Trường Bộ Kinh - Dìgha Nikàya
Giảng Sư: TT Giác Đẳng &TT Pháp Đăng
GIÁO TRÌNH TRƯỜNG BỘ KINH HƯỚNG DẪN BÀI HỌC NGÀY 11/9/2019
34. Kinh Thập Thượng (Dasuttara sutta) 8.10
TÁM PHÁP CẦN ĐƯỢC TÁC CHỨNG
Aṭṭha dhammā bahukārā, aṭṭha dhammā bhāvetabbā, aṭṭha dhammā pariññeyyā, aṭṭha dhammā pahātabbā, aṭṭha dhammā hānabhāgiyā, aṭṭha dhammā visesabhāgiyā, aṭṭha dhammā duppaṭivijjhā, aṭṭha dhammā uppādetabbā, aṭṭha dhammā abhiññeyyā, aṭṭha dhammā sacchikātabbā.
Có tám pháp có nhiều tác dụng, có tám pháp cần phải tu tập, có tám pháp cần phải biến tri, có tám pháp cần phải đoạn trừ, có tám pháp chịu phần tai hại, có tám pháp đưa đến thù thắng, có tám pháp rất khó thể nhập, có tám pháp cần được sanh khởi, có tám pháp cần được thắng tri, có tám pháp cần được tác chứng.
katame aṭṭha dhammā sacchikātabbā? aṭṭha vimokkhā — rūpī rūpāni passati. ayaṁ paṭhamo vimokkho.
“ajjhattaṁ arūpasaññī eko bahiddhā rūpāni passati. ayaṁ dutiyo vimokkho.
“subhanteva adhimutto hoti. ayaṁ tatiyo vimokkho.
“sabbaso rūpasaññānaṁ samatikkamā paṭighasaññānaṁ atthaṅgamā nānattasaññānaṁ amanasikārā ‘ananto ākāso’ti ākāsānañcāyatanaṁ upasampajja viharati. ayaṁ catuttho vimokkho.
“sabbaso M.3.252 ākāsānañcāyatanaṁ samatikkamma ‘anantaṁ viññāṇan’ti viññāṇañcāyatanaṁ upasampajja viharati. ayaṁ pañcamo vimokkho.
“sabbaso V.3.243 viññāṇañcāyatanaṁ samatikkamma ‘natthi kiñcī’ti ākiñcaññāyatanaṁ upasampajja viharati. ayaṁ chaṭṭho vimokkho.
“sabbaso ākiñcaññāyatanaṁ samatikkamma nevasaññānāsaññāyatanaṁ upasampajja viharati. ayaṁ sattamo vimokkho.
“sabbaso nevasaññānāsaññāyatanaṁ samatikkamma saññāvedayitanirodhaṁ upasampajja viharati. ayaṁ aṭṭhamo vimokkho. ime aṭṭha dhammā sacchikātabbā.
x) Thế nào là tám pháp cần được chứng ngộ? Tám giải thoát.
x) Thế nào là tám pháp cần được chứng ngộ? Tám giải thoát.
Tự mình có sắc, thấy các sắc; đó là giải thoát thứ nhất.
Quán tưởng nội sắc là vô sắc, thấy các ngoại sắc; đó là giải thoát thứ hai.
Quán tưởng sắc là tịnh, chú tâm trên suy tưởng ấy; đó là giải thoát thứ ba.
Vượt khỏi hoàn toàn sắc tưởng, diệt trừ các tưởng hữu đối, không suy tư đến những tưởng khác biệt, với suy tư "Hư không là vô biên" chứng và trú Không vô biên xứ; đó là giải thoát thứ tư.
Vượt khỏi hoàn toàn Hư không vô biên xứ, với suy tư "Thức là vô biên" chứng và trú Thức vô biên xứ; đó là giải thoát thứ năm.
Vượt khỏi hoàn toàn Thức vô biên xứ, với suy tư "không có vật gì" chứng và trú Vô sở hữu xứ; đó là giải thoát thứ sáu.
Vượt khỏi hoàn toàn Vô sở hữu xứ, chứng và trú Phi tưởng phi phi tưởng xứ, đó là giải thoát thứ bảy.
Vượt khỏi hoàn toàn Phi tưởng phi phi tưởng xứ, chứng và trú Diệt thọ tưởng, đó là giải thoát thứ tám.
Như vậy là tám pháp cần được chứng ngộ.
Chú thích sau đây trích từ KHO TÀNG PHÁP HỌC, pháp sư Giác Giới biên soạn:
[408] Tám pháp cần tác chứng (Sacchikā-tabbā dhammā):
Đây là tám sự giải thoát (Vimokkha):
1. Tự mình có sắc, thấy các sắc (Rūpī rūpāni passati). Tức là bốn thiền hữu sắc của bậc tu chứng bằng cách tiến hành đề mục kasiṇa xác định các màu như màu của tóc v.v... từ nơi nội thân.
2. Tưởng tri vô sắc nội thân, thấy các ngoại sắc (Ajjhattaṃ arūpasaññī eko bahiddhā rūpāni passati). Tức là bốn thiền hữu sắc của bậc tu chứng bằng cách tiến hành đề mục kasiṇa xác định sắc màu bên ngoài.
3. Khuynh hướng "Tịnh sắc" (Subhan' t' eva adhimutto hoti). Tức là bốn thiền hữu sắc của bậc tu chứng bằng cách tiến hành đề mục kasiṇa xác định "Màu tịnh", hoặc tiến hành đề mục phạm trú.
4. Chứng và trú "Không vô biên xứ" (Ākāsānañ-cāyatanaṃ upasampajja viharati). Tức là vượt khỏi hoàn toàn các sắc tưởng, chấm dứt các đối ngại tưởng, không tác ý đến các tưởng dị biệt, suy tư rằng: "Hư không là vô biên".
5. Chứng và trú "Thức vô biên" (Viññānañcāya-tanaṃ upasampajja viharati). Tức là vượt khỏi hoàn toàn không vô biên xứ, suy tu rằng "Thức là vô biên".
6. Chứng và trú "Vô sở hữu xứ" (Ākiñcaññāya-tanaṃ upasampajja viharati). Tức là vượt khỏi hoàn toàn thức vô biên xứ, suy tư rằng: "Không có chi cả".
7. Chứng và trú "Phi tưởng phi phi tưởng xứ" (Nevasaññānāsaññāyatanaṃ upasampajja viharati). Tức là sau khi vượt khỏi hoàn toàn vô sở hữu xứ, trú với đề mục phi tưởng phi phi tưởng xứ.
8. Chứng và trú "Diệt thọ tưởng định" (Saññā-vedayitanirodhaṃ upasampajja viharati). Tức là sau khi vượt khỏi hoàn toàn phi tưởng phi phi tưởng xứ, vị ấy nhập định diệt thọ tưởng.
D.III.262, 288; A.IV.306
ÌI Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hành
Thảo luận 2. Những tư duy để phát triển của tâm định thiền vô sắc như hư không là vô biên, thức là vô biên, vô sở hữu, phi tưởng phi phi tưởng thoạt nhìn là “cái nhìn bất nhất”, cái sau phủ nhận cái trước làm thế nào để một bậc giác ngộ có thể chứng trú vào những khái niệm như vậy? - TT Tuệ Siêu
Thảo luận 3. Tại sao sự vượt thắng chính mình lại khó khăn hơn là vượt thắng người khác? - ĐĐ Pháp Tín
Thảo luận 4. Cái nhìn xem mạng sống “có khi nặng như thái sơn, có lúc nhẹ tựa lông hồng” (như trong câu: Chí làm trai dặm nghìn da ngựa /Gieo Thái Sơn nhẹ tựa hồng mao) có được gọi là cái nhìn thiếu nhất quán? Tại sao có khi nói các thiền chứng là quan trọng lại có lúc nói đó là những gì cần bỏ lại? - ĐĐ Nguyên Thông
Thảo luận 5. TT Giác Đẳng đúc kết phần thảo luận
III Trắc Nghiệm
No comments:
Post a Comment