Sunday, April 1, 2018

Bài học. Chủ Nhật ngày 1-4-2018

Kinh Tăng Chi B - Anguttara Nikaya

Giảng Sư: ĐĐ Huy Niệm

Chương IX

Chín Pháp

  VII. Phẩm Niệm Xứ

(VIII) (70) Năm Thượng Phần Kiết Sử

1. - Này các Tỷ-kheo, có năm thượng phần kiết sử này. Thế nào là năm?

2. Sắc ái, vô sắc ái, mạn, trạo cử, vô minh. Này các Tỷ-kheo, có năm thượng phần kiết sử này.

3. Này các Tỷ-kheo, để đoạn tận năm thượng phần kiết sử này, cần phải tu tập Bốn niệm xứ. Thế nào là bốn? ... Bốn niệm xứ này cần phải tu tập.



II Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hợp


 III Trắc Nghiệm

Trắc nghiệm 1. Điểm nào sau đây cho thấy sự tế nhị của năm thượng phần kiết sử? 
A. Đây là kiết sử tồn đọng ở vị tam quả A na hàm / 
B. Đây là phiền nào "thế chỗ" cho 5 hạ phần kiết sử đã đoạn tận /
 C. Đây là phiền não không nằm trong hạn cuộc dục giới /
 D. Cả ba câu trên đều đúng

ĐĐ Nguyên Thông cho đáp án trắc nghiệm 1: D

Trắc nghiệm 2. Nhìn vào năm thượng phần kiết sử (Sắc ái, vô sắc ái, mạn, trạo cử, vô minh) câu nào sau đây được xem là phiền não tồn đọng dai dẳng?
 A. Sự tồn tại của ý niệm tự ngã (tôi là.., tôi tồn tại.., tôi có được ...) / 
B. Sự vướng vấp với trần cảnh / 
C. Sự chấp thủ mang tính tôn giáo (giới câm thủ) /
 D. Sự hoang mang đối với muôn ngàn bí ấn của cuộc sống


ĐĐ Huy Niệm cho đáp án trắc nghiệm 2: A
TT Giác Đẳng cho đáp án trắc nghiệm 2: A

Trắc nghiệm 3. Câu nào sau đây nói lên thách thức lớn nhất của hành giả?
 A. Người sống với nghệ thuật phải cẩn thận thường khi không phải "nghệ thuật vị nghệ thuật, nghệ thuật vị nhân sinh mà là nghệ thuật vị ngã chấp" /
B. Vấn đề không phải là thế giới mà là ở nhận thức nên cần "trực chỉ chân tâm, kiến tánh thành Phật" / 
C. Vấn đề có hay không, lớn hay nhỏ, quan trọng hay không vốn do cái nhìn thi thiết như câu "tác hữu trần sa hữu, vi không nhất thế không"/
 D. Cả ba câu trên đều nói được sự thách đố của nhận thức

TT Tuệ Quyền cho đáp án trắc nghiệm 4 : D

Trắc nghiệm 4. Khía cạnh nào sau đây được xem là đặc điểm của chánh niệm trong tứ niệm xứ? 
A. Ghi nhận biết rõ những gì đang xẩy ra chứ không phản ứng thí dụ nghe biết là nghe hơn là bực bội hay thích thú với âm thanh /
 B. "Chuyện nào ra chuyện đó" thí dụ người ta không đồng ý về điểm đó không có nghĩa là người ta thù ghét mình /
 C. Tất cả hiện tượng có đồng thể tánh là có sanh thì có diệt/ 
D. Cả ba câu trên


ĐĐ Huy Niệm cho đáp án trắc nghiệm 4:D

Trắc nghiệm 5. Đối ngược với vô minh là "cái biết như thật" tỉnh táo. Lý do nào chúng ta không thể thấy "núi là núi, sông là sông"?
 A. Vì nghiệp lực quá khứ như cùng sự việc nhưng người nữ và nam thấy khác nhau/ 
B. Vì phiền não như cùng sự việc nhưng lúc tâm thanh thản hay buồn bực thấy khác nhau /
 C. Vì ngã chấp như cũng là núi sông nhưng ở đất nước mình thì "quê hương ta đẹp thật" /

 D. Cả ba câu trên

TT Tuệ Quyền cho đáp án trắc nghiệm 5: D

No comments:

Post a Comment