Friday, April 6, 2018

Bài học. Thứ Sáu ngày 6-4-2018

Kinh Tăng Chi B - Anguttara Nikaya

Giảng Sư: ĐĐ Pháp Tín

Chương IX

Chín Pháp

  X. Phẩm Tham

(I) (93) Thắng Tri Tham

1. - Này các Tỷ-kheo, để thắng tri tham, chín pháp cần phải tu tập. Thế nào là chín?

2. Tưởng bất tịnh, tưởng chết, tưởng yểm ly đối với các món ăn, tưởng không vui thích đối với tất cả thế giới, tưởng vô thường, tưởng khổ trên vô thường, tưởng vô ngã trên khổ, tưởng đoạn tận, tưởng ly tham.

Này các Tỷ-kheo, để thắng tri tham, chín pháp này cần phải tu tập.

(II) (94) Thắng Tri Tham

1. - Này các Tỷ-kheo, để thắng tri tham, chín pháp cần phải tu tập. Thế nào là chín?

2. Sơ Thiền, Thiền thứ hai, thiền thứ ba, Thiền thứ tư, Không vô biên xứ, Thức vô biên xứ, Vô sở hữu xứ, Phi tưởng phi phi tưởng xứ, Diệt thọ tưởng định.

Này các Tỷ-kheo, để thắng tri tham, chín pháp này cần phải tu tập.

(III) (95 - 100) Liễu Tri Tham

1. - Này các Tỷ-kheo, để liễu tri tham... để diệt tận... để đoạn tận... để trừ diệt... để ly tham... để đoạn diệt... để trừ khử... để từ bỏ, chín pháp này cần phải tu tập.

2. Ðể liễu tri sân... si, phẫn nộ, hiềm hận, giả dối, não hại, tật đố, xan tham, man trá, phản bội, ngoan cố, bồng bột, mạn, tăng thượng mạn, kiêu, phóng dật... để thắng tri... để liễu tri... để diệt tận...để đoạn diệt... để trừ diệt... để ly tham... để đoạn diệt... để trừ khử... để từ bỏ, chín pháp này cần phải tu tập.


Thế Tôn thuyết như vậy, các Tỷ-kheo ấy hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.




II Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hợp

Thảo luận 1. Khi chúng ta quan niệm "diệt trừ phiền não là việc cấp thiết" điều đó ảnh hưởng đời sống hằng ngày ra sao? - TT Tuệ Siêu


Thảo luận 2. Chín pháp tu tập được nêu trong các bài kinh hôm nay đề cập đến 9 tầng thiền bốn thiền sắc, bốn thiền vô sắc và diệt thọ tưởng định. Phải chăng diệt thọ tưởng định là sự kết tinh của cả hai tâm giải thoát và tuệ giải thoát? - TT Tuệ Siêu

Thảo luận 3. TT Giác Đẳng đúc kết phần thảo luận


 III Trắc Nghiệm

Trắc nghiệm 1. Khi chúng ta thấy phiền não tham, sân, si mới là vấn đề lớn của đời sống thì có thể được lợi ích thiết thực nào sau đây?
 A. Bớt đi sự cao ngạo vì có gì đáng tự phụ khi bản thân còn uế nhiễm / 
B. Bới đi sự giãi đãi vì tự hiểu mình có thể bị nhiễm độc bởi phiền não bất cứ lúc nào/ 
C. Bớt đi sự mông lung lan man vì cuộc sống có chủ đích rõ ràng /
 D. Cả ba điều trên

TT Pháp Đăng cho đáp án trắc nghiệm 1: D

Trắc nghiệm 2. Một số các phiền não mà chúng ta thường xem là “chuyện nhỏ” nhưng Đức Phật đặc biệt nêu lên ở đây như phẫn nộ, hiềm hận, giả dối, não hại, tật đố, xan tham, man trá, phản bội, ngoan cố, bồng bột ... cho thấy những trạng thái đó “không nhỏ” như chúng ta thường nghĩ vì lý do nào sau đây? 
A. Còn những pháp bất thiện đó tức là hành giả “chưa đi tới đâu” mà còn lẩn quẩn bên nầy bờ sanh tử /
 B. Có thể là một biểu hiện nhỏ như cho thấy cái gì tiềm ẩn lớn hơn như triệu chứng của căn bệnh/ 
C. Tất cả những thứ đó đều là “bà con quyến thuộc” của vô minh /
 D. Cả ba A, B, C


ĐĐ Nguyên Thông cho đáp án trắc nghiệm 2: D

Trắc nghiệm  3. Điều nào sau đây có thể xem là nổi bật khi đọc kinh điển về trọng tâm hàng đầu trong đời sống các đệ tử Phật thời Phật trụ thế?
 A. Tạo phước cho kiếp sau / 
B. Giải thoát khỏi trói buộc của phiền não và giác ngộ chân tướng các pháp / 
C. Truyền bá Phật giáo / 
D. Phụng sự chúng sanh


ĐĐ Pháp Tín cho đáp án trắc nghiệm 3 : B 

No comments:

Post a Comment