ năng hướng thượng, được người có trí chứng hiểu.

Vị ấy thành tựu lòng tin tuyệt đối đối với chúng Tăng: Thiện hạnh là chúng Tăng, đệ tử Thế Tôn; Trực hạnh là chúng Tăng, đệ tử Thế Tôn; Như hạnh là chúng Tăng, đệ tử Thế Tôn; Chánh hạnh là chúng Tăng, đệ tử Thế Tôn. Tức là bốn đôi tám vị. Chúng Tăng, đệ tử Thế Tôn, đáng được cung kính, tôn trọng, cúng dường, chắp tay đãnh lễ, là phước điền vô thượng ở đời.

103. Thế nà là có được những chất liệu tốt để làm nền tảng cho thiền định?

Ðến giai đoạn này, đối với vị ấy có sự từ bỏ, có sự diệt trừ, có sự giải thoát, có sự đoạn trừ, có sự xả ly. Vị ấy tự nghĩ: "Ta thành tựu lòng tin tuyệt đối đối với Thế Tôn, đối với chánh pháp, đối với Tăng Chúng", và chứng được nghĩa tín thọ, chứng được pháp tín thọ, chứng được hân hoan liên hệ đến pháp; từ hân hoan, hỷ sanh; từ hỷ, thân được khinh an; thân khinh an, cảm giác được lạc thọ; với lạc thọ, tâm được Thiền định.

105. Thế nào là thành tựu thiền định và đạo quả?

Vị ấy an trú, biến mãn một phương với tâm câu hữu với từ, cũng vậy phương thứ hai, cũng vậy phương thứ ba, cũng vậy phương thứ tư. Như vậy, cùng khắp thế giới, trên dưới bề ngang, hết thảy phương xứ, cùng khắp vô biên giới, vị ấy an trú biến mãn với tâm câu hữu với từ, quảng đại, vô biên, không hận, không sân.

Vị ấy an trú, biến mãn một phương với tâm câu hữu với bi... (như trên)... với tâm câu hữu với hỷ... (như trên)... biến mãn một phương với tâm câu hữu với xả, cũng vậy phương thứ hai, cũng vậy phương thứ ba, cũng vậy phương thứ tư. Như vậy, cùng khắp thế giới, trên dưới bề ngang, hết thảy phương xứ, cùng khắp vô biên giới, vị ấy an trú biến mãn với tâm câu hữu với xả, quảng đại vô biên, không hận, không sân.
Vị ấy biết: "Có cái này, có cái hạ liệt, có cái cao thượng, có sự giải thoát vượt qua các tưởng".
Do vị ấy biết như vậy, thấy như vậy, tâm được giải thoát khỏi dục lậu, tâm được giải thoát khỏi hữu lậu, tâm được giải thoát khỏi vô minh lậu. Ðối với tự thân đã giải thoát, trí khởi lên: "Ta đã giải thoát, sanh đã tận, phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa". Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy được gọi là Tỷ-kheo đã được tắm rửa với sự tắm rửa nội tâm.

106.  Bà la môn Sundarikabhāradvāja đã hỏi gì? được trả lời thế nào? Và có những quyết định gì?

Vị bà la môn nầy đã bạch hỏi Đức Phật có từng tác tịnh bằng cách tịnh thuỷ của sông Bahuka, một dòng sông thiêng theo niềm tin của Bà la môn giáo. Đức Phật hỏi lại để làm gì và Ngài nói lên kệ ngôn:
Ðối kẻ sống thanh tịnh,
Ngày nào cũng ngày tốt,
Với kẻ sống thanh tịnh,
Ngày nào cũng ngày lành,

Các tịnh nghiệp thanh tịnh,
Luôn thành tựu thiện hạnh.
Này vị Bà-la-môn,
Chỉ nên tắm ở đây,
Khiến mọi loài chúng sanh,
Ðược sống trong an ổn.
Nếu không nói dối trá,
Nếu không hại chúng sanh,
Không lấy của không cho,
Có lòng tín, không tham,
Ði Gayà làm gì,
Gayà một giếng nước?

Bà la môn Sundarikabhāradvāja nghe xong được khai ngộ xin xuất gia. Sau đó không lâu vị nầy chứng thánh quả viên mãn giải thoát.


ÌI Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hành

Thảo luận 1. Trong câu Phật ngôn: “ Vị ấy tự nghĩ: "Ta thành tựu lòng tin tuyệt đối đối với Thế Tôn, đối với chánh pháp, đối với Tăng Chúng", và chứng được nghĩa tín thọ, chứng được pháp tín thọ, chứng được hân hoan liên hệ đến pháp; từ hân hoan, hỷ sanh; từ hỷ, thân được khinh an; thân khinh an, cảm giác được lạc thọ; với lạc thọ, tâm được Thiền định” cho chúng ta thấy vai trò gì của niềm tin? Có đúng chăng quan niệm đức tin đối lập với lý trí? - TT Pháp Đăng 



 III Trắc Nghiệm

No comments:

Post a Comment