Trung Bộ Kinh - Majjhima Nikaya
Giảng Sư: ĐĐ Huy Niệm
GIÁO TRÌNH TRUNG BỘ KINH HƯỚNG DẪN BÀI HỌC NGÀY 24/10/2019
10. Kinh Niệm Xứ (Satipatthàna sutta)(tiếp theo)
140. Bốn niệm xứ là gì?
a. Sống quán thân trên thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm để chế ngự tham ưu ở đời;
b. Sống quán thọ trên các thọ, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm để chế ngự tham ưu ở đời;
C. Sống quán tâm trên tâm, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm để chế ngự tham ưu ở đời;
D. Sống quán pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm để chế ngự tham ưu ở đời.
141. Các cụm từ “quán thân trên thân, quán thọ trên thọ, quán tâm trên tâm” có nghĩa là gì?
Sớ giải nêu ba chú thích:
Muốn hiểu cái nào thì phải quán sát cái đó. Muốn lãnh hội bản chất của thân thì lấy thân làm đối tượng quán chiếu.
Đó là sự chú ý đơn thuần. Thở vô biết thở vô, thở ra biết thở ra. Không “thêm hồng chuốc lục”: tôi thở, cảm thọ của tôi, tâm thái cao cả của tôi....
Đối với tất cả chỉ có ghi nhận bằng chánh niệm không bằng ái luyến hay ghét bỏ. Nói cách khác đối với thân, thọ, tâm, pháp chỉ xem là đối tượng của chánh niệm
142. Nhiệt tâm (ātāpī) ở đây nghĩa là thế nào?
Trong sự quán sát phải có yếu tố của tinh tấn tích cực. Đôi khi phải tự nhắc nếu mình chết bất ngờ sẽ không có cơ hội tu tập chánh niệm.
143. Tỉnh giác (sampajāno) ở đây nghĩa thế nào?
Trong sự quán sát phải có ý thức trọn vệ những gì xẩy ra ở thân tâm và chung quanh. Không phải chỉ có một điểm. Thí dụ người đi đường vừa ý thức rõ bước chân mà cũng tỉnh táo với đường đi lối về.
144. Chánh niệm (satimā) ở đây nghĩa thế nào?
Là sự hướng chú ý vào hiện tại: ở đây và bây giờ. Nói cách khác là quán sát những vì vừa xẩy ra hoặc đang xẩy ra ở thân và tâm.
145. Chế ngự tham ưu ở đời (vineyya loke abhijjhādomanassaṃ) nghĩa là gì?
Là tập nhìn mọi sự vật vượt ngoài hai thái độ thường tình: tham luyến và ghét bỏ. Đối với hành giả mọi thứ được ghi nhận qua hai phương diện hiện khởi và biến mất (sanh va diệt) chứ không đặt nặng thích hay không thích.
ÌI Thảo Luận: Chư Tăng điều hành
Thảo luận 2. ĐĐ Huy Niệm đúc kết bài học.
III Trắc Nghiệm
No comments:
Post a Comment