Friday, April 20, 2018

Bằi học. Thứ Sáu ngày 20-4-2018

Kinh Tăng Chi B - Anguttara Nikaya

Giảng Sư: ĐĐ Pháp Tín

Chương X - Mười Pháp

  II. Phẩm Hộ Trì.

(V) (15) Không Phóng Dật

1. Này các Tỷ-kheo, cho đến các loài hữu tình không chân, hay hai chân, hay nhiều chân, hay có sắc, hay không sắc, hay có tưởng, hay không tưởng, hay phi tưởng phi phi tưởng. Như Lai được gọi là tối thượng giữa họ, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, phàm có những thiện pháp nào, tất cả những pháp ấy lấy không phóng dật làm căn bản, lấy không phóng dật làm chỗ quy tụ, không phóng dật được gọi là tối thượng trong các pháp ấy.

2. Ví như, này các Tỷ-kheo, phàm có những dấu chân của các loại chúng sanh bộ hành nào, tất cả đều hội tập trong chân con voi và chân con voi được gọi là tối thượng trong tất cả loại chân, tức là về phần to lớn. cũng vậy, này các Tỷ-kheo, phàm có những thiện pháp nào, tất cả những pháp ấy lấy không phóng dật làm căn bản, lấy không phóng dật làm chỗ quy tụ, không phóng dật được gọi là tối thượng trong tất cả thiện pháp. Ví như, các đòn tay nào của một ngôi nhà có nóc nhọn, tất cả đều đi đến mái nhọn, hướng đến mái nhọn, quy tụ vào mái nhọn. Mái nhọn đối với chúng được gọi là tối thượng. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, phàm có những thiện pháp nào, tất cả những pháp ấy lấy không phóng dật làm căn bản, lấy không phóng dật làm chỗ quy tụ, không phóng dật được gọi là tối thượng trong tất cả thiện pháp.

Ví như, này các Tỷ-kheo, phàm có những loại rễ hương nào, loại mủ keo đen được gọi là tối thượng. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, phàm có những thiện pháp nào.. trong tất cả các thiện pháp. Ví như, này các Tỷ-kheo, phàm có những loại lõi hương nào, loại chiên-đàn đỏ được gọi là tối thượng. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, phàm có những thiện pháp nào... trong tất cả thiện pháp. Ví như, này các Tỷ-kheo, phàm có những loại hương nào, vũ quý hoa được gọi là tối thượng. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, phàm có những thiện pháp nào... trong tất cả thiện pháp. Ví như, này các Tỷ-kheo, phàm có những tiểu vương nào, tất cả đều tùy thuộc vua Chuyển luân vương. Chuyển luân vương đối với họ được gọi là tối thượng. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, phàm có những thiện pháp nào... trong tất cả thiện pháp. Ví như, này các Tỷ-kheo, phàm ánh sáng của bất loại sao nào, tất cả đều không bằng một phần mười sáu ánh sáng của mặt trăng. Ánh sáng mặt trăng đối với chúng được gọi là tối thượng. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, phàm có những thiện pháp nào... trong tất cả thiện pháp. Ví như, này các Tỷ-kheo, vào mùa thu, khi hư không mở rộng, không có mây mù, mặt trời vươn thẳng lên trời, quét sạch mọi tối tăm trên trời, chói sáng, rực sáng, bừng sáng. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, phàm có những thiện pháp nào... trong tất cả thiện pháp. Ví như, này các Tỷ-kheo, phàm có con sông lớn nào, ví như sông Hằng, sông Aciravatì, sông Sarabhù, sông Maihì, tất cả con sông ấy đều đi đến biển, hướng đến biển, thuận xuôi về biển, hướng nhập vào biển, biển lớn được gọi là tối thượng với chúng. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, phàm có những thiện pháp nào, tất cà những pháp ấy lấy không phóng dật làm căn bản, lấy không phóng dật làm chỗ quy tụ, không phóng dật được gọi là tối thượng trong các pháp ấy.



II Thảo Luận: TT Giác Đẳng điều hợp

Thảo luận 1. Thuật ngữ appamàdo trong Phật học thường được dịch là “không phóng dật” nên được hiểu chính xác là gì? - TT Giác Đẳng

Thảo luận 2. Đức Thế Tôn đã dùng 10 thí dụ để nhấn mạnh một pháp. Điều đó nên được lãnh hội thế nào? - ĐĐ Nguyên Thông

Thảo luận 3. Một số học giả ghi nhận là thuật ngữ appamàdo thường được nhắc trong văn hoá Phật giáo Nam Truyền giống như thuật ngữ “phương tiện” thường tìm thấy trong văn hoá Phật giáo Bắc Truyền. Ghi nhận đó có chính xác chăng? - TT Pháp Đăng


Thảo luận 4. Pháp appamàdo áp dụng trong đời sống thực tế ra sao? - ĐĐ Pháp Tín


Thảo luận 5. Không chễnh mãng (appamàdo) đồng nghĩa hay khác với chữ tinh cần (viriya)? - TT Pháp Đăng

Thảo luận 6. TT Giác Đẳng đúc kết phần thảo luận


 III Trắc Nghiệm

Trắc nghiệm 1. Thí dụ nào sau đây có thể dùng để nói lên ý nghĩa của thuật ngữ appamàdo? 
A. Một người lái xe luôn chú ý đến hoàn cảnh chung quanh dù rất quen thuộc với đường xá /
 B. Một nàng dâu về nhà chồng nhiều năm vẫn giữ thái độ kính trên nhường dưới /
 C. Một người lính gác luôn hiểu là giặc có thể tấn công ở thời điểm sự canh gác lơ là nhất / 
D. Cả ba thí dụ trên

ĐĐ Nguyên Thông cho đáp án trắc nghiệm 1: D

Trắc nghiệm 2. Ý nghĩ nào sau đây được gọi là sự nỗ lực không giãi đãi?
 A. Cái chết có thể đến bất cứ lúc nào do vậy mình nên tinh tấn tu tập/
 B. Chiến tranh, nạn đói có thể đến bất cứ lúc nào do vậy mình nên tinh tấn tu tập /
 C. Tăng chúng có thể chia rẽ bất cứ lúc nào do vậy mình nên tinh tấn tu tập / 
D. Cả ba ý nghĩa trên


ĐĐ Pháp Tín cho đáp án trắc nghiệm 2 D

Trắc nghiệm 3. Có câu chuyện nó về vị thọ thần được một vị thọ thần khác lưu ý là có một giây leo nhỏ đang đâm chồi dưới gốc cây có thể di hoạ sau nầy. Nhưng vị thọ thần nghĩ giây leo đó nhỏ quá không đáng lo ngại. Thời gian sau được nhắc thì vị thọ thần nghĩ rằng có thể một con nai hay thú rừng nào đó sẽ ăn . Thời gian sau khi được cảnh báo thì vị thọ thần trả lời giây leo tuy lớn nhưng có thể một tiều phu sẽ cắt đi để làm giây cột. Cuối cùng giây leo giết chết đại thọ. Điều nào sau đây nói lên “pamàdo” của vị thọ thần? 
A. Không biết được hệ quả nghiêm trọng / 
B. Hẹn lần hẹn lượt (procrastination) 
/C. Lực bất tòng tâm / 
D. Xem thường lời cảnh báo


TT Giác Đẳng cho đáp án trắc nghiệm 3: C

No comments:

Post a Comment