Kinh Tăng Chi Bộ - Anguttara Nikaya
Giảng Sư: TT Pháp Tân
Chương X
Mười Pháp
I. Phẩm Lợi Ích.
(I) (1) Ý Nghĩa Gì
1. Như vầy tôi nghe:
Một thời, Thế Tôn trú ở Savatthi, tại Jeta-vana, khu vườn ông Anàthapindika. Rồi Tôn giả Ananda đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên, Tôn giả Ananda bạch Thế Tôn:
- Bạch Thế Tôn, các thiện giới có ý nghĩa gì, có lợi ích gì?
- Này Ananda, các thiện giới có ý nghĩa không có hối tiếc, có lợi ích không có hối tiếc.
- Nhưng bạch Thế Tôn, không có hối tiếc có ý nghĩa gì, có lợi ích gì?
- Này Ananda, không có hối tiếc có ý nghĩa hân hoan, có lợi ích hân hoan.
- Bạch Thế Tôn, nhưng hân hoan có ý nghĩa gì, có lợi ích gì?
- Này Ananda, hân hoan có ý nghĩa hoan hỷ, có lợi ích hoan hỷ.
- Nhưng bạch Thế Tôn, hoan hỷ có ý nghĩa gì, có lợi ích gì?
- Này Ananda, hoan hỷ có ý nghĩa khinh an, có lợi ích khinh an.
- Nhưng bạch Thế Tôn, khinh an có ý nghĩa gì, có lợi ích gì?
- Này Ananda, khinh an có ý nghĩa an lạc, có ích lợi an lạc.
- Nhưng bạch Thế Tôn, an lạc có ý nghĩa gì, có lợi ích gì? Này Ananda, an lạc có ý nghĩa định, có lợi ích định.
- Nhưng bạch Thế Tôn, định có ý nghĩa gì, có lợi ích gì?
- Này Ananda, định có ý nghĩa như thật tri kiến, có lợi ích như thật tri kiến.
- Nhưng bạch Thế Tôn, như thật tri kiến có ý nghĩa gì, có lợi ích gì?
- Này Ananda, như thật tri kiến có ý nghĩa nhàm chán, ly tham, có lợi ích nhàm chán, ly tham.
- Nhưng bạch Thế Tôn, nhàm chán, ly tham có ý nghĩa gì, có lợi ích gì?
- Này Ananda, nhàm chán, ly tham có ý nghĩa giải thoát tri kiến, có lợi ích giải thoát tri kiến.
2. Như vậy, này Ananda, các thiện giới có ý nghĩa không hối tiếc, có lợi ích không hối tiếc, không hối tiếc có ý nghĩa hân hoan, có lợi ích hân hoan. Hân hoan có ý nghĩa hoan hỷ, có lợi ích khinh an. Khinh an có ý nghĩa an lạc, có lợi ích an lạc. An lạc có ý nghĩa định, có lợi ích định. Ðịnh có ý nghĩa như thật tri kiến, có lợi ích như thật tri kiến. Như thật tri kiến có ý nghĩa nhàm chán, ly tham, có lợi ích nhàm chán, ly tham. Nhàm chán ly tham có ý nghĩa giải thoát tri kiến, có lợi ích giải thoát tri kiến. Như vậy, này Ananda, các thiện giới thứ lớp dẫn tới tối thượng. Như vậy, này Ananda, các thiện giới thứ lớp đưa đến tối thượng.
TT Tuệ Siêu tóm tắt 10 pháp trong bài học.
1. Thiện giới
2. Bất Hối
3 Hân Hoan
4. Hoan Hỉ
5. Khinh An
6. An Lạc
7. Định
8. Như Thực Tri Kiến, Tri Kiến Như Thực
9. Nhàm Chán, Ly Tham
10. Tri Kiến Giải Thoát
TT Tuệ Siêu tóm tắt 10 pháp trong bài học.
1. Thiện giới
2. Bất Hối
3 Hân Hoan
4. Hoan Hỉ
5. Khinh An
6. An Lạc
7. Định
8. Như Thực Tri Kiến, Tri Kiến Như Thực
9. Nhàm Chán, Ly Tham
10. Tri Kiến Giải Thoát
II Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hợp
Thảo luận 2. Vai trò của khinh an và lạc trú trong bài kinh nầy cho thấy sự điều kiện cần thiết cho thiền định. Như vậy “sự khổ tu” có giá trị đối với người tu tập chăng? - TT Pháp Đăng
Thảo luận 3. Sự hối tiếc ân hận “đã làm việc ác, hoạc đã không làm việc thiện” dù sao cũng có thiện chí nhưng tại sao trong Phật học xem đó là một trạng thái bất thiện? - TT Pháp Tân
Thảo luận 4. Khi sự trì giới mà cảm thấy nặng nề khó khánh thay vì “hân hoan, khinh an ...” phải chăng vì sự thực hành không đúng cách? - ĐĐ Nguyên Thông
Thảo luận 5. Tác động dây chuyền (cái nầy có nên cái kia có) là đặc điểm của giáo lý duyên sinh. Không phải chỉ có trong thập nhị nhân duyên mà trong nhiều pháp khác, như trong bài kinh hôm nay chẳng hạn, cũng được Đức Phật giảng dạy theo tác động dây chuyền. Cái nhìn theo năng sở như vậy có giá trị gì về phương diện trí tuệ nhận thức? - TT Pháp Tân
III Trắc Nghiệm
No comments:
Post a Comment