Kinh Tăng Chi Bộ - Anguttara Nikaya
Giảng Sư: TT Giác Đẳng
Chương X - Mười Pháp
III. Phẩm Lớn.
(V) (25) Thiền Án Xứ và (VI) (26) Kalì
1. - Này các Tỷ-kheo, có mười Thiền án xứ này. Thế nào là mười?
2. Một người tưởng tri Thiền án đất, phía trên, phía dưới, bề ngang, không hai, vô lượng. Một người tưởng tri Thiền án nước... một người tưởng tri Thiền án lửa... một người tưởng tri Thiền án gió... một người tưởng tri Thiền án xanh... một người tưởng tri Thiền án vàng... một người tưởng tri Thiền án đỏ... một người tưởng tri Thiền án trắng... một người tưởng tri Thiền án hư không... một người tưởng tri Thiền án thức, phía trên, phía dưới, bề ngang, không hai, vô lượng.
Này các Tỷ-kheo, có mười Thiền án xứ này.
(VI) (26) Kalì
1. Một thời, Tôn giả Mahàkaccàna trú giữa dân chúng Avanti, ở Kuraraghara, tại một vực núi cao. Bấy giờ có nữ cư sĩ Kàlì, trú ở Kuraraghara, đi đến Tôn giả Mahàkaccàna, sau khi đến đảnh lễ Tôn giả, rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, nữ cư sĩ Kàlì trú ở Kuraraghara thưa với Tôn giả Mahàkaccàna:
2. - Thưa Tôn giả, Thế Tôn có nói như sau trong các câu hỏi của thiếu nữ:
"Ta đạt được mục đích, Tâm Ta được an tịnh, Sau khi đã chiến thắng, Ðội quân sắc khả ái, Ta thiền định một mình, Ðược an lạc Chánh giác. Do vậy, Ta không có, Làm bạn với quần chúng, Làm bạn với một ai, Không phải việc Ta làm."
Thưa Tôn giả, lời nói vắn tắt này của Thế Tôn cần phải được hiểu ý nghĩa một cách rộng rãi như thế nào?
3. - Này Nữ cư sĩ, có số Sa-môn, Bà-la-môn tối thượng thiện xảo trong sự chứng đạt Thiền án đất, có thể thực hiện được mục đích của họ. Này nữ tu sĩ, nhưng Thế Tôn đã được thắng tri tối thượng thiện xảo trong sự chứng đạt Thiền án đất, sau khi thắng tri như vậy, Thế Tôn đã thấy sự tập khởi, đã thấy sự nguy hại, đã thấy sự xuất ly, đã thấy tri kiến về đạo và phi đạo. Do nhân thấy được sự tập khởi, do nhân thấy được sự nguy hại, do sự thấy được sự xuất ly, do nhân thấy được tri kiến về đạo và phi đạo, Ngài rõ biết mục đích đã đạt được, tâm đã được an tịnh. Này Nữ cư sĩ, có một số Sa-môn, Bà-la-môn tối thượng thiện xảo trong sự chứng đạt Thiền án nước... Thiền án lửa... Thiền án gió... Thiền án xanh... Thiền án vàng... Thiền án đỏ... Thiền án trắng... Thiền án hư không... Thiền án thức, có thể thực hiện được mục đích của họ. Này Nữ cư sĩ, nhưng Thế Tôn đã thắng tri tối thượng thiện xảo trong sự chứng đạt Thiền án thức, sau khi thắng tri như vậy, Thế Tôn đã thấy sự tập khởi, đã thấy sự nguy hại, đã thấy sự xuất ly, đã thấy tri khiến về đạo và phi đạo. Do nhân thấy được sự tập khởi, do nhân thấy được sự nguy hại, do nhân thấy được sự xuất ly, do nhân thấy được tri kiến về đạo và phi đạo, Ngài rõ biết mục đích đã đạt được, tâm đã được an tịnh. Do vậy, này nữ cư sĩ, Thế Tôn có nói như sau, trong các câu hỏi của thiếu nữ:
"Ta đạt được mục đích, Tâm Ta được an tịnh, Sau khi đã chiến thắng, Ðội quân sắc khả ái, Ta Thiền định một mình, Ðược an lạc Chánh giác. Do vậy, Ta không có Làm bạn với quần chúng Làm bạn với một ai, Không phải việc Ta làm."
Này Nữ cư sĩ, lời vắn tắt này của Thế Tôn cần phải được thấy ý nghĩa một cách rộng rãi như vậy.
1. - Này các Tỷ-kheo, có mười Thiền án xứ này. Thế nào là mười?
2. Một người tưởng tri Thiền án đất, phía trên, phía dưới, bề ngang, không hai, vô lượng. Một người tưởng tri Thiền án nước... một người tưởng tri Thiền án lửa... một người tưởng tri Thiền án gió... một người tưởng tri Thiền án xanh... một người tưởng tri Thiền án vàng... một người tưởng tri Thiền án đỏ... một người tưởng tri Thiền án trắng... một người tưởng tri Thiền án hư không... một người tưởng tri Thiền án thức, phía trên, phía dưới, bề ngang, không hai, vô lượng.
Này các Tỷ-kheo, có mười Thiền án xứ này.
(VI) (26) Kalì
1. Một thời, Tôn giả Mahàkaccàna trú giữa dân chúng Avanti, ở Kuraraghara, tại một vực núi cao. Bấy giờ có nữ cư sĩ Kàlì, trú ở Kuraraghara, đi đến Tôn giả Mahàkaccàna, sau khi đến đảnh lễ Tôn giả, rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, nữ cư sĩ Kàlì trú ở Kuraraghara thưa với Tôn giả Mahàkaccàna:
2. - Thưa Tôn giả, Thế Tôn có nói như sau trong các câu hỏi của thiếu nữ:
"Ta đạt được mục đích, Tâm Ta được an tịnh, Sau khi đã chiến thắng, Ðội quân sắc khả ái, Ta thiền định một mình, Ðược an lạc Chánh giác. Do vậy, Ta không có, Làm bạn với quần chúng, Làm bạn với một ai, Không phải việc Ta làm."
Thưa Tôn giả, lời nói vắn tắt này của Thế Tôn cần phải được hiểu ý nghĩa một cách rộng rãi như thế nào?
3. - Này Nữ cư sĩ, có số Sa-môn, Bà-la-môn tối thượng thiện xảo trong sự chứng đạt Thiền án đất, có thể thực hiện được mục đích của họ. Này nữ tu sĩ, nhưng Thế Tôn đã được thắng tri tối thượng thiện xảo trong sự chứng đạt Thiền án đất, sau khi thắng tri như vậy, Thế Tôn đã thấy sự tập khởi, đã thấy sự nguy hại, đã thấy sự xuất ly, đã thấy tri kiến về đạo và phi đạo. Do nhân thấy được sự tập khởi, do nhân thấy được sự nguy hại, do sự thấy được sự xuất ly, do nhân thấy được tri kiến về đạo và phi đạo, Ngài rõ biết mục đích đã đạt được, tâm đã được an tịnh. Này Nữ cư sĩ, có một số Sa-môn, Bà-la-môn tối thượng thiện xảo trong sự chứng đạt Thiền án nước... Thiền án lửa... Thiền án gió... Thiền án xanh... Thiền án vàng... Thiền án đỏ... Thiền án trắng... Thiền án hư không... Thiền án thức, có thể thực hiện được mục đích của họ. Này Nữ cư sĩ, nhưng Thế Tôn đã thắng tri tối thượng thiện xảo trong sự chứng đạt Thiền án thức, sau khi thắng tri như vậy, Thế Tôn đã thấy sự tập khởi, đã thấy sự nguy hại, đã thấy sự xuất ly, đã thấy tri khiến về đạo và phi đạo. Do nhân thấy được sự tập khởi, do nhân thấy được sự nguy hại, do nhân thấy được sự xuất ly, do nhân thấy được tri kiến về đạo và phi đạo, Ngài rõ biết mục đích đã đạt được, tâm đã được an tịnh. Do vậy, này nữ cư sĩ, Thế Tôn có nói như sau, trong các câu hỏi của thiếu nữ:
"Ta đạt được mục đích, Tâm Ta được an tịnh, Sau khi đã chiến thắng, Ðội quân sắc khả ái, Ta Thiền định một mình, Ðược an lạc Chánh giác. Do vậy, Ta không có Làm bạn với quần chúng Làm bạn với một ai, Không phải việc Ta làm."
Này Nữ cư sĩ, lời vắn tắt này của Thế Tôn cần phải được thấy ý nghĩa một cách rộng rãi như vậy.
II Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hợp
TT Giác Đẳng đúc kết phần trắc nghiệm
TT Giác Đẳng đúc kết phần trắc nghiệm
III Trắc Nghiệm
A. Đối tượng để phát triển định lực (tam muội - samàdhi) /
B. Cảnh có thể khiến tâm biến mãn (lan toả, trùm khắp) /
C. Mười kasina bao gồm những đề mục của cả thiền sắc và vô sắc /
D. Ba câu tên đều đúng
TT Pháp Tân cho đáp án trắc nghiệm 1: .D .
Trắc nghiệm 2. Trong năm cảnh ngoại giới (sắc, thinh, khí, vị, xúc) thì cảnh nào được xem là rộng lớn và có thề dùng để biến mãn tâm định?
A. Sắc /
B. Thinh /
C. Khí/
D. Vị/
E. Xúc
TT Tuệ Quyền cho đáp án trắc nghiệm 2: A
Trắc nghiệm 3. Tại sao chỉ có bốn màu xanh, vàng, đỏ, trắng được đề cập trong mười biến xứ?
A. Vì đó là những màu đẹp nhất /
B. Vì đó là những màu quen thuộc nhất /
C. Vì đó là “màu gốc (primary colors > RYB ” của các màu /
D. Vì đó là màu dễ tìm cho hành giả
ĐĐ Pháp Tín cho đáp án trắc nghiệm 3: C
Trắc nghiệm 4. Câu nào sau đây được xem là đúng theo Phật học?
A. Bùn, đất là tướng thô của địa đại /
B. Trạng thái “cứng mềm” của địa đại là đối tượng của xúc giác/
C. Thể của đại địa là chiếm hữu không gian /
D. Cả ba câu trên đều đúng
ĐĐ Nguyên Thông cho đáp án trắc nghiệm 4: D
Trắc nghiệm 5. Trong ý niệm về phương vị đối với hành giả thì câu nào sau đây KHÔNG thuộc về thi thiết (mặc ước)?
A. Trên, dưới, chung quanh /
B. Đông, tây, nam, bắc /
C. Hướng của Đức A Di Dà, hướng của Đức Dược Sư, Hướng của Đức Tỳ Lô Giá Na.../
D. Hướng tốt, hướng xấu
TT Pháp Đăng cho đáp án trắc nghiệm 5:A
Trắc nghiệm 6. Theo Phật học thì sự hữu hạn hay vô lượng do tâm hay do cảnh?
A. Do cảnh hữu hạn hay vô lượng /
B. Do tâm hữu hạn hay vô lượng /
C. Do cả hai tâm và cảnh /
D. Cả ba câu trên đều đúng
TT Pháp Tân cho đáp án trắc nghiệm 6: D
No comments:
Post a Comment