Tuesday, April 10, 2018

Bài học. Thứ Ba ngày 10-4-2018

Kinh Tăng Chi B - Anguttara Nikaya

Giảng Sư: TT Tuệ Quyền

Chương X

Mười Pháp

  I. Phẩm Lợi Ích.

(VI) (6) Ðịnh Do Bậc Ðạo Sư Thuyết

1. Bấy giờ Tôn giả Ananda đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Tôn giả Ananda bạch Thế Tôn:

- Bạch Thế Tôn, có thể có chăng một Tỷ-kheo khi chứng được Thiền định như vậy, vị ấy có thể đi trong đất không tưởng đến đất; trong nước không tưởng đến nước; trong lửa không tưởng đến lửa; trong gió không tưởng đến gió; trong Không vô biên xứ, không tưởng đến Không vô biên xứ; trong Thức vô biên xứ, không tưởng đến Thức vô biên xứ; trong Vô sở hữu xứ, không tưởng đến Vô sở hữu xứ; trong Phi tưởng phi phi tưởng xứ, không tưởng đến Phi tưởng phi phi tưởng xứ; trong thế giới hiện tại có thể không tưởng đến thế giới hiện tại; trong thế giới đời sau, không tưởng đến thế giới đời sau; tuy vậy, vị ấy vẫn có tưởng?

- Này Ananda, có thể như vậy, một Tỷ-kheo khi chứng được Thiền định như vậy, vị ấy có thể trong đất không tưởng đến đất; trong nước không tưởng đến nước; trong lửa không tưởng đến lửa; trong gió không tưởng đến gió; trong Không vô biên xứ, không tưởng đến Không vô biên xứ; trong Thức vô biên xứ, không tưởng đến Thức vô biên xứ; trong Vô sở hữu xứ, không tưởng đến Vô sở hữu xứ; trong Phi tưởng phi phi tưởng xứ, không tưởng đến Phi tưởng phi phi tưởng xứ; trong thế giới hiện tại, không tưởng đến thế giới hiện tại; trong thế giới đời sau, không tưởng đến thế giới đời sau. Tuy vậy, vị ấy vẫn có tưởng.

2. - Nhưng bạch Thế Tôn, như thế nào một Tỷ-kheo khi chứng được Thiền định như vậy, vị ấy có thể trong đất, không tưởng đến đất... trong thế giới đời sau, không tưởng đến thế giới đời sau; tuy vậy, vị ấy vẫn có tưởng?

- Ở đây, này Ananda, Tỷ-kheo tưởng như sau: "Ðây là an tịnh, đây là thù thắng, tức là sự tịnh chỉ tất cả hành, sự từ bỏ tất cả sanh y, sự đoạn diệt khát ái, ly tham, đoạn diệt, Niết-bàn". Như vậy, này Ananda, Tỷ-kheo khi chứng được Thiền định như vậy, vị ấy có thể trong đất, không tưởng đến đất; trong nước không tưởng đến nước... trong thế giới đời sau, không tưởng đến thế giới đời sau. Tuy vậy, vị ấy vẫn có tưởng.



II Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hợp

TT Giác Đẳng chia sẻ thêm về bài học



 III Trắc Nghiệm

Trắc nghiệm  : 1. Một vị đã hoàn toàn giải thoát khi vị nầy tu tập và thể nhập các thiền chứng thì dùng tâm nào sau đây?
 A. Tâm thiện /
 B. Tâm quả / 
C. Tâm duy tác / 
D. Tâm vô nhân

TT Pháp Đăng cho đáp án trắc nghiệm 1: C

Trắc nghiệm 2. Tâm nào sau đây biết cảnh thi thiết (cảnh chế định)?
 A. Tâm không vô biên / 
B. Tâm thức vô biên /
 C. Tâm vô sở hữu /
 D. Tâm phi tưởng phi phi tưởng

TT Pháp Tân cho đáp án trắc nghiệm 2: A  và C

Trắc nghiệm 3. Câu hỏi của Tôn giả Ananda được nêu lên do lý do nào sau đây? 
A. Một vị muốn tu tập và thành tựu thiền chứng phải tác ý các đề mục với chủ quan và biên kiến /
 B. Nếu một vị đã hoàn toàn giải thoát (thực chứng niết bàn) thì không thể nói là có thể chấp nhận hay tương thích với trạng thái chủ quan /
 C. Trên thực tế thì chư vị A la hán có tu luyện thiền chứng và những vị lão luyện trong thiền có thể xuất nhập ngược xuôi từ thấp lên cao từ cao xuống thấp /
 D. Cả ba câu trên đều đúng

TT Tuệ Quyền cho đáp án trắc nghiệm 3: D .

Trắc nghiệm 4. Khái niệm nào sau đây mới nghe như mâu thuẫn nhưng lại nói lên được ý nghĩa của bài học hôm nay? 
A. Niết bàn và sanh tử / 
B. Chân không và diệu hữu / 
C. Khổ và diệt khổ / 
D. Đại bi và đại trí

ĐĐ Pháp Tín cho đáp án trắc nghiệm  4: B

Trắc nghiệm 5. Một vị hoàn toàn giải thoát vẫn có thể có điều nào sau đây?
A. Thấy thế gian là huyễn hoá nhưng vẫn trắc ẩn với chúng sanh đau khổ /
B. Không chấp thủ nhưng vẫn phân rõ nặng nhẹ (thí dụ câu Phật ngôn: Như Lai thuyết pháp với sự cẩn trọng chứ không phải không cẩn trọng) /
 C. Trong sự phù ảo vẫn có trách nhiệm như nghĩ đến sự tồn vong của giáo pháp /
 D. Cả ba câu trên đều đúng

ĐĐ Nguyên Thông cho đáp án trắc nghiệm 5: D



No comments:

Post a Comment