Sunday, April 8, 2018

Bài học. Chủ Nhật ngày 8-4-2018

Kinh Tăng Chi B - Anguttara Nikaya

Giảng Sư: TT Tuệ Siêu

Chương X

Mười Pháp

  I. Phẩm Lợi Ích.

(II) (2) Nghĩ Với Dụng Ý

1. - Này các Tỷ-kheo, với người có giới, có giới đầy đủ, không cần phải làm với dụng ý rằng: "Mong rằng không hối tiếc sẽ sanh khởi nơi ta". Pháp nhĩ là vậy, này Tỷ-kheo, với người có giới, có giới đầy đủ, không hối tiếc sanh khởi. Này các Tỷ-kheo, với người không hối tiếc, không cần phải làm với dụng ý rằng: "Mong rằng hân hoan sẽ sanh khởi nơi ta". Pháp nhĩ là vậy, này các Tỷ-kheo, với người có không hối tiếc, hân hoan sanh khởi. Này các Tỷ-kheo, với người có hân hoan, không cần phải làm với dụng ý rằng: "Mong rằng hoan hỷ sẽ sanh khởi nơi ta". Pháp nhĩ là vậy, này các Tỷ kheo, với người có hoan hỷ , không cần phải làm với dụng ý rằng: "Mong rằng thân ta được khinh an", Pháp nhĩ là vậy, này các Tỷ-kheo, với người có ý hoan hỷ, thân được khinh an. Này các Tỷ-kheo, với người có thân khinh an, không cần phải làm với dụng ý rằng: "Mong rằng ta cảm thọ an lạc". Pháp nhĩ là vậy, này các Tỷ-kheo, với người có thân khinh an, an lạc được cảm thọ. Này các Tỷ-kheo, với người có an lạc, không cần phải làm với dụng ý: "Mong rằng tâm ta được Thiền định". Pháp nhĩ là vậy, này các Tỷ-kheo, với người có an lạc, tâm được Thiền định. Này các Tỷ-kheo, với người có Thiền định, không cần phải làm với dụng ý: "Mong rằng ta biết, ta thấy như thật". Pháp nhĩ là vậy, này các Tỷ-kheo, người có tâm Thiền định, biết và thấy như thật". Pháp nhĩ là vậy, này các Tỷ-kheo, người có tâm Thiền định, biết và thấy như thật. Này các Tỷ-kheo, người biết và thấy như thật, không cần phải làm với dụng ý: "Mong rằng ta sẽ nhàm chán, ta sẽ ly tham" Pháp nhĩ là vậy, này các Tỷ-kheo, người biết và thấy như thật, nhàm chán và ly tham. Này các Tỷ-kheo, người nhàm chán, ly tham không cần phải làm với dụng ý: "Mong rằng ta sẽ chứng ngộ giải thoát tri kiến". Pháp nhĩ là vậy, này các Tỷ-kheo, người nhàm chán, ly tham, chứng ngộ giải thoát tri kiến.

2. Như vậy, này các Tỷ-kheo, nhàm chán lý tham có ý nghĩa giải thoát tri kiến, có lợi ích giải thoát tri kiến; như thật tri kiến có ý nghĩa nhàm chán, ly tham, có lợi ích nhàm chán, ly tham; định có ý nghĩa như thật tri kiến, có lợi như thật tri kiến; an lạc có ý nghĩa định, có lợi ích định; khinh an có ý nghĩa an lạc, có lợi ích an lạc; hỷ có ý nghĩa khinh an, có lợi ích khinh an; hân hoan có ý nghĩa hỷ, có lợi ích hỷ; không nuối tiếc có ý nghĩa hân hoan, có lợi ích hân hoan, các Thiện giới có ý nghĩa không nuối tiếc, có lợi ích không hối tiếc. Như vậy, này các Tỷ-kheo, các pháp khiến cho các pháp (khác) tăng thịnh; các pháp khiến các pháp khác viên mãn, đưa từ bờ bên này qua bờ bên kia.



II Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hợp

TT Giác Đẳng tường trình chuyến đi Nhật Bản


 III Trắc Nghiệm


Trắc nghiệm  1. Lời dạy của Đức Phật gọi là pháp (dhamma) vì sự tốt đẹp dựa trên điều nào sau đây?
 A. Thiêng liêng của tôn giáo /
 B. Cảm quan của văn hoá / 
C. Nhân quả của tự nhiên /
 D. Phán quyết của luật lệ hiện hành

 TT Pháp Đăng cho đáp án trắc nghiệm : C

Trắc nghiệm 2. Thí dụ nào sau đây nói lên được bản chất tự nhiên của Phật Pháp? 
A. Trị giá của một bức tranh /
 B. Thuốc trị được bệnh /
 C. Chân lý được phần đông chấp nhận /
 D. Thức ăn ngon mỗi mùa

ĐĐ Pháp Tín cho đáp án  trắc nghiệm 2. : C .
 TT Giác Đẳng cho đáp án Câu Số 2: B .

Trắc nghiệm 3. Mười tác động dây chuyền được đề cập trong bài kinh tương đương với đề tài pháp nào sau đây ? 
A. Tam học / 
B. Thất tịnh 
C. Bát chánh đạo /
 D. Cả ba a, b, c


TT Tuệ Quyền cho đáp án trắc nghiệm 3 : D.

No comments:

Post a Comment