Saturday, October 12, 2019

Bài học. Chủ Nhật ngày 13-10-2019

Trung Bộ Kinh - Majjhima Nikaya
Giảng Sư: TT Tuệ Siêu
GIÁO TRÌNH TRUNG BỘ KINH  HƯỚNG DẪN BÀI HỌC NGÀY 13/10/2019 
5. Kinh Không Uế Nhiễm (Anangana sutta)


76. Tại sao gọi là Kinh Không Uế Nhiễm?
Tên kinh được gọi là Kinh Không Uế Nhiễm nội dung đề cập tới bốn hạng người dựa trên sự uế nhiễm và không uế nhiễm.

77. Đại ý Kinh Không uế nhiễm là gì?
Trong pháp thoại ngắn dành cho chư tỳ kheo, Tôn giả Sàriputta nói về hai hạng người uế nhiễm và hai hạng người không uế nhiễm. Trong bốn hạng người đó thì có hai hạng người ưu thắng hai hạng hạ liệt. Tôn giả Mahàmoggallàna với những câu hỏi tiếp theo trong hình thức vấn đáp để Tôn giả Sàriputta khai triển rộng rãi ý nghĩa của đề tài.

78. Xin tóm tắt về Tôn giả Sàriputta  và Tôn giả Mahàmoggallàna
Đó là hai bậc thượng thủ thinh văn đệ tử Phật. Tôn giả Sàriputta được Đức Phật xác nhận là bậc đệ nhất trí tuệ trong hàng đệ tử trong Tôn giả Mahàmoggallàna là bậc đệ nhất thần thông. Hai ngài là hai vị giáo thọ thường đi theo Đức Phật để hướng dẫn tu học cho hàng tỳ kheo. Tôn giả Sàriputta thường hướng dẫn về pháp học và khai tâm cho những người mới đến với Phật pháp trong lúc ngài Mahàmoggallàna thường hướng dẫn về pháp hành cho những người muốn đi xa trong sự thực hành thiền định.

79. Bốn hạng người được đề cập là gì?
A. Bản thân uế nhiễm, không tự biết mình uế nhiễm. 
B. Bản thân uế nhiễm, tự biết mình uế nhiễm.
C. Bản thân không uế nhiễm, không tự biết mình không uế nhiễm.
D. Bản thân không uế nhiễm, tự biết mình uế nhiễm. 

80. Uế nhiễm (sāngaṇa)
Đó là những suy nghĩ, ý muốn không đẹp, không hiền thiện trong cuộc sống hằng ngày. Đoạn sau của bài kinh Tôn giả Sàriputta đưa ra những thí dụ điển hình về sự cấu uế.

81. Như thật tuệ tri (yathābhūtaṃ pajānāti)
Đây là cụm từ mang nhiều ý nghĩa sâu sắc tuỳ theo ngữ cảnh. Trong bài kinh nầy nên hiểu là “ý thức một cách xác thực”.

82. Hai hạng người hạ liệt là gì? Tại sao gọi là hạ liệt?
 Đó là hai hạng người: Bản thân uế nhiễm, không tự biết mình uế nhiễm (A). và bản thân không uế nhiễm, không tự biết mình không uế nhiễm (C). Sở dĩ hai hạng người nầy được xem là hạ liệt vì chính sự thiếu ý thức xác thực về bản thân, cho dù mình không uế nhiễm, thì sự thiếu ý thức đó sẽ dẫn đến chỗ thối đoạ về sau. Như một đứa trẻ hồn nhiên vô tội nhưng thiếu ý thức về cái tốt cái xấu thì sự hồn nhiên vô tội đó dễ đánh mất.

83. Hai hạng người ưu thắng là gì? Tại sao gọi là ưu thắng?
Đó là hai hạng người: Bản thân uế nhiễm, tự biết mình uế nhiễm (B) và  bản thân không uế nhiễm, không tự biết mình không uế nhiễm (D). Chính ý thức biết rõ bản thân thế nào đưa đến sự tiến bộ hơn trong tương lai.

(còn tiếp)



ÌI Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hành

Thảo luận 1. Tự biết mình tốt hay xấu có khó khăn chăng? - TT Tuệ Siêu 


Thảo luận 2. Phải chăng pháp chân thật ba la mật  (saccaparami) giúp chúng ta nhận rõ về bản thân mình? - TT Tuệ Siêu

Thảo luận 3. Biết bản thân như thế nào là biết xác thực? Một người nói rằng "tôi là phàm phu dĩ nhiên không toàn hảo? nói như vậy có đủ để nói là biết xác thực chưa? - TT Pháp Đăng

Thảo luận 4. Tự biết mình uế nhiễm có giống với mặc cảm tội lỗi chăng? - TT Pháp Tân

Thảo luận 5 . Trong bài kinh nầy phần lớn là những câu trả lời của Tôn giả Sariputta cho những câu hỏi của Tôn giả Mahàmoggalàna. Hình thức vấn đáp nầy có tác dụng gì so với bài giảng do một vị thuyết? - DD Nguyên Thông

Thảo luận 6. Tại sao kinh điển Phật Pháp nói nhiều về phiền não, về đời sống nội tâm? - TT Pháp Đăng

Thảo luận 7. TT Giác Đẳng đúc kết phần thảo luận


 III Trắc Nghiệm


No comments:

Post a Comment